Bài viết dưới đây là các mẫu tổng hợp mở bài, kết bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hay nhất. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để ôn tập. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Các mẫu mở bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hay nhất:
Mẫu 1:
Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) là một nhà văn người Anh, sinh ra và lớn lên tại London, trong một gia đình thương gia nhỏ. Ông làm nhiều nghề, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và đi đến nhiều nơi trên thế giới. Hoàn cảnh sống của ông ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác của ông và để lại dấu ấn riêng biệt trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, phải đến năm sáu mươi tuổi, Đi- phô mới đến với văn chương, ông đã để lại một số tiểu thuyết có giá trị, trong đó tác phẩm “Rô-bin-xơn Cru-xô” là tác phẩm nổi tiếng nhất và đoạn trích “Rô-bin-xơn ở ngoài đảo hoang” để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho độc giả.
Mẫu 2:
Đe-ni-ơn Đi-phô là một nhà văn người Anh. Ông là một người tham gia tích cực vào mọi hoạt động chính trị thời bấy giờ và cũng là một nhà văn sử dụng ngòi bút như một vũ khí để đấu tranh. Ông đã viết hàng trăm tác phẩm về các vấn đề xã hội đang cấp bách trong thời điểm đó. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn có ảnh hưởng lớn đến thời đại. Khi nhắc đến những tác phẩm nổi tiếng của ông, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”. Tác phẩm kể về nhân vật Robinson, một người thích du ngoạn và khám phá những vùng đất xa lạ.
Mẫu 3:
“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” là một trích đoạn trong chương 10 của tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” của nhà văn người Anh có tên là Đi-phô vào thế kỷ 18. Tác phẩm ban đầu có tên dài là “Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô”. Phiêu lưu và tự truyện là hai đặc điểm nổi bật của tác phẩm này. Trích đoạn “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” cũng như toàn bộ tiểu thuyết thấm đẫm vẻ đẹp nhân văn, vừa đồng cảm với sự rủi ro và bất hạnh của con người, vừa ca ngợi sức sống mạnh mẽ, quyết đoán và sáng tạo của một chàng trai trẻ giữa thiên nhiên hoang dã, một mình sống trên một hòn đảo hoang vắng!
2. Mẫu mở bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang chọn lọc nhất:
Mẫu 1:
“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” là trích đoạn trong tiểu thuyết nổi tiếng “Rô-bin-xơn Cru-xô” của nhà văn Anh nổi tiếng Đe-ni-ơn Đi- phô. Trích đoạn này đã tái hiện và xây dựng thành công chân dung Rô-bin-xơn, một người đàn ông thích những phiêu lưu, thích mạo hiểm nhưng sau một biến cố đã khiến anh ta phải lưu lạc trên một hòn đảo hoang. Sống một mình nơi hoang đảo, rộng lớn nhưng không có sự sống của con người, Rô bin- xơn vẫn vô cùng lạc quan và yêu đời, luôn tìm cách để sống thật tốt, đó là điều mà không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để vượt qua.
Mẫu 2:
“Rô-bin-xơn Cru-xô” là tiểu thuyết đã làm say đắm biết bao thế hệ trẻ Việt Nam. Dựa trên một câu chuyện có thật, Đ. Đi-phô đã sáng tạo nên hình tượng chàng thủy thủ Robinson lạc giữa chốn đảo hoang hơn hai mươi tám năm, qua đó đã cho thấy một con người có thể vượt qua những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, chinh phục thiên nhiên và vượt qua nỗi cô đơn của chính mình để trở về với đồng loại. Cuộc sống hiện ra qua câu chuyện của chính nhân vật, khiến chúng ta thích thú và bị cuốn hút bởi giọng văn hóm hỉnh, ngôn ngữ miêu tả sinh động và dí dỏm, bay bổng đến vẻ đẹp tinh thần lạc quan của con người. Đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” sẽ giúp chúng ta cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp đó.
