Thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được quy định tại Bộ Luật tố tụng hình sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
- 2 2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
- 3 3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
- 4 4. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn đặc biệt
- 5 5. Các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi muốn hỏi là tại sao lại trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, ai là người có quyền trả lại hồ sơt, tôi đọc luật nhưong giai đoạn này.
Luât sư tư vấn:
Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thuộc về Thẩm phán. Tương tự như quy định tại Điều 168 BLTTHS, các căn cứ để Thẩm phán ra quyết định này cũng bao gồm ba căn cứ và được quy định cụ thể tại Điều 179 BLTTHS:
“1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. […]”.
Các căn cứ này cũng được hướng dẫn chi tiết tại thông tư 01/2010/ TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC tương tự như các căn cứ để Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung. Theo đó, không phải tất cả các trường hợp có một trong các căn cứ nêu trên đều phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Cụ thể như khi có căn tại điểm a khoản 1 Điều 179 BLTTHS nhưng không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi những chứng cứ còn thiếu là chứng cứ quan trọng, nhưng thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc không thu thập được nữa. Khi có căn cứ tại điểm b, không phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi “chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy có thể xét xử bị can (bị cáo) về một hay nhiều tội tương ứng bằng hay nhẹ hơn hoặc có thể xét xử bị can (bị cáo) ít tội hơn số tội mà Viện kiểm sát truy tố; Đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều tra nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 117 của BLTTHS” ( khoản 2 Điều 3 thông tư 01/2010/ TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC). Còn khi có căn cứ tại điểm c, không phải trả hồ sơ điểu tra bổ sung khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục nhưng không xâm phạm đến quyền lợi của người tham gia tố tụng hoặc bị can (bị cáo) là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra nhưng đến khi xét xử đã đủ 18 tuổi. Những trường hợp này dù có trả hồ sơ đề điều tra bổ sung cũng không bổ sung, khắc phục được nên không cần phải trả để tránh mất thời gian của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người có liên quan đến vụ án.
Việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung tuân theo quy định tại Điều 176 BLTTHS:
Luật sư
“[…]2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. […]”.
Thứ hai, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Trong khi xét xử sơ thẩm không có quy định cụ thể, riêng biệt nào về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 199 BLTTHS: “2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản”. Ở đây dùng cụm từ “yêu cầu điều tra bổ sung”, khi Hội đồng xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 199 để yêu cầu điều tra bổ sung thì Hội đồng xét xử của Tòa án vẫn phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát, nên quy định tại khoản 2 Điều 199 thực chất cũng là quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
Tóm tắt câu hỏi:
Tại sao Viện Kiểm sát lại trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố, Viện Kiểm sát có quyền trả lại hồ sơ cho tôi như vậy không, tôi đọc luật nhưng vẫn chưa rõ. Mong luật sư giải đáp.
Luât sư tư vấn:
Thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn này thuộc về Viện kiểm sát. Việc trả hồ sơ trong giai đoạn kết thúc điều tra nhằm đảm bảo cho việc điều tra vụ án được khách quan, toàn diện, loại bỏ mọi vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng của cơ quan điều tra, củng cố xác định chứng cứ để quyết định xử lý đối với người phạm tội theo đúng quy định của pháp luật. Điều 168 BLTTHScó quy định:
“Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy:
1. Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
2. Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác;
3. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần được điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung”.
Khi có các căn cứ nêu trên, Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Ba trường hợp trên được giải thích một cách rõ ràng trong Thông tư liên tịch số
Thứ nhất, còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được. Qua nghiên cứu vụ án Viện kiểm sát thấy đây là vụ án phức tạp nhưng còn thiếu những chứng cứ quan trọng. Các chứng cứ quan trọng, theo hướng dẫn của
Thứ hai, có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có đồng phạm khác. Trường hợp này qua nghiên cứu hồ sơ, Viện kiểm sát thấy có căn cứ để khởi tố bổ sung bị can về một tội phạm khác ngoài tội phạm mà Cơ quan điều tra đã khởi tố hoặc xác định có đồng phạm mà Cơ quan điều tra chưa xác định được.
Thứ ba, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trường hợp này, Viện kiểm sát phát hiện trong quá trình điều tra đã vi phạm thủ tục tố tụng như: xác định không đúng tư cách của người tham gia tố tụng, không tống đạt quyết định khởi tố cho bị can,…Đây đều là những sai sót trong quá trình tiến hành tố tụng ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án.
Khi có một trong ba căn cứ này Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp thuộc các căn cứ trên đều phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 166 BLTTHS:
“1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. […]”.
Khi Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu để có đầy đủ cơ sơ giải quyết vụ án theo yêu cầu của Viện kiểm sát. Khi kết thúc điều tra bổ sung, cơ quan điều tra phải kết luận điều tra bổ sung đối với từng vấn đề đã điều tra bổ sung và chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát…
3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Cho tôi hỏi thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào?
Luât sư tư vấn:
Ở giai đoạn này việc bổ sung chứng cứ được chia ra làm hai trường hợp:
Thứ nhất, bổ sung chứng cứ không tốn nhiều thời gian và việc bổ sung đơn giản. Trong đó có ba hình thức bổ sung:
Hình thức thứ nhất, Viện kiểm sát tự bổ sung chứng cứ khi nhận thấy việc thu thập chứng cứ của cấp dưới chưa đầy đủ.
