Các kiến thức toán lớp 1 tuy đơn giản nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, là nền tảng cho phát triển tư duy toán học tương . Bài viết dưới đây Tổng hợp kiến thức và các dạng bài tập Toán 1 cả năm, cùng tham khảo nhé:
Mục lục bài viết
1. Kiến thức về đo lường:
Trong phần kiến thức về đo lương trong chương trình học toán lớp 1, các bạn học sinh sẽ được học các dấu lớn, dấu bé hơn và dấu bằng, bước đầu biết so sánh các sự vật xung quanh mình:
Dấu lớn hơn: >
Dấu nhỏ hơn:<
Dấu bằng: =
Ví dụ:
7>6
8<9
8=8
2. Kiến thức về tìm hiểu về số và các phép tính cơ bản:
Trong chương trình toán lớp 1 cơ bản, học sinh được làm quen với các chữ số và thực hiện phép tính cộng trừ trong phạm vi 100.
Số học trong toán lớp 1
Phần số học trong chương trình lớp 1 sẽ các em xác định được các vấn đề chính sau đây:
– Số bé nhất có 1 chữ số chính là số 0
– Số lớn nhất mà có 1 chữ số chính là số 9
– Số bé nhất mà có 2 chữ số chính là số 10
– Số lớn nhất có 2 chữ số chính là con số 99
– Số bé nhất có 3 chữ số chính là 100
Công thức toán lớp 1 với phép cộng, phép trừ
Công thức toán lớp 1 khi xét với phép cộng chúng ta sẽ thực hiện thêm hàng đơn vị.
Ví dụ: 14 + 3 = 1 chục và 4 đơn vị công với 3 đơn vị nữa sẽ = 1 chục và 7 đơn vị = 17
Đối với phép trừ trong công thức của lớp 1 chúng ta sẽ thực hiện phép trừ bớt đi hàng đơn vị.
Ví dụ: 17 – 4 = 1 chục và 7 đơn vị – 4 đơn vị = 1 chục và 3 đơn vị.
Công thức so sánh số có 2 chữ số
Khi thực hiện so sánh số có 2 chữ số, ta sẽ áp dụng công thức so sánh các số ở hàng chục trước rồi đi so sánh các số ở hàng đơn vị.
Ví dụ: 25 > 19 hoặc cũng có thể viết 19 < 25.
Công thức về phép cộng trong phạm vi 100
Chẳng hạn ta có 2 số ab và cd, trong đó thì a và c là hai con số ở hàng chục còn b và d là hai con số ở hàng đơn vị. Khi đó ta sẽ lấy b+d và a+c. Bạn cần lưu ý một điều rằng đây là một phép cộng không nhớ nên b+d<10 và a+c<10.
Công thức về phép trừ không nhớ trong phạm vi 100
Cũng tương tự như công thức bên trên ta cũng có 2 số ab và cd, trong đó thì a và c là hai số ở hàng chục, b và d là hai số ở hàng đơn vị. Lúc này ta sẽ lấy b – d và a – c, thực hiện phép trừ hàng đơn vị trước sau đó mới trừ đến hàng chục.
Với công thức này thì bạn cũng cần phải lưu ý một điều đó là, đây là phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 nên a>c và b>d.
3. Kiến thức về các dạng hình học:
Nội dung học của phần này sẽ dạy các bé nhận biết các điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, các loại hình học (hình vuông, hình tròn, hình tam giác) và thực hành đo, đếm, cắt, ghép,,…hình trên giấy.
– Hình vuông: Là một hình gồm có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông.
– Hình tròn: Là một hình không có góc như các hình khác và không có bất kỳ cạnh, bao quanh của hình tròn là một đường cong lớn
– Hình tam giác: Là một hình gồm có ba cạnh và ba góc bất kỳ.
4. Các dạng bài tập:
4.1. Dạng 1 – Xác định >; <; =
Bài 1: Viết dấu <, >, = vào chỗ chấm.
1 …. 2 | 3 … 1 | 3 … 4 |
3 … 3 | 5 … 2 | 5 … 2 |
5 … 4 | 2 … 3 | 1 … 5 |
2 … 5 | 4 … 1 | 4 … 4 |
4 … 3 | 5 … 5 | 2 … 3 |
3 …. 5 | 1 …. 4 | 3 …. 1 |
Bài 2 . Viết dấu <, >, = vào chỗ chấm.
3 …. 2 | 5 … 6 | 2 … 0 |
7 …. 4 | 0 …. 1 | 8 … 5 |
8 …. 8 | 8 … 7 | 7 …. 9 |
0 …. 2 | 9 … 9 | 6 …. 8 |
6 …. 5 | 2 …. 6 | 9 …. 5 |
9 …. 8 | 9 …. 9 | 7 …. 7 |
7 …. 10 | 10 …. 8 | 10 … 6 |
Bài 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
3 < … < 5 | 6 < …… < 8 | 6 > … > 4 |
10 > … > 8 | 8 > … > 6 | 5 < … < 7 |
4 < ….. < 6 | 1 < … < 3 | 3 > … > 1 |
0 < ….. < 2 | 9 > … > 7 | 8 < … < 10 |
6 > ….. > 4 | 2 < … < 4 | 5 > … > 3 |
Bài 4. < , > , = ?
