Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình văn học lớp 12. Đây cũng là tác phẩm văn học hay xuất hiện trong các đề thi. Để giúp các em có một kì thi thật tốt, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẫu kết bài hay về Tuyên ngôn độc lập.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp các mẫu kết bài Tuyên ngôn độc lập hay nhất:
Mẫu 1:
“Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm văn học nghệ thuật điển hình cho phong cách văn nghị luận Hồ Chí Minh, với tiêu biểu là những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục đã mang lại giá trị thuyết phục cao cho tác phẩm. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn từ mang màu sắc chính trị đã thể hiện rõ lập trường tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, các từ ngữ giàu biểu cảm thể hiện lòng yêu nước thương dân vô bờ, việc tác giả kết hợp giữa lí trí và tình cảm đã tạo nên sức hấp dẫn của văn bản nghệ thuật này.
Mẫu 2:
“Tuyên ngôn độc lập” đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh cho độc lập, tự do và công bằng. Bản Tuyên ngôn là một lời khẳng định tình yêu quê hương, lòng yêu nước và ý chí kiên cường của nhân dân Việt Nam. “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một tài sản của quốc gia mà còn là một niềm tự hào của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Mẫu 3:
“Tuyên ngôn độc lập” được coi là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.
Mẫu 4:
Khép lại tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, ta thấy một Chủ tịch Hồ Chí Minh cả đời vì dân vì nước, dành cả thanh xuân cho đất nước. Xuyên suốt tác phẩm, Bác đã cho chúng ta thấy tài nghệ văn chương của mình, đó là cách lập luận, dẫn chứng cụ thể đanh thép khiến kẻ thù không thể chối cãi. Lời văn để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc, tố cáo tội ác của kẻ thù đồng thời lấy được sự đồng cảm của người dân trên thế giới.
Mẫu 5:
Đây là bản “Tuyên ngôn độc tập” lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do cho một dân tộc bất khuất, kiên cường. “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không chỉ là áng văn chính luận xuất sắc với luận điểm sắc sảo, luận cứ thuyết phục mà còn là văn kiện lịch sử đặc biệt quan trọng, là bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Qua đó, khẳng định nền độc lập của dân tộc sau hơn 80 năm dưới áp bức nô lệ, mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do và tự chủ.
2. Mẫu kết bài phân tích Tuyên ngôn độc lập:
Mẫu 1:
Với những luận điểm chặt chẽ, ngắn gọn xúc tích và đi vào lòng người, Hồ Chủ tịch đã sử dụng những lời lẽ hùng hồn, đanh thép, kết cấu trùng lặp, liên tục nhấn mạnh và xoáy sâu vào hai vấn đề chính là “độc lập” và “tự do” để tuyên bố nền độc lập của dân tộc: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”. Đó là những lời lẽ xuất phát từ trái tim của một con người có lòng yêu nước, yêu dân, yêu chuộng hòa bình sâu sắc, là những khát khao cháy bỏng không chỉ của riêng mình Bác mà còn chính là thay lời muốn nói của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Mẫu 2:
“Tuyên ngôn Độc lập” được viết rất khéo và đắt, vừa kiên quyết khẳng định quyền tự do của Việt Nam, vừa khéo léo lên án, chỉ trích chủ nghĩa thực dân bất công, vô lý. Về mặt nghệ thuật, “Tuyên ngôn Độc lập” là hình mẫu chuẩn mực về văn nghị luận với những lớp lang, lý lẽ rõ ràng, đặc biệt là đoạn mở đầu đầy tính thuyết phục, mang tầm thời đại.
Mẫu 3:
Đoạn kết của bản tuyên ngôn đã khẳng định lại Việt Nam là một nước độc lập và “toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Lời tuyên bố này là với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Tuyên ngôn Độc lập – mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi căn bản của đời sống dân tộc trong đó có văn học.
Mẫu 4:
Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mang giá trị lịch sử sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta và các nước yếu đang bị áp bức trên thế giới. Người đã gửi theo mây trời để đổi lấy tự do dân tộc. Và sau bao cố gắng chúng ta cũng đã đạt được mong ước ấy. Nhưng khi đất nước ấm lo, độc lập thì Người lại không ở đây, có lẽ Người đã hoàn thành nhiệm vụ của mình ở chốn trần gian đầy rẫy đau thương này, khi nhiệm vụ hoàn thành Người lại trở về nơi mà Người thuộc về. Huyền thoại về vị cha già dân tộc vĩ đại sẽ còn vang mãi, truyền lại đến ngàn đời sau để chúng ta tôn thờ và noi theo.
Mẫu 5:
Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, “Tuyên ngôn Độc lập” xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Tuyên ngôn Độc lập vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, quan trọng đồng thời là một tác phẩm chính luận xuất sắc mẫu mực. Tuyên ngôn Độc lập – chính là sự mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi căn bản của đời sống dân tộc trong đó có văn học.
3. Tổng hợp các mẫu kết bài Tuyên ngôn độc lập đạt điểm cao:
Mẫu 1:
Tự do vừa giành được ấy thật vô giá, để có được nó, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu xương máu và tâm huyết. “Tuyên ngôn độc tập” chính là sự tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân nêu lên lời tuyên bố trịnh trọng và quyết liệt.
Mẫu 2:
“Tuyên ngôn độc lập” coi là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế. Bản tuyên ngôn chính luận hiện đại có giá trị đặc sắc thể hiện cảm hứng nhân đạo: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và cảm hứng yêu nước, nhân văn thể hiện một tầm tư tưởng lớn – Hồ Chí Minh.
Mẫu 3:
“Tuyên ngôn độc lập” là một “áng văn chính luận mẫu mực”, được kết tinh mọi tài năng, tâm tư, tình cảm, cảm xúc của Hồ Chí Minh, là niềm tự hào và sự tin tưởng của toàn thể người dân Việt Nam… Qua phân tích trên ta có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch vừa kế thừa được tất cả những chân lí của lịch sử dân tộc và thế giới lại vừa mang đậm tính thời đại.
Mẫu 4:
Hồ Chí Minh đã viết “Tuyên ngôn độc lập” với mong muốn tạo ra một đất nước tự do, công bằng và độc lập cho nhân dân Việt Nam. Sáng tạo, táo bạo và sâu sắc – là những từ ngữ diễn tả nghệ thuật văn học của Bác, để từ đó góp phần tạo nên một tác phẩm thể hiện rõ nét sự tâm huyết và sự hy sinh vì sự nghiệp độc lập của quốc gia. “Tuyên ngôn độc lập” đã trở thành tài sản quý giá của quốc gia và là một nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ tương lai.
Mẫu 5:
“Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm vĩ đại của Hồ Chí Minh, là biểu tượng cho sự hy sinh và đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến giành độc lập và tự do. Bằng lời văn uy nghiêm, nhưng không kém phần đầy cảm xúc, “Tuyên ngôn độc lập” đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Việt Nam. Tác phẩm này đã trở thành một tài sản quốc gia và là niềm tự hào của toàn thể dân tộc Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: