Hiện nay, nhu cầu sử dụng tư duy toán học vào các tình huống thực tế đang có xu hướng tăng dần, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên cho con của mình rèn luyện tư duy từ khi còn nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn tiểu học từ 6-10 tuổi. Để giúp người đọc có thêm nguồn tài liệu học tập,bài viết dưới đây là Tổng hợp những bài Toán tư duy lớp 5 hay nhất có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Các bài toán tư duy lớp 5 hay nhất có đáp án đi kèm:
Câu 1. Người ta thả một khối sắt (đặc) hình lập phương vào một chậu đựng đầy nước thì khối sắt chìm hoàn toàn trong nước và lượng nước tràn ra ngoài là 27 lít. Vậy cạnh khối sắt đó là:
A. 27 dm B. 6 dm C. 9 dm D. 3 dm
Câu 2. Hàng ngày bạn Nam đi từ nhà lúc 6 giờ 30 phút và đến trường lúc 7 giờ kém 10 phút. Sáng nay do có việc bận nên 7 giờ kém 25 phút bạn mới xuất phát. Nam tính rằng để đến trường đúng giờ, mỗi phút bạn phải đi nhanh hơn hàng ngày 50m. Độ dài quãng đường từ nhà Nam đến trường là:
A. 2,5 km B. 4 km C. 3,5 km D. 3 km
Câu 3. Giá vé ban đầu dự định bán là 15 000 đồng, nhưng sau đó chỉ bán với 12 000 đồng. Như vậy người ta đã giảm giá vé so với dự định là bao nhiêu phần trăm?
A. 35% B. 25% C. 20% D. 30%
Câu 4. Một vé xem phim có giá gốc 20 000 đồng. An mua 4 vé có sử dụng phiếu giảm giá 25%. Bình mua 5 vé có sử dụng phiếu giảm giá 30%. Vậy mua như thế thì Bình phải trả nhiều hơn An bao nhiêu tiền?
A. 20.000 đồng B. 5. 000 đồng C. 10.000 đồng D. 15 000 đồng
Câu 5. Anh đi từ nhà đến trường mất 30 phút, em đi từ nhà đến trường đó mất 40 phút. Nếu em đi học trước anh 5 phút thì anh đi bao nhiêu phút sẽ gặp em?
A. 25 phút B. 15 phút C. 12 phút D. 20 phút
Câu 6: Có một ao bèo rộng 1000m2 . Sau mỗi ngày thì số lượng bèo sẽ nở gấp đôi ngày hôm trước, đến ngày thứ 18 thì bèo đã nở được nửa ao. Vậy đến ngày thứ bao nhiêu thì bèo sẽ nở đầy ao?
A..19 B. 20 C. 21 D. 23
Câu 7. Bạn Liên đọc một cuốn sách trong 3 ngày. Ngày thứ nhất bạn đọc được 2 5 số trang sách. Ngày thứ hai bạn đọc được 2 3 số trang sách còn lại. Ngày thứ ba bạn đọc 60 trang thì đọc xong cuốn sách. Hỏi cuốn sách bạn Liên đọc có bao nhiêu trang?
A. 280 trang B. 300 trang C. 320 trang D. 340 trang
Câu 8. Một miếng tôn có chu vi 44 dm và chiều dài hơn chiều rộng 2 dm. Người ta cắt 4 góc của miếng tôn thành 4 hình vuông bằng nhau, mỗi miếng có diện tích bằng 100cm2 rồi gấp lên thành một hình hộp không có nắp. Tính thể tích của hình hộp này.
A.60 dm3 B. 80 dm3 C. 90 dm3 D. 50 dm3
Câu 9: Các bạn lớp 3A được tham gia trại hè. Ở đây, có rất nhiều hoạt động cũng như trò chơi thú vị. Trong đó , có một trò chơi các bạn phải nắm tay nhau và xếp thành vòng tròn. Cứ hai bàn tay nắm nhau thì cùng cầm 1 quả bóng bay. ( Ví dụ: ba bạn nhỏ trong hình dưới đây). Hỏi có bao nhiêu bóng bay nếu lớp 3A có tất cả 24 bạn?
A. 23 B. 24 C. 25 D. 26
Câu 10: Vào ngày sinh của minh, cô giáo được học trò tặng 10 bức tranh. Cô treo những bức tranh tuyệt đẹp này ở phòng của minh để làm kỷ niệm. Những bức tranh được treo lên một sợi dây chắc chắn bằng những chiếc kẹp. Mỗi bức tranh phải dùng 3 cái kẹp, hai bức tranh cạnh nhau thì được kẹp chung 1 cái.
