Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (United Nations, viết tắt là UN hay LHQ) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Ban thư lý Liên hợp quốc do Tổng thư ký Liên hợp quốc đứng đầu. Cùng tìm hiểu về Tổng thư ký liên hiệp quốc.
Mục lục bài viết
1. Tổng thư ký Liên hiệp quốc là gì?
Tổng thư ký Liên hợp quốc là Người đứng đầu Ban thư ký Liên hợp quốc do Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với nhiệm kỳ 5 năm, là viên chức hành chính chủ yếu của Liên hợp quốc với chức năng, thẩm quyền chủ yếu có tính chất hành chính, chấp hành hành chính, tổ chức tại tất cả các phiên họp của các cơ quan Liên hợp quốc, cùng các chức năng khác do các cơ quan của Liên hợp quốc giao cho, kể cả một số chức năng có tính chất chính trị.
Tổng thư ký Liên hợp quốc tên tiếng Anh là: “The United Nation secretary general”.
2. Quy định về Tổng thư ký Liên hiệp quốc:
– Quy định về Tổng thư ký Liên hợp quốc được quy định tại Chương XV của Hiến chương Liên hợp quốc.
– Như đã đề cập ở trên, Tổng thư ký Liên hiệp quốc là người đứng đầu trong Ban thư ký Liên hiệp quốc, giúp việc cho Tổng thư ký là nhiều nhân viên dân sự hoạt động trên khắp thế giới
– Ban thư ký có nhiệm vụ cung cấp thông tin, thực hiện các nghiên cứu, và hỗ trợ các cơ quan khác nhau của Liên hiệp quốc tổ chức các cuộc họp. Ngoài ra, nó còn thực hiện các cộng việc được giao bởi Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, và các cơ quan khác.
– Hiến chương Liên Hiệp quốc quy định rằng, những nhân viên trong Ban Thư ký phải được tuyển chọn dựa trên năng lực và hiệu quả làm việc cao nhất, và phải đại diện nhiều khu vực địa lý trên thế giới. Những nhân viên này chỉ làm việc theo sự chỉ định của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thành viên có công dân làm trong Ban Thư ký không được gây sức ép lên họ. Tổng thư ký là người duy nhất chịu trách nhiệm tuyển chọn nhân viên dưới quyền mình.
– Nhiệm vụ của Tổng thư ký bao gồm giải quyết các tranh chấp quốc tế, giám sát các hoạt động gìn giữ hòa bình, tổ chức các hội nghị quốc tế, thu thập tin tức về việc thực hiện các quyết định của Hội đồng Bảo an, và tư vấn cho các chính phủ về nhiều sáng kiến. Tổng Thư ký cũng có thể đưa ra cuộc họp của Hội đồng Bảo an bất kỳ vấn đề gì mà ông ta/bà ta nghĩ có thể đe dọa đến an ninh và hòa bình thế giới.
– Những người đã từng giữ chức vụ Tổng thư ký Liên hợp quốc : Tơryvi Lie (người Na Uy: 1946 – 1953) D. Hăm Mac Jôn (người Thụy Điển: 1953 – 1961); U Than (người Miến Điện: 1961 – 1971); K Van Hem (người Áo: 1971 – 1982); J. P. Cuela (người Peru: 1982 – 1991); B. Gali (người Ai Cập: 1992 – 1997); … Tổng thư ký Liên hợp quốc hiện nay là ông Guterres( Lisbon.)
– Chức danh này được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ năm năm. Các Tổng Thư ký thường phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp, riêng Boutros Boutros- Ghali chỉ ngồi ở vị trí này trong một nhiệm kỳ. Tổng Thư ký được bổ nhiệm bởi Đại Hội đồng, dựa trên sự tiến cử của Hội đồng Bảo an. Do vậy, sự tuyển chọn phụ thuộc vào phiếu phủ quyết của các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Chức danh này không được bầu chọn theo cách phổ thông đầu phiếu.
– Theo quy ước, chức vụ Tổng Thư ký được chọn tuần tự theo các khu vực địa lý, nhưng vì Boutros Boutros-Ghali từ Ai Cập chỉ phục vụ một nhiệm kỳ nên một người đến từ Châu Phi, Koffi Annan, được chọn để kế nhiệm. Khi Annan hoàn tất nhiệm kỳ đầu tiên, các quốc gia thành viên, vì có ấn tượng tốt với thành tích của ông, đã quyết định dành cho ông nhiệm kỳ thứ hai mà không tính đến yếu tố nên chọn Tổng Thư ký kế nhiệm từ Á Châu.
– Hầu hết các Tổng Thư ký là những ứng viên thoả hiệp xuất thân là viên chức trung cấp và ít có tiếng tăm. Những chính trị gia có thanh danh thường được giới thiệu cho chức vụ này, nhưng hầu như luôn luôn bị gạt bỏ. Chẳng hạn như các nhân vật tiếng tăm như Charles de Gaulle, Dwight Eisenshower và Anthony Eden được xem xét cho chức Tổng Thư ký đầu tiên của LHQ nhưng cuối cùng đều bị khước từ và một người đến từ Na Uy, Trygve Lie, giành được sự đồng thuận để được bổ nhiệm vào chức vụ này. Phụ thuộc vào nền chính trị quốc tế và cơ chế vận hành của nền chính trị thỏa hiệp, vì vậy dễ dàng tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong quy trình và tiêu chuẩn tuyển chọn chức vụ Tổng Thư ký với các vị trí lãnh đạo thuộc các tổ chức quốc tế khác, trong đó nên kể đến quy trình bầu chọn Giáo hoàng cho Giáo hội Công giáo La Mã
– Hiện nay tổng thư ký Liên hợp quốc là Guterres sinh năm 1949 ở Lisbon. Ông có bằng kỹ sư và cử nhân vật lý, ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn nói lưu loát tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Sau khi tốt nghiệp năm 1971, thì theo nghề giảng dạy. Đến năm 1974, ông gia nhập Đảng Xã hội Bồ Đào Nha và trở thành chính trị gia chuyên nghiệp. Năm 1995, sau khi được bầu làm Tổng thư ký Đảng Xã hội, trở thành Thủ tướng Bồ Đào Nha cho đến năm 2002. Năm 2005, Guterres trở thành Cao uỷ của Liên Hiệp quốc về người tị nạn và đảm nhiệm vị trí này trong 10 năm.
Tuy Guterres là một Đảng viên của Đảng Xã Hội Bồ Đào Nha và là chính khách với nhiều vị trí quan trọng khác nhau, nhưng ông vẫn giữ tôn giáo của mình là đạo Công giáo. Ông là một trong các sáng lập viên của Grupo da Lux (Nhóm Ánh Sáng) do Dòng Phanxico yểm trợ. Nhóm Grupo da Lux được thành lập đầu thập niên 1970, khi Guterres là sinh viên Đại học Lisboa. Nhóm này giúp đỡ cho các người nghèo tại thủ đô của Bồ Đào Nha. Trong số các thành viên bạn ông cùng làm việc trong nhóm này, có Marcelo Rebelo de Sousa, hiện là Tổng thống Bồ Đào Nha
Guterres ngoài ra là thành viên Câu lạc bộ Madrid, một liên minh hàng đầu của các cựu tổng thống và cựu thủ tướng trên toàn thế giới, mục đích chính là để làm việc chung và thúc đẩy tiến trình dân chủ. Ông Guterres cũng là quan chức đứng đầu Chính phủ một quốc gia đầu tiên trở thành Tổng thư ký Liên hợp quốc – chức vụ vốn chủ yếu được dành cho cựu Ngoại trưởng các nước.
Theo đó, tại Điều 96 Liên hợp quốc quy định : Ban thư ký có một Tổng thư ký và một số nhân viên tùy theo nhu cầu của Liên hợp quốc. Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an. Tổng thư ký là viên chức cao cấp nhất của tổ chức Liên hợp quốc.
Các Điều 98,99, 100, 101 Hiến chương Liên hợp quốc quy định như sau:
” Điều 98: Tổng thư ký hoạt động với tư cách đó trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, của Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội và của HDQT. Tổng thư ký trình Đại hội đồng bản báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên hợp quốc.
Điều 99: Tổng thư ký có thể lưu ý Hội đồng bảo an đến mọi việc, theo ý kiến mình, có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Điều 100:
1. Trong khi chấp hành nhiệm vụ, Tổng thư ký và các nhân viên không được thỉnh cầu hay chấp nhận những chỉ thị của bất cứ một Chính phủ nào hoặc của một nhà chức trách nào ngoài Liên hợp quốc. Tổng thư ký và các nhân viên sẽ tránh mọi hành động trái với địa vị viên chức quốc tế của họ và chỉ chịu trách nhiệm trước Liên hợp quốc.
2. Mỗi thành viên Liên hợp quốc cam kết tôn trọng tính chất đặc biệt quốc tế của những chức vụ của Tổng thư ký và của các nhân viên và không tìm cách làm ảnh hưởng đến họ trong khi họ thừa hành nhiệm vụ của mình.
Điều 101:
1. Tổng thư ký bổ nhiệm các nhân viên của mình theo những qui chế do Đại hội đồng ấn định.
2. Một số nhân viên riêng biệt được bổ nhiệm để phục vụ một cách thường xuyên cho Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác và nếu cần cho các cơ quan khác của Liên hợp quốc. Số nhân viên ấy thuộc biên chế của Ban thư ký.
3. Điều chủ yếu trong việc tuyển dụng và trong việc qui định điều kiện sử dụng nhân viên phải là sự cần thiết đảm bảo cho Liên hợp quốc có những người phục vụ có nhiều khả năng về công tác, có tài năng và sự liêm khiết. Phải chú ý một cách thích đáng đến tầm quan trọng của việc tuyển dụng nhân viên trên một cơ sở địa lý càng rộng rãi càng tốt.”
3. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng thư ký Liên hợp quốc:
Do đó, có thể thấy Tổng thư ký Liên hợp quốc có những nhiệm vụ, chức năng quyền hạn như sau:
– Tổng thư ký có thể lưu ý Hội đồng bảo an đến mọi việc, theo ý kiến mình, có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
– Tổng thư ký bổ nhiệm các nhân viên của mình theo những qui chế do Đại hội đồng ấn định.
– Tổng thư ký hoạt động với tư cách đó trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, của Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội và của HDQT; Tổng thư ký trình Đại hội đồng bản báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên hợp quốc.
– Tổng thư ký và các nhân viên không được thỉnh cầu hay chấp nhận những chỉ thị của bất cứ một Chính phủ nào hoặc của một nhà chức trách nào ngoài Liên hợp quốc. Tổng thư ký và các nhân viên sẽ tránh mọi hành động trái với địa vị viên chức quốc tế của họ và chỉ chịu trách nhiệm trước Liên hợp quốc trong khi thực hiện nhiệm vụ
– Mỗi thành viên Liên hợp quốc cam kết tôn trọng tính chất đặc biệt quốc tế của những chức vụ của Tổng thư ký và của các nhân viên và không tìm cách làm ảnh hưởng đến họ trong khi họ thừa hành nhiệm vụ của mình.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.