Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi là gì? Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi?
Các tội phạm thông thường xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức, cơ quan để lại hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh chế định hình phạt nhằm trừng trị những hành vi phạm tội thì Bộ luật Hình sự còn quy định về các biện pháp tư pháp nhằm bổ trợ cho chế định hình phạt, đồng thời góp phần khắc phục thiệt hại mà các tội phạm gây ra. Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện nay, thì trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi chính là biện pháp tư pháp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các biện pháp tư pháp.
1. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi là gì?
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội phải trả lại tài sản hoặc tiến hành hoạt động khắc phục những thiệt hại vật chất gây ra cho người bị hại. Tức đây là biện pháp được quy định trong luật hình sự, do cơ quan có thẩm quyền áp dụng ở các giai đoạn tiến hành tố tụng với mục đích nhằm khắc phục hậu quả của tội phạm và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi tiếng Anh là gì?
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi tiếng Anh là “Return, repair of property or provision of compensation; offering of public apology”.
3. Quy định pháp luật về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi
“Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần,
Theo quy định tại Điều 105
Biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi có thể được áp dụng đối với mọi loại tội phạm đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội, đó chính là những chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi trực tiếp gây ra các thiệt hại, phá vỡ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Biện pháp phải trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi buộc các chủ thể phạm tội phải trả lại những tài sản mà họ đã chiếm đoạt một cách trái phép cho chủ sử hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp chủ thể phạm tội đã làm cho tài sản nói trên bị hư hỏng khi phải tiến hành sửa chữa hoặc không thể sữa chữa được vì những lý do nhất định phải bồi thường thiệt hại tương ứng với giá trị tài sản tính đến thời điểm thực hiện tội phạm. Trong trường hợp gây ra thiệt hại về tinh thần, chủ thể phạm tội vừa thực hiện việc bồi thường bằng vật chất, đồng thời phải thực hiện việc xin lỗi trước mặt bị hại theo hình thức công khai có sự chứng kiến của đại diện nhà nước.
Đồng thời, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi được áp dụng hỗ trợ cho hình phạt, nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu đối với các tài sản như ban đầu khi tội phạm chưa xảy ra hoặc nhằm khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhằm khôi phục lại danh dự, nhân phẩm mà chủ thể phạm tội đã xâm phạm tới bên bị hại.
Hoạt động trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi tác động đến lợi ích vật chất của thể thể phạm tội thông qua việc phải trả một khoản tiền hay tài sản nhất định để bồi thường những thiệt hại mà họ đã gây ra. Trong trường hợp chủ thể phạm tội đã chủ động và tự nguyện thực hiện việc trả lại, sửa chữa, bồi thường tài sản hoặc xin lỗi trước khi xét xử và đã được sự đồng ý của phía bị hại thì
4. Quy định về việc trả lại tài sản
Điều luật quy định “Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp”
Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật (Điều 158
Trả lại tài sản là một biện pháp bắt buộc được áp dụng trong trường hợp chủ thể phạm tội có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản thông qua việc chuyển dịch tài sản một cách trái pháp luật để chiếm đoạt hoặc chiếm giữ trái phép hoặc sử dụng trái phép tài sản đó. Biện pháp này chỉ được áp dụng khi xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hợp pháp, trong trường hợp không xác định được thì áp dụng biện pháp tịch thu tài sản sung quỹ nhà nước.
5. Sửa chữa tài sản, bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp chủ thể phạm tội không chiếm đoạt tài sản nhưng lại sử dụng trái phép tài sản đó và làm hư hỏng thì phải sửa chữa nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi tội phạm xảy ra.
Tại Điều 584 xác định căn cứ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó chính là “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Trên cơ sở đó, có thể hiểu bồi thường thiệt hại theo quy định này đó chính là buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị hại. Bồi thường thiệt hại về vật chất do gây thiệt hại xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác hoặc gây thiệt hại đến tài sản. Bồi thường thiệt hại về vật chất do gây thiệt hại về tinh thần.
Bồi thường thiệt hại về vật chất tức bồi thường những tổn thất vật chất thực tế xảy ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Trường hợp xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải bồi thường cho người bị hại như phí tổn thuốc men, chi phí điều trị, mai táng phí,…
Bồi thường thiệt hại về tinh thần là trường hợp người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị hại thì phải bồi thường một khoản tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại trong biện pháp này chính là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đó chính là trách nhiệm dân sự của người gây ra thiệt hại. Cách xác định mức độ, chi phí, cách thức, nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật hình sự để giải quyết vụ án hình sự cần dựa vào các quy định về bồi thường thiệt hại trong bộ luật dân sự. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự rộng hơn so với phạm vi bồi thường thiệt hại trong luật hình sự, bồi thường thiệt hại trong dân sự bao gồm cả những thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra và những thiệt hại gián tiếp và những tổn thất về tinh thần mà người liên quan phải gánh chịu khi đã bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp.
Để xác định mức bồi thường thiệt hại, thì về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại xảy ra và mức bồi thường thiệt hại tương ứng. Nguyên tắc này áp dụng đối với bồi thường thiệt hại về vật chất, còn bồi thường thiệt hại về tinh thần hiện nay chưa có những quy định cụ thể.
Biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ tài sản thuộc các hình thức sở hữu khác, không cho phép xâm phạm đến tài sản của bất kỳ ai, bảo vệ các lợi bị xâm hại, yêu cầu khắc phục toàn bộ hay một phần thiệt hại đã gây ra. Ngay sau khi gây thiệt hại, chủ thể gây thiệt hại đã tự nguyện trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại, chính là căn cứ để giảm trừ trách nhiệm hình sự.
Buộc công khai xin lỗi
Buộc công khai xin lỗi là biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại hậu quả do tội phạm gây ra nhưng trong hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt. Nội dung của biện pháp này thể hiện như sau: người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần thì ngoài việc phải bồi thường bằng vật chất còn phải công khai xin lỗi người bị hại. Biện pháp này do Tòa án áp dụng, có thể được áp dụng cùng với hình phạt hoặc áp dụng một cách độc lập. Cơ sở để áp dụng biện pháp này khi có yêu cầu của bị hại và sự tự nguyện của của người phạm tội. Tuy nhiên, hiện nay bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp này.