3 + 1 …. 4
4 ….. 2 + 1
1 + 3 ….. 2
4 + 1 ….. 1 + 4
6 + 0 ….. 4
1 + 2 ….. 2 + 2
1 + 2 ….. 2
5 ….. 1 + 3
6 + 2 ….. 9
Bài 5. > , =,
10 – 2 …. 8 + 1
8 + 2 …. 8 – 2
6 + 3 …. 9 – 0
10 + 0 …. 8 + 2
7 + 3 …. 5 + 3
10 – 5 …. 10 – 3
4.2. Dạng 2 – Dãy số:
Bài 1.
Viết các số: 1, 8, 6, 5 , 0
Theo thứ tự từ bé đến lớn: ……
Theo thứ tự từ lớn đến bé: ……
Bài 2. Xếp các số sau: 0; 8; 3; 6; 9; 2
Theo thứ tự từ bé đến lớn: …….
Theo thứ tự từ lớn đến bé: ……..
Bài 3. Viết các số: 11; 18; 19; 14; 15
Theo thứ tự từ bé đến lớn: ……
Theo thứ tự từ lớn đến bé: ……
Bài 4. Viết các số 13, 7, 11, 10, 18, 5
Theo thứ tự từ bé đến lớn: ……
Theo thứ tự từ lớn đến bé: ……
Bài 5. Viết các số: 12, 19, 11, 17, 10, 14.
Theo thứ tự từ bé đến lớn: ……
Theo thứ tự từ lớn đến bé:……
4.3. Dạng 3 – Tìm số lớn nhất và số bé nhất
Bài 1.
a. Khoanh tròn vào số lớn nhất: 10 ; 7 ; 12 ; 19 ; 15
b. Khoanh tròn vào số bé nhất: 13 ; 8 ; 14 ; 16 ; 20
Bài 2
a. Khoanh tròn vào số lớn nhất: 15 ; 20 ; 11 ; 8 ; 19
b. Khoanh tròn vào số bé nhất: 10 ; 16 ; 18 ; 19 ; 12
c. Khoanh tròn vào số lớn nhất: 19 ; 7 ; 14 ; 10 ; 12
d. Khoanh tròn vào số bé nhất: 13 ; 8 ; 14 ; 16 ; 20
Bài 3. Số tròn chục bé nhất có hai chữ số là:
A. 10 B. 90 C. 100 D. 80
Bài 4. Số bé nhất trong các số sau là: 23, 31, 70, 18, 69
A. 23 B. 31 C. 18 D. 69
Bài 5. Số lớn nhất trong các số sau là: 13, 30, 7, 88, 69
A. 13 B. 30 C. 88 D. 69
4.4. Dạng 4 – Cộng, trừ trong phạm vi 10
Bài 1. Điền số vào chỗ trống
1 + 1 = ……..
1 + 2 = ………
3 + 7 = …………
8 + 0 = ………….
6 + 2 = ……..
10 – 8 = …………
9 – 6 = ………….
5 – 1 = ………….
7 – 5 = ……….
Bài 2. Điền số vào chỗ trống
5 – 3 = 1 + …..
6 – 3 = …….+ 0
3 – 1 = 0 + …….
6 – 2 = …… + 2
…. – 2 = 4 – 1
4 + 2 = ….. + 0
Bài 3. Điền số vào chỗ trống
….. + 5 = 8
7 – 3 = ……
7 – …. = 6
…. + 1 = 8
6 + …. = 7
2 + ….. = 7
Bài 4. Điền số vào ……?
…. = 17 + 3
18 = 13 + ….
19 = …. + 2
10 = …. + 4
10 – … = 2
… + 2 = 2 + 8
4.5. Dạng 5 – Giải các bài tập khác:
Bài 1. Viết phép tính thích hợp.
Có: 7 quyển vở.
Mua thêm: 2 quyển vở
Có tất cả: ….. quyển vở?
Bài 2 . Viết phép tính thích hợp.
Có:11 cái kẹo
thêm: 3 cái kẹo
Có tất cả: …. cái kẹo?
Bài 3. Viết phép tính thích hợp.
Có: 7 quả cam
Cho đi: 3 quả cam
Tất cả có: …. quả cam?
Bài 4: Viết phép tính đúng
Bóng xanh: 10 quả……………
Bóng đỏ: 7 quả……………
Tất cả: ……quả……………
Bài 5. Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có: 19 cây hoa
Trồng thêm: 4 cây
Có tất cả: ……cây hoa
4.6. Dạng 6 – Đếm số trọng phạm vi 100:
Bài 1. Viết số vào chỗ trống:
Số liền trước của 99 là …….. ; 70 gồm …….. Chục và ……. Đơn vị
Số liền trước của 79 là …….. ; 25 gồm …….. Chục và ……. Đơn vị
Bài 2. Viết các số từ 80 đến 90
………
Bài 3. Viết số vào chỗ trống:
Số liền sau của 49 là …….. ; 69 gồm …….. Chục và ……. Đơn vị
Số liền sau của 57 là …….. ; 89 gồm …….. Chục và ……. Đơn vị
4.7. Các bài tập về thời gian, lịch:
Bài 1.
Đồng hồ đang có kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 8. Đồng hồ chỉ …… giờ.
Bài 2.
Đồng hồ đang có kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 5. Đồng hồ chỉ …… giờ.
Bài 3.
Đồng hồ đang có kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 2. Đồng hồ chỉ …… giờ.
Bài 4.
Đồng hồ đang có kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 7. Đồng hồ chỉ …… giờ.
Bài 5.
Đồng hồ đang có kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 9. Đồng hồ chỉ …… giờ.