Hình thức thứ hai, Tòa án cấp phúc thẩm có yêu cầu bổ sung chứng cứ. Khi đó, Tòa án phúc thẩm thực hiện thủ tục hành chính tư pháp bằng công văn gửi Viện kiểm sát cấp phúc thẩm yêu cầu bổ sung chứng cứ mới để đảm bảo cho xét xử. Bổ sung những gì Tòa án phải nêu rõ trong công văn và Viện kiểm sát tiếp nhận, xem xét giải quyết.
Hình thức thứ ba, người kháng cáo và những người tham gia tố tụng trong vụ án thực hiện quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ, tạo điều kiện cho những người này thực hiện quyền dân chủ.
Thứ hai, việc bổ sung chứng cứ mới cần nhiều thời gian. Khi có những chứng cứ không thể bổ sung ngay được, Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và chuyển vụ án để điểu tra lại theo quy định tại khoản 2 Điều 248 BLTTHS
“2. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án”.
Như vậy, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, nhà làm luật cũng đã quy định cho Tòa án cấp phúc thẩm có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đảm bảo tính khách quan của việc xét xử.
4. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn đặc biệt
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư!
Cho tôi hỏi ngoài các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong các giai đoạn truy tố, sơ thẩm, phúc thẩm thì còn trường hợp nào nữa không? Và trường hợp đó gọi là trường hợp gì, quy định ở đâu?
Luật sư tư vấn:
Trước hết, ở thủ tục giám đốc thẩm. “Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị và phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án” ( Điều 272 BLTTHS). Đây là thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự. Theo đó, thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm bao gồm:
“Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của pháp luật;
2. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;
3. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại”. (Điều 285 BLTTHS).
Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu điều tra lại khi có các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại điều 273 BLTTHS. Hủy bản án để điều tra lại tuân theo quy định tại Điều 289 BLTTHS:
“Nếu hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung […]”.
Thứ hai, ở thủ tục tái thẩm. “Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó” (Điều 290 BLTTHS). Cũng tương tự với thủ tục giám đốc thẩm, khi quy định về thẩm quyền cho Hội đồng tái thẩm, nhà làm luật cũng có quy định về việc điều tra bổ sung:
“Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của pháp luật;
2. Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;
3. Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án”. (Điều 298 BLTTHS)
Theo đó, khi có các căn cứ theo quy định tại Điều 291 BLTTHS về những căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Hội đồng tái thẩm có quyền hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 300 BLTTHS:
“1. Nếu Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại theo thủ tục chung”.
Ở cả hai thủ tục đặc biệt của quá trình tố tụng nhà làm luật đều quy định cho Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm có quyền hủy bản án hoặc quyết định đã kháng nghị để điều tra lại. Thực chất đây vẫn là hình thức trả hồ sơ để điều tra bổ sung, vì sau khi đưa ra quyết định điều tra lại, vụ án sẽ được chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại, sau đó Viện kiểm sát có thể tự mình bổ sung hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra bổ sung thêm hoặc điều tra lại vụ án.
5. Các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Hoạt động trả hồ sơ điều tra bổ sung là hoạt động tố tụng được BLTTHS quy định nhằm nâng cao chất lượng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, hạn chế điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
Thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án
Đối với Viện Kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi thực hiện hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án mà phát hiện còn thiếu chứng cứ được sử dụng làm căn cứ để ra quyết định quan trọng trong việc sử lý vụ án theo thẩm quyền như quyết định truy tố; xác định tội danh; thực hiện quyền công tố…Đồng thời, Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung những chứng cứ này.
Khi chuẩn bị xét xử thẩm phán chỉ ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung được khi các chứng cứ như hành vi phạm tội, thời gian địa điểm tình tiết khác của người phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; do vô ý hay cố ý; có năng lực hành vi dân sự hay không; mục đích, động cơ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; đặc điểm nhân thân; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra không thể bổ sung được tại phiên tòa. Còn nếu có thiếu một số chứng cứ trong hồ sơ nhưng có thể bổ sung tại phiên tòa thì không phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Căn cứ để khởi tố bị can; cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác
Đây là trường hợp khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát thấy có căn cứ để khởi tố bổ sung bị can về một tội phạm khác ngoài tội phạm mà cơ quan điều tra đã khởi tố hoặc xác định có đồng phạm mà cơ quan điều tra chưa xác định được.
Trong thời gian chuẩn bị xét xử thẩm phán tòa án có căn cứ cho rằng bị can thực hiện một tội khác đây có thể là tội chưa được Viện kiểm sát truy tố hoặc đã truy tố nhưng tòa án thấy cần xử lý bị cáo theo tội danh nặng hơn.
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Là trường hợp Viện kiểm sát phát hiện thấy việc điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, cụ thể như không tống đạt quyết định khởi tố cho bị can, khám nghiệm hiện trường không có người làm chứng, hỏi bản cung không ghi thời gian lập…, đây là những sai sót trong quá trình tiến hành tố tụng của cơ quan điều tra ảnh hưởng trực tiếp tính khách quan của chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án.
Đối với tòa án thì thẩm phán xét thấy cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tung bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, người bị hại…dẫn đến giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện.