Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, được lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vậy tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
Tại khoản 4 Điều 3 Văn bản hợp nhất
Theo đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính là một cơ sở dữ liệu tập hợp thông tin của công dân Việt Nam với mục đích là để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 5 Luật Căn cước 2023 quy định về Quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam mà chưa có xác định được quốc tịch về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
– Công dân Việt Nam có quyền dưới đây:
+ Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo đúng quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hay ở trong Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước;
+ Được xác lập số định danh cá nhân của công dân Việt Nam; được cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo đúng với quy định của Luật Căn cước; được xác nhận thông tin về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
+ Sử dụng thẻ căn cước, căn cước điện tử trong giao dịch, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp;
+ Khai thác những thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có quyền dưới đây:
+ Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo đúng các quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay là trong Cơ sở dữ liệu căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước;
+ Được xác lập số định danh cá nhân của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; được cấp, cấp đổi hay là cấp lại giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này;
+ Sử dụng giấy chứng nhận căn cước trong giao dịch, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp;
+ Khai thác thông tin của mình ở trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có nghĩa vụ dưới đây:
+ Làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước; phải bảo quản thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước đã được cấp;
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình để cập nhật, điều chỉnh những thông tin ở trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước hay căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước;
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình đã thay đổi so với những thông tin ở trên thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi thực hiện những giao dịch có liên quan và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu;
+ Xuất trình thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc cung cấp thông tin về số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì công dân Việt Nam có quyền khai thác thông tin của mình ở trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó là có tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Cách tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
2.1. Đăng ký tài khoản ở trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
Bước 1: Truy cập vào website Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Truy cập vào website https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn để bắt đầu đăng ký tài khoản cổng dịch vụ công quốc gia (đối với người chưa đăng ký tài khoản cổng dịch vụ công quốc gia). Truy cập vào website có thể bằng máy tính hoặc điện thoại.
Bước 2: Nhấn chọn “Đăng nhập” –> Chọn “Tài khoản cổng DVC quốc gia”
Bước 3: Nhấn chọn “Tài khoản được cấp bởi cổng DVC quốc gia” hoặc “Tài khoản cấp bởi bưu điện Việt Nam” (sẽ không áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước)
Bước 4: Nhấn chọn “Đăng ký” –> Chọn phương thức đăng ký là “Công dân”
Bước 5: Điền những thông tin cá nhân mà trên giao diện yêu cầu –> Bấm “Đăng ký”
Bước 6: Điền mã OTP đã gửi về số điện thoại để xác nhận –> Điền mật khẩu –> Bấm “Đăng ký”
2.2. Tra cứu thông tin:
Bước 1: Truy cập vào trong website “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”
Bước 2: Đăng nhập
Sau khi vào trang chủ của website “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” thì nhấn chọn mục “Đăng nhập” ở góc phải trên cùng của giao diện. Sau đó điền đầy đủ tên đăng nhập (điền số chứng minh thư, hoặc số thẻ căn cước công dân) và mật khẩu. Tiếp đó, hệ thống sẽ gửi về số điện thoại mã OTP (mã xác thực), khi đó người dùng phải điền chính xác mã xác thực
Bước 5: Điền tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực –> Bấm “Đăng nhập”
Bước 6: Tra cứu
Nhấn chọn vào mục “Thông tin công dân”. Sau đó, thực hiện điền thông tin cá nhân của mình vào những trường có dấu * (đây là các thông tin bắt buộc phải điền), sau đó nhấn chọn “Tìm kiếm”.
Sau khi tìm kiếm thì thông tin cá nhân của người dùng sẽ được liệt kê đầy đủ, khi đó người dùng có thể xem được những thông tin dưới đây:
-Thông tin về họ tên;
– Thông tin về Quốc tịch;
– Thông tin về giới tính;
– Thông tin về ngày tháng năm sinh;
– Thông tin về số chứng minh thư/căn cước công dân;
– Thông tin về số điện thoại;
– Thông tin về tình trạng hôn nhân (chưa kết hôn, đã ly hôn, đang có vợ/chồng);
– Thông tin về dân tộc;
– Thông tin về tôn giáo;
– Thông tin về nhóm máu;
– Thông tin về nơi đăng ký khai sinh;
– Thông tin về nơi ở thường trú;
– Thông tin về quê quán;
– Thông tin về nơi ở hiện tại;
– Thông tin về gia đình (như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; những người có cùng khẩu gia đình);
– Thông tin về chủ hộ;
– Thông tin về ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất về Luật Căn cước công dân.
– Luật Căn cước năm 2023.
THAM KHẢO THÊM: