Tước phù hiệu kinh doanh là một trong những hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng với một số hành vi nhất định đã được quy định. Bài viết này sẽ tổng hợp lỗi vi phạm bị tước phù hiệu kinh doanh vận tải mà cá nhân cần cân nhắc.
Mục lục bài viết
1. Phù hiệu xe tải là gì?
Phù hiệu xe tải được biết đến là một loại giấy tờ pháp lý bắt buộc để xe ô tô tải và xe taxi được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Dựa theo cách gọi thông thường đó là làm phù hiệu xe tải hoặc mua phù hiệu xe tải chính là thực hiện thủ tục xin cấp phù hiệu xe ô tô tải dùng trong kinh doanh và xe taxi tại cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay, Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã quy định những loại xe phải dán phù hiệu bao gồm:
– Loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Dán phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
– Đối với trường hợp sử dụng xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách: Dán phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;
– Xe buýt khi tham gia giao thông phải tiến hành dán phù hiệu “XE BUÝT”;
– Xe taxi cũng là một trong những trường hợp phải tuân thủ việc dán phù hiệu “XE TAXI”;
– Đồng thời, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng: Dán phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng các loại xe khác nhau cũng sẽ có nội dung phù hiệu khác:
+ Đối với xe Công-ten-nơ: Dán phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ;
+ Trong trường hợp điều khiển xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Dán phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;
+ Xe ô tô tải và xe taxi tải thì bán phù hiệu chứa nội dung là “XE TẢI”.
2. Tổng hợp lỗi vi phạm bị tước phù hiệu kinh doanh vận tải:
Tại khoản 10 Điều 28
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm. Cụ thể các hành vi như sau:
– Cá nhân có hành vi sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách mà không có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe theo quy định;
– Vi phạm trong việc cấp lệnh vận chuyển hoặc
– Hành vi không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định cũng có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung này, bao gồm: Thực hiện các hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
– Sử dụng xe taxi chở hành khách không gắn hộp đèn với chữ “TAXI” trên nóc xe hoặc không niêm yết cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước, kính phía sau xe theo quy định hoặc có gắn hộp đèn, có niêm yết cụm từ “XE TAXI” nhưng không cố định, không đúng kích thước, không làm bằng vật liệu phản quang theo quy định; không có hoặc có số điện thoại giao dịch ghi trên xe không đúng với đăng ký của doanh nghiệp (hợp tác xã);”
– Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch không niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” (đối với xe chở hành khách theo hợp đồng), cụm từ “XE DU LỊCH” (đối với xe chở khách du lịch) trên kính phía trước, kính phía sau xe theo quy định hoặc có niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG”, cụm từ “XE DU LỊCH” nhưng không cố định, không đúng kích thước, không làm bằng vật liệu phản quang theo quy định;
– Không cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;
– Để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia kinh doanh vận tải thì cần phải tiến hành tổ chức việc tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ nên hành vi sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định cũng được xem là hành vi vi phạm (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);
– Theo quy định thì việc tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có
– Sử dụng phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã theo quy định hoặc sử dụng phương tiện không thuộc quyền sử dụng hợp pháp để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Không thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển khách tới Sở Giao thông vận tải trước khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định;
– Khi có hành động gom khách, bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch; ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
– Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm theo quy định (trừ xe buýt nội tỉnh);
– Sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà xe đó có số chuyến trùng lặp điểm đầu và trùng lặp điểm cuối vượt quá quy định;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch không thực hiện đúng quy định về đón, trả khách tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;
– Sử dụng xe taxi, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong 01 tháng (của xe) tại địa bàn của một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) mà không có phù hiệu do Sở Giao thông vận tải địa phương đó cấp theo quy định;
– Liên quan về vấn đề đăng ký, niêm yết hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thì không thực hiện đúng các nội dung đăng ký, niêm yết theo quy định;
– Có vi phạm trong việc sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
– Nếu nhận thấy có hành động là sử dụng xe không đúng mục đích, cụ thể là se dùng để trung chuyển chở hành khách nhưng lại không dùng đúng quy định;
– Cá nhân là nhân viên lái xe phải đảm bảo điều kiện, hoặc kinh nghiệm nhất định để hỗ trợ cho quá trình làm việc của mình. Đối với trường hợp người lái xe điều khiển xe khách giường nằm hai tầng phải có đủ số năm kinh nghiệm theo quy định nên việc sử dụng lái xe điều khiển xe khách giường nằm hai tầng chưa đủ số năm kinh nghiệm theo quy định có thể bị tước phù hiệu;
– Doanh nghiệp cũng cần lưu ý khi sử dụng các phương tiện kinh doanh vận tải phải đảm bảo điều kiện hình thức kinh doanh đã đăng ký. Bởi vì phương tiện kinh doanh vận tải sẽ chỉ có chất lượng và niên hạn sử dụng nhất định;
– Cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra tình trạng là không lưu trữ theo quy định các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị;
– Ngoài ra, cũng phải kể đến trường hợp không thực hiện việc lập hoặc có lập nhưng những nội dung không cập nhật đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, thông tin về lý lịch hành nghề của lái xe theo quy định;
– Tiến hành sử dụng xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải khách du lịch mà trên xe không có hợp đồng vận chuyển (hợp đồng lữ hành), danh sách hành khách kèm theo, thiết bị để truy cập nội dung hợp đồng điện tử và danh sách hành khách theo quy định hoặc có hợp đồng vận chuyển (hợp đồng lữ hành), danh sách hành khách, thiết bị để truy cập nhưng không bảo đảm yêu cầu theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc);
– Cá nhân khi sử dụng xe taxi chở hành khách mà không lắp đồng hồ tính tiền (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc tiến hành lắp đồng hồ tính tiền không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn (
– Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (bao gồm, cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô;
– Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô theo quy định, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
– Sử dụng xe taxi chở hành khách mà trên xe không có thiết bị để kết nối trực tiếp với hành khách theo quy định (đối với loại xe đăng ký sử dụng phần mềm tính tiền) hoặc sử dụng phần mềm tính tiền không bảo đảm các yêu cầu theo quy định.
– Không thực hiện việc cung cấp các thông tin trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe buýt, xe chạy tuyến cố định theo quy định;
– Vi phạm trong việc sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải, cụ thể là thực hiện việc để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên đường cao tốc;
Như vậy, với hành vi đã được tổng hợp nêu trên thì sẽ bị tước phù hiệu kinh doanh vận tải trong thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng.
3. Xe bị tước phù hiệu kinh doanh vận tải có được lưu thông không?
Tại khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 47/2022/NĐ-CP có quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu như sau:
– Đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu;
– Nghiêm cấm hành vi sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu;
– Tất cả các nguồn dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình của xe sẽ chỉ sử dụng 01 lần để xác định lỗi vi phạm. Để có thể lấy được Dữ liệu được trích xuất từ hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thì sẽ phải được chấp thuận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
– Để hỗ trợ cho vấn đề về mẫu phù hiệu thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ ban hành quy định về mẫu phù hiệu và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Có thể thấy, xe kinh doanh vận tải có hành vi bị tước phù hiệu xe thì vẫn được lưu thông. Tuy nhiên, không được phép sử dụng để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước phù hiệu.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Nghị định số 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.