Tổng hợp hình phạt là chế định vừa có ý nghĩa về lý luận, vừa có ý nghĩa về thực tiễn rất quan trọng để bảo đảm tính khả thi của bản án, tạo điều kiện thuận lợi cho thi hành án cũng như góp phần bảo đảm sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về tổng hợp hình phạt và cách tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp hình phạt là gì?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, khi xét xử người phạm nhiều tội,
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do
Hình phạt bổ sung chỉ có thể được tuyên kèm theo hình phạt chính, mỗi tội phạm có thể bị tuyên một hoặc một số hình phạt bổ sung là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính), trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính). Hình phạt chính và hình phạt bổ sung tuy đều là hình phạt, nhưng là hai phần khác nhau cấu thành hệ thống hình phạt. Hình phạt chính là bộ phận cơ bản có tính chất quyết định của hệ thống hình phạt: hình phạt bổ sung là bộ phận kèm theo nhằm tăng cường, củng cố cho hình phạt chính.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật hình sự nào quy định về khái niệm tổng hợp hình phạt. Trong khoa học luật hình sự, đã có một số tác giả nêu quan điểm về khái niệm tổng hợp hình phạt Có quan điểm cho rằng: “Tổng hợp hình phạt là trường hợp Tòa án cộng các hình phạt mà người phạm tội bị kết án thành một hình phạt chung buộc người phạm tội phải chấp hành”. Khái niệm này đã thể hiện bản chất của tổng hợp hình phạt là xác định hình phạt chung cho người phạm tội để chấp hành và chủ thể thực hiện việc tổng hợp hình phạt là Tòa án.
Tuy nhiên, quan điểm này còn có hạn chế là: Tổng hợp hình phạt là cộng các hình phạt là chưa chính xác, chưa bao quát được hết các nguyên tắc tổng hợp hình phạt, đó là các nguyên tắc thu hút hình phạt, nguyên tắc cùng tồn tại. Cộng các hình phạt chỉ là một trong nhiều nguyên tắc tổng hợp hình phạt. Nguyên tắc cộng hình phạt bao gồm: nguyên tắc cộng toàn bộ hình phạt và nguyên tắc cộng một phần hình phạt. Nguyên tắc thu hút hình phạt được áp dụng trong trường hợp một trong các hình phạt cao nhất đã tuyên là chung thân hoặc tử hình, nhưng không thu hút hình phạt tiền và trục xuất vào hai loại hình phạt này. Nguyên tắc cùng tồn tại được áp dụng khi các hình phạt đã tuyên là khác loại và không áp dụng được các nguyên tắc trên.
Quan điểm khác lại cho rằng, tổng hợp hình phạt là “Xác định hình phạt chung cho người bị tuyên nhiều hình phạt”. Khái niệm này đã chỉ ra đặc điểm chung, cơ bản nhất của tổng hợp hình phạt là xác định hình phạt chung trên cơ sở nhiều hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm nhiều tội, Tuy nhiên, khái niệm này chưa phản ánh chủ thể, căn cứ của tổng hợp hình phạt.
2. Đặc điểm của tổng hợp hình phạt:
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, tổng hợp hình phạt có những tính chất, đặc điểm sau:
– Việc tổng hợp hình phạt chỉ được thực hiện trong trường hợp một người đã bị Tòa án tuyên nhiều hình phạt.
– Việc tổng hợp hình phạt do Hội đồng xét xử hoặc Chánh án Tòa án thực hiện
– Việc tổng hợp hình phạt phải căn cứ vào quy định của pháp luật hình sự về tổng hợp hình phạt, trên cơ sở loại và mức hình phạt Tòa án đã tuyên đối với từng tội, phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước (trường hợp người đang đang phải chấp hành hình phạt của một bản án mà lại phạm tội mới)
Tổng hợp hình phạt tiếng anh là “Penalty synthesis”.
3. Cách tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
3.1. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt:
Tổng hợp hình phạt là quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt, bao gồm quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự và quyết định hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự. Tổng hợp hình phạt là hoạt động quan trọng của Tòa án được tiến hành đối với người bị kết án phạm từ hai tội trở lên và đối với trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong một bản án lại bị xét xử về một tội xảy ra trước hoặc sau khi có bản án đó. Việc tổng hợp hình phạt được tiến hành trên cơ sở các hình phạt cùng loại và khác loại, tổng hợp hình phạt chính và hình phạt bổ sung theo những nguyên tắc nhất định của luật hình sự.
Hiểu theo cách chung nhất thì tổng hợp hình phạt chính là xác định hình phạt chung cho người bị tuyên nhiều tội và việc xác định hình phạt chung có thể là một trong các trường hợp sau: người phạm tội bị xử cùng một lần về nhiều tội và do vậy bị tuyên nhiều hình phạt khác nhau và kèm theo có thể có các hình phạt bổ sung. Để có thể thi hành án được, Tòa án phải tổng hợp các hình phạt chính cũng như các hình phạt bổ sung thành hình phạt chung; người phạm tội đã có bản án kết tội kèm theo hình phạt và lại bị tuyên tiếp bản án khác cùng hình phạt kèm theo. Để có thể thi hành án được, Tòa án phải tổng hợp hình phạt đã tuyên (có thể đang chấp hành hoặc chưa chấp hành) với hình phạt mới tuyên thành hình phạt chung.
Cơ sở để tổng hợp hình phạt là các hình phạt đã tuyên. Riêng trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt lại phạm tội mới nên bị xét xử và tuyên hình phạt mới, thì cơ sở để tổng hợp hình phạt là phần còn lại của hình phạt cũ và hình phạt mới. Việc tổng hợp hình phạt có thể theo các nguyên tắc sau: nguyên tắc thu hút – nguyên tắc cho phép lấy hình phạt nặng nhất là hình phạt chung (hình phạt nặng nhất thu hút các hình phạt khác); nguyên tắc cộng một phần – nguyên tắc cho phép cộng hình phạt cao nhất với một phần hình phạt còn lại thành hình phạt chung; nguyên tắc cộng toàn bộ – nguyên tắc cho phép cộng toàn bộ các hình phạt để có hình phạt chung và nguyên tắc cùng tồn tại – tức là khi không áp dụng được ba nguyên tắc trên thì có nghĩa là không có tổng hợp hình phạt thành hình phạt chung mà các hình phạt phải được cùng chấp hành, ví dụ như hình phạt trục xuất và hình phạt tiền không thể tổng hợp được với các hình phạt khác.
3.2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
Về bản chất, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án cũng là một dạng của quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt và căn nguyên của nó cũng là do người bị kết án đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau, các hành vi đó đã được xét xử ở những thời điểm khác nhau và hình phạt đã được tuyên ở các bản án khác nhau. Do đó, về nguyên tắc và cách thức thực hiện có phần khác so với tổng hợp hình phạt của nhiều tội vì tổng hợp hình phạt của bản án thường có khoảng cách về thời gian hoặc ở nhiều địa phương khác nhau, giữa các bản án đã có hiệu lực pháp luật chưa chấp hành hoặc đang chấp hành. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự gồm có những trường hợp sau:
Thứ nhất, người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung trên cơ sở hình phạt của hai bản án theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự. Thời gian đã chấp hành của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Ở trường hợp này, sau khi quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, Tòa án cũng tiến hành tổng hợp hình phạt của nhiều tội theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự về tổng hợp hình phạt cùng loại, hình phạt khác loại (nếu có) thành hình phạt chung rồi trừ đi thời hạn đã chấp hành của bản án trước và tính phần hình phạt chung còn lại phải chấp hành. Như vậy, sau khi cộng hình phạt chung (cùng loại hoặc khác loại có thể quy đổi được) của hai bản án rồi Tòa án mới trừ đi thời hạn đã chấp hành của bản án trước để tính phần hình phạt chung còn lại.
Thứ hai, người đang chấp hành án lại bị xét xử về tội đã phạm sau khi có bản án này thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định của Điều 50 Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ quyết định hình phạt đối với tội mới, rồi cộng với phần hình phạt còn lại chưa chấp hành của bản án trước (sau khi trừ đi thời hạn đã chấp hành của bản án trước) theo quy định tại Điều 50 về tổng hợp hình phạt của nhiều tội.
Thứ ba, người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Đối với những trường hợp này, người có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 20/12/1991 của
– Các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều của cùng một Tòa án thì Chánh án Tòa án đó ra quyết định tổng hợp hình phạt.
– Các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án khác nhau nhưng cùng cấp (cùng cấp huyện trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh, cùng cấp khu vực, cùng cấp quân khu), thì Chánh án Tòa án ra bản án sau cùng (về mặt thời gian) ra quyết định tổng hợp hình phạt, cụ thể: nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án cấp huyện khác nhau (trong cùng một tỉnh hay khác tỉnh), thì Chánh án Tòa án cấp huyện đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án quân sự khu vực khác nhau (trong cùng một quân khu hay khác quân khu), thì Chánh án Tòa án quân sự khu vực đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều là của các Tòa án cấp tỉnh hoặc đều là của các Tòa án quân sự cấp quân khu, thì Chánh án Tòa án cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt.
– Các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án không cùng cấp thì Chánh án Tòa án cấp cao hơn ra quyết định tổng hợp hình phạt, không phụ thuộc vào việc bản án của Tòa án cấp cao hơn có trước hay có sau.
– Trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật, có bản án của
– Trường hợp trong số bản án đã có hiệu lực pháp luật, có bản án là của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận, có bản án là của Tòa án Việt Nam thì Chánh án TANDTC ra quyết định tổng hợp hình phạt.
Các quy định trên cho thấy, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được thực hiện theo những cách thức khác nhau do thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, cách thức tổng hợp cũng có những ảnh hưởng nhất định đến TNHS của người bị kết án. Cụ thể, ở trường hợp thứ nhất người đang chấp hành một bản án lại bị xét xử về một hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi có bản án này sẽ có lợi hơn so với trường hợp thứ hai. Bởi lẽ, trường hợp này tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử rồi tổng hợp hình phạt chung trên cơ sở hình phạt của hai bản án mà theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự thì hình phạt chung không được quá 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn, sau khi cộng để tổng hợp theo quy định của Điều 50 Bộ luật Hình sự rồi mới trừ đi phần hình phạt đã chấp hành của bản án trước để tính thời hạn còn lại của hình phạt chung.
Đối với trường hợp thứ hai, người bị kết án sẽ gặp bất lợi hơn vì sau khi trừ đi phần hình phạt đã chấp hành của bản án trước, tòa án mới tổng hợp hình phạt chung giữa hai bản án theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự – hình phạt chung không được vượt quá 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Rõ ràng trong trường hợp này, người bị kết án gặp bất lợi hơn, điều này cho thấy chế tài hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước và sau khi có bản án đang chấp hành là khác nhau, trong đó hành vi phạm tội thực hiện sau khi có bản án đang phải chấp hành phải chịu chế tài hình sự nghiêm khắc hơn so với hành vi phạm tội thực hiện trước khi có bản án đang chấp hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–