A. 20 B. 21 C. 22 D. 24
Câu 11: Bạn Tú nhân một số với 2018 nhưng “ đãng trí” quên viết chữ số 0 của số nên kết quả“ bị” giảm đi 360 đơn vị. Bạn Tú đã định nhân số nào với 2018?
A. 2016 B. 2017 C. 2018 D. 2019
Câu 12. Tú có hai đồng xu vàng giống hệt nhau và Tuấn có ba đồng xu bạc giống hệt nhau.Khối lượng hai đồng xu vàng bằng ba đồng xu bạc. Nếu hai người trao đổi một đồng xu với nhau thì tổng khối lượng đồng xu của Tú sẽ ít hơn 12g so với tổng khối lượng đồng xu của Tuấn. Tính khối lượng mỗi đồng xu vàng?
A. 12 B. 15 C. 18 D. 21
Câu 13. Người ta quan sát một xe lửa đi qua một chiếc cầu dài 60m hết 12 giây. Cũng với vận tốc đó,nó đi qua một chiếc cầu khác dài 150m hết 18 giây. Tính vận tốc và chiều dài của xe lửa? Vận tốc và chiều dài của xe lửa lần lượt bằng:
A. 15 m/s; 120m B. 15 m/s; 100m C. 5m/s; 90m D. 6m/s; 90m
Câu 14. Lúc 6 giờ sáng một xe máy bắt đầu khởi hành từ Thanh Hóa đi Hà Nội với vận tốc 40 km/giờ. Cùng lúc đó một xe ô tô từ Hà Nội đi Thanh Hóa với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi mấy giờ hai xe gặp nhau? Biết quãng đường từ Hà Nội đến Thanh Hóa dài 175 km.
A. 7 giờ 45 phút B. 8 giờ 15 phút C. 7 giờ 30 phút D. 8 giờ
Câu 15. Một đoàn tàu đi qua một cây cầu dài 980m. Biết rằng thời gian bắt đầu tàu đến đầu cầu và đuôi tàu qua đầu cầu là 12 giây, thời gian đuôi đoàn tàu ra khỏi cây cầu tính từ lúc đầu tàu bắt đầu đến cầu là 82 giây. Tính chiều dài đoàn tàu.
A. 165m B. 168m C. 170m D. 172m
Câu 16. Hình dưới đây là bản đồ đi lại của một khu dân cư. Ở một số ngã rẽ, người ta có đặt một số biểu tượng (ví dụ: đèn giao thông, siêu thị, trường học, sở thú). Hằng xuất phát tại vị trí mũi tên trên bản đồ. Bạn ấy đã đi như sau: Đi thẳng, gặp ngã tư thứ hai rẽ trái, đi tiếp đến ngã ba rẽ phải, tiếp tục đến ngã tư rẽ trái, sau đó gặp ngã tư lại rẽ trái, cuối cùng dừng chân ở ngã ba. Hỏi Hằng dừng chân ở vị trí có biểu tượng nào?
A. Trường học B. Siêu thị C. Sở thú D. Đèn giao thông
Câu 17. Một người học lái xe trên sân tập như hình vẽ. Người đó biết lái xe rẽ phải nhưng không biết lái xe rẽ trái. Vậy người đó cần phải rẽ phải ít nhất bao nhiêu lần để có thể đi từ điểm A đến điểm B?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 18. Có ba người cùng làm một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất làm xong công việc sau 4 giờ, người thứ hai làm xong sau 6 giờ, còn người thứ ba làm xong sau 12 giờ. Vậy cả ba người làm chung thì bao lâu sẽ xong công việc?
A. 1 giờ 30 phút B. 2 giờ C. 1 giờ D. 3 giờ
Đáp án:
Câu 1: D. 3 dm Câu 2: D. 3 km Câu 3: C. 20% Câu 4: C. 10.000 đồng Câu 5: B.15 phút
Câu 6: A.19 Câu 7: B. 300 trang Câu 8: B. 80dm3 Câu 9: B. 24 Câu 10: B. 21
Câu 11: B. 2017 Câu 12: C. 18 Câu 13: A. 15 m/s; 120m Câu 14: A. 7 giờ 45 phút
Câu 15: B. 168m Câu 16: B. Siêu thị Câu 17: B. 4 Câu 18: B. 2 giờ
2. Toán tư duy là gì?
1.1. Định nghĩa về toán học tư duy:
– Toán tư duy (mathematical thinking), giải thích một cách đơn giản, là việc sử dụng toán học để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Nó không giống như làm toán. Đặc điểm chính của toán tư duy là sử dụng khả năng tư duy để giải quyết vấn đề. Toán học là giúp bạn nhìn thế giới xung quanh mình. Nó đề xuất các giải pháp phù hợp đồng thời mang lại những vấn đề mới cần giải quyết. Do đó, các mô hình toán học đều được cụ thể hóa để có thể thực hiện giải pháp nhằm giải quyết tất cả các tình huống và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
1.2. Xem xét, tư duy trong toán học:
– Toán học tư duy đòi hỏi người giải quyết phải xem xét các tình huống từ các góc độ khác nhau: các tình huống khác nhau cho phép tồn tại các khả năng của vấn đề. Việc đưa các tình huống đảm bảo vấn đề luôn được xem xét một cách toàn diện, dẫn đến các giải pháp chính xác và toàn diện hơn. Tiếp cận một vấn đề mới dựa trên những ví dụ đã được giải quyết trong sách giáo khoa thường không hiệu quả trong thực tế. Tư duy toán học không phải là học các kỹ thuật toán mới mà là việc rút ra bản chất của vấn đề cần giải quyết. Đó là một quá trình cực kỳ khó khăn và tốn thời gian, đối với hầu hết chúng ta. Việc giải quyết vấn đề không thể trong một sớm một chiều. Người giải quyết phải nghiên cứu, tìm hiểu nó và đôi khi cần có sự kết hợp của những người khác thì vấn đề mới có thể được giải quyết. Có rất ít người trong chúng ta có thể tự mình thành thạo kỹ năng này. Mục đích của toán học tư duy là giúp người thực hành hiểu vấn đề và xem xét các quan điểm khác nhau để tìm ra giải pháp. Bên cạnh đó, nó còn giúp họ học cách suy nghĩ, tư duy những giải pháp mới. Toán học đòi hỏi sự sáng tạo và kiên trì dù mắc lỗi. Đó là về việc tìm kiếm giải pháp một cách thực tế và hiệu quả. Khám phá, đặt câu hỏi, làm việc có hệ thống, hình dung, phỏng đoán, giải thích, khái quát hóa, chứng minh, chứng minh – tất cả đều là cốt lõi của tư duy toán học. Chúng ta học tốt hơn khi chúng ta tò mò, tháo vát, kiên cường và hợp tác.
1.3. Trình tự các bước thực hiện giải quyết toán học tư duy:
Sau khi đã xác định được vấn đề, việc giải quyết vấn đề bằng toán học tư duy sẽ bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Chia vấn đề thành từng phần nhỏ
– Bước 2: Tập trung nghiên cứu từng phần và mục đích của nó
– Bước 3: Vạch ra chiến lược và giải quyết vấn đề
– Bước 6: Thảo luận với người có chuyên môn về các giải pháp khác để giải quyết vấn đề
3. Làm thế nào để phát triển tư duy toán học?
– Để phát triển kỹ năng tư duy toán học chúng ta cần tập trung vào việc hiểu các bản chất, tiếp cận các khái niệm mới và thực hành các vấn đề khó để cải thiện tư duy logic. Bên cạnh đó, rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề; Giảng lại cho người khác những gì bản thân đã biết; Áp dụng cách sử dụng toán học trong cuộc sống thực tế. Hoặc có thể sáng tạo trò chơi mang tính rèn luyện cho quá trình học tập; Đặt mục tiêu và luyện tập mỗi ngày.
– Nếu như chúng ta thường xuyên thực hành tư duy toán học thì khả năng tư duy giải quyết vấn đề sẽ được cải thiện; tăng sự hứng thú với toán học từ việc liên kết được sự tương đồng giữ thực tế với vấn đề được giải quyết. Việc tư duy toán học giúp người học nuôi dưỡng khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn thông qua lý luận logic. Tư duy toán học sẽ kết nối các câu trả lời lý thuyết với các vấn đề thực tế. Học sinh được học cách đưa ra những giả thiết, và tự đặt câu hỏi “tại sao” hoặc “điều gì sẽ xảy ra nếu”. Học sinh sẽ được phát triển năng lực đưa ra kết luận từ phương pháp suy luận logic và có thể biện minh cho những kết luận với ngôn ngữ mạch lạc, thuyết phục. Trong quá trình rèn luyện phải luôn giữ sự kiên trì, không nản lòng khi đối mặt với thất bại, đó chính là cốt lõi trong tư duy toán học.