Đối với những học sinh lớp 4 việc học trên trường khá nhiều bài vở nên việc ba mẹ muốn rèn cho con chương trình toán tư duy lớp 4 khá khó khăn. Dưới đây là các bài toán tư duy lớp 4 có đầy đủ đáp án giúp ba mẹ có thể tự học ở nhà với con.
Mục lục bài viết
1. Bài toán tư duy lớp 4 về hình học:
Ở chương trình học lớp 4, học sinh chủ yếu học các hình hình học cơ bản như hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình lập phương cũng như các phép tính chu vi, diện tích.
Cần có kiến thức cơ bản để hiểu cách tính toán và nhận biết các hình dạng này. Điều này rất cần thiết cho quá trình học tập và thực hành toán học. Đặc biệt là khi giải các bài toán tư duy lớp 4.
Có một số bài toán về tư duy mà các bạn học sinh nên luyện tập thường xuyên hơn ở nhà, chẳng hạn như hoàn thành một khối lập phương nhất định. Trong một số bài học, các bạn sẽ được xem các hình dạng có sẵn và được yêu cầu chọn những hình dạng nào có thể thu gọn thành hình khối. Những bài tập này rèn luyện khả năng quan sát và tưởng tượng hình học, đặc biệt là hình khối.
2. Bài toán về tư duy lớp 4:
Đây là phương pháp học tập được nhiều phụ huynh sử dụng khi giải các bài toán tư duy logic cho học sinh lớp 4. Thông qua các bài toán tư duy logic, con bạn sẽ học được cách tư duy hiệu quả. Suy luận logic và toán học là những vấn đề thiết lập các quy tắc có liên quan với nhau. Trẻ cần chú ý nhận biết, sắp xếp các đồ vật, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau.
Ví dụ:
– Nếu bạn nói: Tất cả các bạn nhỏ đều thích ăn kem, Mr No sẽ đáp lại rằng: có những bạn nhỏ không thích ăn kem.
– Nếu bạn nói: Ban đêm tất cả mọi người đều đi ngủ, Mr No sẽ đáp lại: Ban đêm có người không đi ngủ.
– Nếu bạn nói: Tất cả truyện cổ tích đều có kết thúc có hậu, Mr No sẽ nói: Có những truyện cổ tích không có kết thúc có hậu.
3. Bài toán tư duy về số học lớp 4:
Ở lớp 4, học sinh học tất cả các phép cộng, trừ, nhân và chia, chia cho số dư, v.v. Các bạn sẽ phải giải quyết những phép tính ngày càng khó và phức tạp áp dụng cho nhiều phương pháp giải. Nhiều bạn đặc biệt bối rối về những phép chia có số dư. Vì vậy, việc dạy trẻ thực hiện phép chia số dư và sắp xếp lại theo một trật tự đều đặn sẽ rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và tư duy cho trẻ.
4. Bài tập toán tư duy xác suất thống kê lớp 4:
Hiện nay, môn toán lớp 4 về học toán tư duy xác suất thống kê được lồng ghép vào chương trình giảng dạy. Nội dung của chương trình giảng dạy này là thu thập, phân loại và sắp xếp dữ liệu. Từ đó, trẻ sẽ có khả năng nhận biết các chuỗi số liệu thống kê và cách sắp xếp chúng theo các tiêu chí đã định trước. Hoặc đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra nhiều lần. Đây là một số nội dung chủ yếu khi học toán, xác suất và lý luận thống kê ở lớp 4.
Ví dụ:
Bạn hãy tưởng tượng chúng ta có 1 đồng xu với 2 mặt: một mặt sấp (S) và một mặt ngửa (N). Tiếp theo đó, chúng ta sẽ sử dụng định nghĩa xác suất dưới đây để trả lời câu hỏi:
Xác suất = Số khả năng xuất hiện của 1 kết quả/Tổng số kết quả có thể nhận được.
5. Bài tập tư duy toán tư duy tổ hợp:
Những bài toán tư duy lớp 4 về tổ hợp đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy toán học và kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi giải bài toán này sẽ được phát biểu bằng lời văn. Học sinh cần có kỹ năng đọc hiểu, rút ra thông tin và diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học.
Một số bài tập đặt ra những câu hỏi như có bao nhiêu cách sắp xếp một hộp quà vào ba ô khác nhau khi có các ô đã cho sẵn. Dựa vào tính chất của bài toán, học sinh có thể hiểu được cần phải có những cách nào để giải bài tập tổ hợp này.
6. Các bài toán tư duy rèn luyện:
Bài 1: An muốn cắt hình dưới đây để sắp xếp thành một hình vuông kích thước 3×3 ô vuông nhỏ. Hỏi An phải cắt thành ít nhất bao nhiêu miếng nhỏ để có thể ghép được như ý muốn?
Đáp án:
Nhận xét: Chiều cao có 5 ô, chiều rộng cũng có 5 ô → Cần ít nhất 2 lần cắt.
Bài 2. Một dãy các hình được sắp xếp theo quy luật như dưới đây.
Hãy tìm hình thứ 100 và 101 trong dãy các hình này.
Đáp án:
Nhận xét: 6 hình tạo thành 1 nhóm có quy luật lặp lại.
100 : 6 = 16 dư 4 → hình thứ 100 là rô
Hình thứ 101 là hình cơ → đáp án: A.
Bài 3. Một cái cân cũ kỹ hoạt động không đúng. Nếu vật cần cân nhẹ hơn 1000 gam thì cái cân chỉ đúng. Tuy nhiên nếu một vật nặng hơn hoặc bằng 1000 gam thì cái cân sẽ chỉ sai, nó sẽ chỉ một số nào đó lớn hơn 1000 gam. Người ta có 5 vật nặng A gam, B gam, C gam, D gam, E gam đều dưới 1000 gam. Khi người ta nhóm 2 vật lại rồi cân thì cân như sau:
Vật B + vật D: cân chỉ 1200 → Tổng B + D > 1000 (1)
Vật C + Vật E cân chỉ 2100 → Tổng C + E > 1000 (2)
Vật B + Vật E cân chỉ 800 → Tổng B + E = 800 (vì cân chỉ đúng) (3)
Vật B + C cân chỉ 900 → Tổng B+ C = 900 (vì cân chỉ đúng) (4)
Vật A + E cân chỉ 700 → Tổng A + E = 700 (vì cân chỉ đúng) (5)
Hỏi Vật nào nặng nhất?
Đáp án:
Từ (1) và (3) → D > E
Từ (1) và (4) → D > C
Từ (2) và (5) → C > A
Từ (2) và (3) → C > B
Từ đó suy ra D > C > A; D > E nên D nặng nhất.
Bài 4. Có 5 nngười xếp thành hàng trên theo thứ tự ABCDE. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp 5 người này thành 1 hàng theo thứ tự khác sao cho mỗi người đều đứng cạnh ít nhất 1 người mà họ đã đứng cạnh lúc ban đầu?
A B C D E
Đáp án:
Đề bài nhắc đến mỗi người đều đứng cạnh ít nhất 1 người mà họ đã đứng cạnh lúc đầu →xem xét lúc đầu ai đứng cạnh ai.
A đứng cạnh B, B đứng cạnh A và C, C đứng cạnh B và D, D đứng cạnh C và E còn E đứng cạnh D → A luôn gần B và E luôn gần D.
A B D E C (1)
A B E D C (2)
A B C E D (3)
B A D E C (4)
B A E D C (5)
C B A D E (6)
C B A E D (7)
D E A B C (8)
E D A B C (9)
E D C A B (10)
C D E A B (11)
E D C B A (12)
D E C B A (13)
C D E B A (14)
Bài 5. Có 6 cậu bé sống trong 1 căn hộ có 2 phòng tắm. Họ dùng phòng tắm mỗi sáng vào lúc 7 giờ. Biết rằng không bao giờ có nhiều hơn 1 người trong mỗi phòng tắm tại một thời điểm. Sáu người cần dùng tương ứng thời gian là 8, 10, 12, 17, 21 và 22 phút. Hỏi thời gian sớm nhất để tất cả họ dùng xong các phòng tắm là mấy giờ?
Đáp án:
Tổng thời gian mà 6 người dùng là : 8 + 10 + 12 + 17 + 21 + 22 = 90
Để tất cả họ dùng xong sớm nhất→ chia đều thời gian dùng cho 2 phòng tắm.
Tốt nhất: 90 ÷ 2 = 45
Tuy nhiên không có cách nào sắp xếp để có 3 người có tổng thời gian sử dụng là 45 phút
→ Không thể chia đều!
Chia làm sao tổng thời gian mỗi bên gần nhau nhất: 90 – 44 = 46.
8 + 17 + 21 = 46
10 + 12 e+ 22 = 44
Cách sắp xếp:
Phòng 1: Ba người 8, 17, 21 dùng
Phòng 2: Ba người 10, 12, 22 dùng
Thời gian xong sớm nhất là lúc 7 giờ 46 phút.