Mẫu 3:
Tôi rất ấn tượng với nhân vật Robinson kể từ khi đọc truyện cùng tên của nhà văn Đi-phô. Sau khi được học trích đoạn “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” tôi càng ấn tượng sâu sắc với nhân vật này hơn. Ông là một ví dụ về cuộc sống lạc quan, sáng tạo, đam mê làm việc với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
Mẫu 4:
“Rô bin xơn ngoài đảo hoang” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Đe ni ơn Đi- phô. Tác phẩm là câu chuyện về người thủy thủ thích phiêu lưu tên là Rô bin xơn. Cuộc đời của ông là một hành trình dài, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ông không bao giờ nản lòng. Đặc biệt, trích đoạn “Rô bin xơn ngoài đảo hoang” là đoạn văn rõ nét nhất về con người Rô bin xơn khi ông bị lạc trên một hòn đảo hoang, những thủy thủ trên chuyến tàu đều đã tử nạn, để lại anh một mình sống và đối mặt với những khó khăn trên đảo hoang. Qua trích đoạn ta có thể thấy được bức tranh chân dung của Rô-bin-xơn sau nhiều năm bị lạc trên đảo hoang.
3. Các mẫu kết bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hay nhất:
Mẫu 1:
Nhân vật “tôi” kể lại câu chuyện của chính mình. Giọng trầm, lúc buồn, lúc hài hước. Một cuộc sống khó khăn, cay đắng cũng có những phút giây “thịnh soạn” đàng hoàng. Cái rủi ro phải trả giá bằng tuổi thanh xuân trong cô đơn, gian khổ. Rô-bin-xơn xuất hiện với tất cả sức mạnh của một người đàn ông. Ông khẳng định và cho mọi người một bài học: Dám sống và biết sống ; sống mạnh mẽ, dũng cảm và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Có người đã từng ngợi ca, đoạn văn “Robinson ngoài đảo hoang” là một tác phẩm thể hiện sự sáng tạo, kiên cường và hào hùng của con người trong khó khăn, gian khổ. Rô-bin-xơn đã sống hết mình trong suốt thời gian dài trên đảo hoang. Điều vĩ đại nhất và quý giá nhất ở ông là ông đã sống đẹp như một con người thực thụ dù trong hoàn cảnh cô đơn, thiếu thốn.
Mẫu 2:
Như vậy, “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” là một trích đoạn khắc họa rất đẹp chân dung của Rô-bin-xơn, một con người luôn yêu đời, sống lạc quan, những khó khăn trên đảo hoang không làm cho anh nản chí, gục ngã mà dường như đã khiến cho anh trở nên mạnh mẽ hơn, can đảm hơn. Cảm nhận về nhân vật Rô bin xơn trong Rô bin xơn ngoài đảo hoang, người đọc cũng có thêm niềm tin vào cuộc sống, yêu đời hơn và sống có ích hơn. Đó là những giá trị cao quý mà tác phẩm này mang đến cho người đọc.
4. Mẫu kết bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang điểm cao nhất:
Mẫu 1:
Rô-bin-xơn vẫn là một con người hài hước. Tôi thấy thích thú, thậm chí bật cười khi đọc đến đoạn ông miêu tả bộ quần áo kỳ lạ của “chúa đảo”, bộ quần áo khiến ai nhìn thấy cũng phải ngạc nhiên, nghi ngờ hoặc bối rối. Đó là kết quả của tài năng và sức sống đã được thể hiện từ lâu của ông. Vì vậy, tôi vừa thích thú vừa ngưỡng mộ ông khi nghĩ về bộ trang phục đó. Chi tiết hài hước nhất có lẽ là bộ ria mép theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ của ông. Nó dài và rậm, làm tăng thêm nét cổ quái cho khuôn mặt ông. Thông qua đoạn trích, ngoài sự khôi hài bởi vẻ ngoài kỳ lạ của vị chúa đảo Rô bin xơn, chúng ta còn thấy được sức sống mạnh mẽ của nhân vật. Con người có ý chí sẽ chiến thắng thiên nhiên, vượt qua mọi khó khăn.
Mẫu 3:
Một đoạn trích ngắn gọn tưởng chừng như chỉ kể về một con người bình thường nhưng thực ra lại rất phi thường. Đoạn trích cũng mang đến cho mỗi chúng ta nhiều lời khuyên, bài học mà mỗi chúng ta có thể tự suy ngẫm, đó là ý tưởng và tinh thần sống lạc quan. Hãy tự hỏi, nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh cô đơn và bất hạnh như Robinson, ai trong chúng ta có thể làm được những điều như vậy? Đó chính là tinh thần vươn lên nghịch cảnh, sự lạc quan trong suy nghĩ dẫn đến những hành động tích cực. Rô-bin-xơn không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn cho cả gia đình và mỗi người trong xã hội. Đây chính là lối sống tích cực mà mỗi chúng ta cần học hỏi, cần áp dụng để cuộc sống tươi đẹp và ý nghĩa hơn. Và đây cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua trích đoạn này.