Hiện nay, nhu cầu tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở người dân là rất lớn. Vậy việc tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online diễn ra như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Những thông tin quan trọng cần biết trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất. Đây là căn cứ xác minh quyền sử dụng đất của người dân theo đúng quy định của pháp luật. Khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân sẽ được công nhận quyền sử dụng đất một cách hợp pháp.
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân được quyền sử dụng đối với đất đai của mình. Tương ứng với từng loại đất cụ thể, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân sẽ có quyền sử dụng khác nhau.
Hiện nay, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, công tác quản lý đất đai của Nhà nước ngày càng được đẩy mạnh. Xét vào thực tế, mặc dù Nhà nước ngày càng thắt chặt công tác quản lý đất đai, song vẫn phát sinh những sai phạm, rủi ro không mong muốn. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B (thường trú tại Quảng Ninh). Năm 2005, ông được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đến năm 2014, Nhà nước tiến hành cấp sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất). Nhà nước đã thu hồi sổ đỏ của ông B. Do chủ quan nên ông B vẫn sử dụng, sinh sống trên đất bình thường mà không để ý đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Đến năm 2020, ông B có ý định chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Lúc này, ông mới ra cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại thời điểm này, ông B mới phát hiện ra sổ hồng không đứng tên mình mà đứng tên một người khác là ông C (em họ của ông B). Đây là trường hợp điển hình cho những rủi ro phát sinh liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân.
Trước những rủi ro phát sinh có thể xảy ra liên quan đến chứng thư chứng minh quyền sử dụng đất, Nhà nước luôn khuyến khích người dân thường xuyên thực hiện tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 3
– Theo quy định tại điều luật này, giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;
+ Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận;
+ Nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
– Nội dung và hình thức cụ thể của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên đây là những nội dung cụ thể nhất được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người dân có thể dựa vào những thông tin này để tìm hiểu và nắm bắt được các vấn đề liên quan đến đất đai của mình.
2. Khi nào cần tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Người dân cần tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Khi cần xác định xem đất của mình có đủ điều kiện để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không. Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đất chưa có đủ điều kiện để tiến hành chuyển nhượng xảy ra khá phổ biến. Điều này ảnh hưởng đến giao dịch dân sự của các bên, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
– Khi bên nhận chuyển nhượng muốn kiểm tra tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng. Khi tiến hành tra cứu, người nhận chuyển nhượng sẽ nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất liên quan đến quyền sử dụng đất của người chuyển nhượng. Lúc này, nếu có xảy ra sai sót, bên nhận chuyển nhượng sẽ đưa ra những phương hướng giải quyết kịp thời, nhằm bảo vệ quyền lợi tài chính của mình. Đồng thời, việc tra cứu này giúp người nhận chuyển nhượng xác định xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên kia là thật hay giả, thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng hay sai; đất đai đang bị tranh chấp hay không.
Trên đây là những trường hợp tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online phổ biến nhất. Khi phát sinh những vấn đề liên quan đến đất đai, người dân có thể tìm đến phương thức tra cứu online để nắm bắt thông tin về đất đai của mình. Tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online giúp người dân theo dõi được quá trình giải quyết hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, việc tra cứu này giúp người dân có được thông tin mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến trực tiếp cơ quan Nhà nước.
3. Tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online như thế nào?
Cá nhân, tổ chức có thể tiến hành tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online theo các cách sau đây:
– Cách 1: Cá nhân, tổ chức thực hiện tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online bằng website tra cứu sổ đỏ của Sở Tài Nguyên và Môi Trường các tỉnh thành phố:
Ở mỗi tỉnh thành cụ thể, cá nhân, tổ chức có thể tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các trang website sau:
+ quyhoach.hanoi.vn
+ qhkhsdd.hanoi.gov.vn
– Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến thành phố Hồ Chí Minh:
+ thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn
+ qhkhsdd.binhduong.gov.vn
+ gis.khanhhoa.gov.vn
– Cách 2: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể thực hiện tra cứu trên các App được phát hành bởi chính các Sở Tài Nguyên và Môi Trường của các tỉnh thành tại Việt Nam. Dưới đây là một số app mà người dân có thể tham khảo:
+ App ILand dành cho khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
+ App QH sử dụng đất Đồng Tháp dành cho khu vực tỉnh Đồng Tháp;
+ App DNAILIS dành cho khu vực tỉnh Đồng Nai;
+ ILIS Quảng Ninh dành cho khu vực tỉnh Quảng Ninh;
– Cách 3: Cá nhân, tổ chức có thể tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng các website tra cứu đất đai uy tín do các doanh nghiệp lập ra. Đó là:
+ Meey Map;
+ Thongtin.Land;
+ Remap;
+ Guland;
Có thể thấy, có rất nhiều cách thức tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online. Tuy nhiên, người dân cần lựa chọn những website uy tín để tra cứu, tránh những website không uy tín, trả về những kết quả sai lệch không những mất thời gian mà đôi khi còn phải mất phí. Đồng thời, để chắc chắn hơn về kết quả tra cứu online, bạn có thể liên hệ và đem sổ đỏ, sổ hồng đến văn phòng công chứng hoặc trực tiếp đến cơ quan nhà nước để xác nhận thông tin.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: