Hiện nay, nhu cầu xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại nước ta ngày càng nhiều. Vậy khi cần, cá nhân, tổ chức có thể tra cứu giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng ở đâu? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Yêu cầu về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng:
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Hiện nay, hoạt động quảng cáo ở nước ta đang dần có những bước tiến rõ rệt. Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều cần được quảng cáo. Về bản chất, quảng cáo là một trong những cách thức để các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh quảng bá sản phẩm của mình. Thông qua quảng cáo, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm cho mình một nguồn sản phẩm phù hợp với nhau cầu và mong muốn sử dụng của mình. Quảng cáo mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Thực phẩm chức năng là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất hay thành phần “chức năng”. Cũng như quảng cáo các loại hình sản phẩm, dịch vụ khác, khi tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng, cá nhân, tổ chức thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng cũng cần đảm bảo những yêu cầu nhất định về nội dung. Về cơ bản, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng cần đảm bảo những yêu cầu tương đối giống với nội dung quảng cáo mỹ phẩm. Cụ thể như sau:
– Muốn quảng cáo sản phẩm chức năng, cá nhân, tổ chức đảm bảo những tài liệu cần có như sau:
+ Phiếu công bố sản phẩm chức năng theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm chức năng của hiệp hội quốc tế (nếu có).
– Các nội dung cần đảm bảo khi thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng đó là:
+ Tên mỹ phẩm.
+ Tính năng, công dụng của sản phẩm chức năng.
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
+ Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế .
– Khi tiến hành quảng cáo sản phẩm chức năng, cá nhân, tổ chức không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Như vậy, khi thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng, cá nhân, tổ chức cần đảm bảo đúng và đủ những yêu cầu về nội dung quảng cáo như phân tích ở trên. Việc đảm bảo đúng nội dung này giúp hoạt động quảng cáo của người cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo. Những nội dung này tạo điều kiện đến mức tối đa, giúp hoạt động quảng cáo diễn ra đúng theo các quy định mà Nhà nước đưa ra. Đồng thời, nó giúp công tác quản lý hoạt động quảng cáo của Nhà nước diễn ra chuẩn chỉnh, đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro, sai phạm có thể xảy ra.
2. Quy trình cấp giấy phép quảng thực phẩm chức năng:
2.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng:
Hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ những tài liệu sau đây:
– Đơn xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng được điền theo mẫu.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được công chứng, chứng thực.
– Bản sao có công chứng giấy phép thành lập văn phòng đại diện đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
– Bản sao công chứng giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật.
– Văn bản trình bày đầy đủ các thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm chức năng muốn quảng cáo có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là những tài liệu cơ bản nhất, mang tính chất bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức cần đảm bảo khi muốn xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng. Chỉ khi đảm bảo những thông tin, tài liệu này, hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mới đúng chuẩn theo quy định của pháp luật và được Nhà nước công nhận và thụ lý.
2.2. Trình tự cấp giấy phép quảng thực phẩm chức năng:
Việc cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng cần tuân thủ đúng và đủ theo các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Cá nhân, tổ chức muốn xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như đã phân tích trên. Khi đã đảm bảo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức sẽ nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền là Cục an toàn thực phẩm để được giải quyết yêu cầu.
– Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ của cá nhân, tổ chức gửi lên, Cục an toàn thực phẩm sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ. Lúc này, cán bộ chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét, kiểm tra xem hồ sơ mà cá nhân, tổ chức đó nộp lên có hợp lệ hay không.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục an toàn thực phẩm sẽ trả lại hồ sơ để cá nhân, doanh nghiệp bổ sung hoặc sửa chữa. Khi trả lại hồ sơ, cán bộ chức năng có thẩm quyền phải nêu rõ lý do trả để người dân được biết.
Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục an toàn thực phẩm sẽ tiến hành xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng.
– Bước 3: Trả kết quả.
Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Cục an toàn thực phẩm sẽ phải tiến hành giải quyết và trả kết quả giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
Trên đây là những quy trình, thủ tục mà các cá nhân, tổ chức cần phải đảm bảo tuân thủ khi muốn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.
3. Tra cứu giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng ở đâu?
Cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng theo các cách sau đây:
– Cách 1: Doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên tài khoản đăng ký của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ phải lập 1 tài khoản trên cổng thông tin của Cục an toàn thực phẩm: “http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn” khi nộp hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng.
Doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên cổng thông tin của Cục an toàn thực phẩm. Khi tra cứu, doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống, sau đó chọn phần hồ sơ đã trả kết quả, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ thông tin về các giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp đã được cấp. Lúc này, các thông tin liên quan đến mã hồ sơ tiếp nhận, Số xác nhận quảng cáo, Ngày trả kết quả trực tuyến, Tên sản phẩm và Phương tiện quảng cáo sẽ được hiển thị. Khi tiến hành tra cứu , doanh nghiệp nghiệp sẽ nắm bắt được những thông tin như trên liên quan đến giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.
– Cách 2: Cá nhân, tổ chức thực hiện tra cứu giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trực tiếp trên cổng thông tin http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.
Cá nhân, tổ chức tra cứu trên cổng thông tin: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn. của Cục an toàn thực phẩm. Khi kích vào đường link, cá nhân, tổ chức sẽ chọn mục “Tra cứu”. Tại ô tìm kiếm, gõ tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm để xem kết quả. Lúc này, thông tin liên quan đến việc xin cấp giấy phép quảng cáo sản phẩm chức năng sẽ được hiển thị.
Trên đây là hai cách thức tra cứu giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà người dân có thể tham khảo để thực hiện. Khi thực hiện một trong hai cách này, cá nhân, tổ chức có thể tra cứu thông tin liên quan đến giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Kết quả đạt được lại chính xác và hiệu quả cao.
4. Mẫu đơn xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng:
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ______________ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO
Kính gửi: Sở Văn hoá – Thông tin ………..
1- Tên tổ chức, cá nhân ………
Địa chỉ: …………
Điện thoại ……….; Fax: ……………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số….. ngày….tháng…năm……cơ quan cấp……….
2- Họ và tên người chịu trách nhiệm ………..
Chức vụ ………Chứng minh thư nhân dân số …….. do công an…cấp ngày….tháng….năm ….
Địa chỉ thường trú …………
Xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho sản phẩm ……….
Trên phương tiện …… Địa điểm ……….
Kích thước…… Số lượng…. Thời hạn thực hiện quảng cáo ….…..
– Cam đoan thực hiện đúng nội dung giấy phép được cấp;
– Tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định của pháp luật có liên quan.
| ………, ngày…….tháng……năm……. |
| Đại diện tổ chức, cá nhân (Ký tên đối với cá nhân,ký tên, đóng dấu và ghi rõ chức danh đối với tổ chức) |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: