Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Sinh học

Tổng hợp công thức Sinh học lớp 12 ôn thi THPT phải nhớ

  • 05/09/202405/09/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    05/09/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Tổng hợp công thức sinh học 12 là tài liệu hệ thống toàn bộ công thức tính toán trong chương trình học của môn Sinh học 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để việc học trở lên hiệu quả nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tổng hợp công thức Sinh học lớp 12 ôn thi THPT phải nhớ:
        • 1.1 1.1. Công thức về Cấu trúc ADN:
        • 1.2 1.2. Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN:
        • 1.3 1.3. Công thức về Cấu trúc ARN:
        • 1.4 1.4. Công thức về cơ chế tổng hợp ARN:
      • 2 2. Cách học tốt môn sinh học:
      • 3 3. Lộ trình ôn thi THPT môn Sinh học:

      1. Tổng hợp công thức Sinh học lớp 12 ôn thi THPT phải nhớ:

      1.1. Công thức về Cấu trúc ADN:

      I. Tính số nucleotit của ADN hoặc gen

      1. Đối với mỗi mạch của gen

      – Trong ADN, 2 mạch bổ sung nhau, nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau

      A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = N/2

      – Trong cùng một mạch, A và T cũng như G và X, không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau.

      – Sự bổ sung chỉ có giữa 2 mạch: A của mạch này bổ sung với T của mạch kia, G của mạch này bổ sung với X của mạch kia . Vì vậy, số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2.

      A1 = T2;      T1 = A2;      G1 = X2;      X1 = G2

      2. Đối với cả 2 mạch:

      – Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch:

      A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2

      G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

      – Chú ý: Khi tính tỉ lệ %

      * Ghi nhớ: Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng nửa số nu của ADN hoặc bằng 50% số nu của ADN : Ngược lại nếu biết:

      + Tổng 2 loại nu = N/2  hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung

      + Tổng 2 loại nu khác = N/2  hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung

      3. Tổng số nu của ADN (N)

      – Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G + X. Nhưng theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), ta có:  A = T , G = X. Vì vậy , tổng số nu của ADN được tính là :

      N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2(A+ G)

      Do đó A + G = N/2 hoặc %A + %G = 50%

      4. Tính số chu kì xoắn (C)

      – Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu. khi biết tổng số nu (N) của ADN:

      5. Tính khối lượng phân tử ADN (M):

      – Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc. khi biết tổng số nu suy ra

      M = N × 300 đvc

      6. Tính chiều dài của phân tử ADN (L):

      – Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục, vì vậy chiều dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều dài trục của nó. Mỗi mạch có N/2  nuclêôtit, độ dài của 1 nu là 3,4 Å

      – Đơn vị thường dùng:

      + 1 micromet = 104 angstron (Å)

      + 1 micromet = 103 nanomet (nm)

      + 1 mm = 103 micromet = 106 nm = 107 Å

      II. Tính số liên kết Hiđrô và liên kết Hóa Trị Đ – P

      1. Số liên kết Hiđrô (H)

      + A của mạch này nối với T ở mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô

      + G của mạch này nối với X ở mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô

      – Vậy số liên kết hiđrô của gen là:

      H = 2A + 3 G hoặc H = 2T + 3X

      2. Số liên kết hoá trị (HT)

      a) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch gen: N/2  – 1

      – Trong mỗi mạch đơn của gen , 2 nu nối với nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 nu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị, …  N/2 nu nối với nhau bằng N/2  – 1 liên kết hóa trị

      b) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 2 mạch gen:  2(N/2-1)

      c) Số liên kết hoá trị đường – photphát trong gen (HT Đ – P)

      – Ngoài các liên kết hoá trị nối giữa các nu trong gen thì trong mỗi nu có 1 lk hoá trị gắn thành phần của H3PO4 vào thành phần đường . Do đó số liên kết hoá trị Đ – P trong cả ADN là:

      1.2. Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN:

      I . Tính số nucleotit tự do cần dùng

      1. Qua 1 lần tự nhân đôi (tự sao, tái sinh, tái bản)

      + Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn 2 mạch đều liên kết các nu tự do theo NTBS: AADN nối với TTự do và ngược lại; GADN nối với XTự do và ngược lại. Vì vây số nu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu mà loại nó bổ sung

      Atd = Ttd = A = T ; Gtd = Xtd = G = X

      + Số nu tự do cần dùng bằng số nu của AND: Ntd = N

      2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)

      – Tính số ADN con

      + 1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo 2 = 21 ADN con

      + 1 ADN mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo 4 = 22 ADN con

      + 1 ADN mẹ qua3 đợt tự nhân đôi tạo 8 = 23 ADN con

      + 1 ADN mẹ qua x đợt tự nhân đôi tạo 2x ADN con

      Vậy: Tổng số ADN con = 2x

      – Dù ở đợt tự nhân đôi nào, trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN ban đầu , vẫn có 2 ADN con mà mỗi ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ. Vì vậy số ADN con còn lại là có cả 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ nu mới của môi trường nội bào.

      Số ADN con có 2 mạch đều mới = 2x – 2

      + Tính số nu tự do cần dùng:

      – Số nu tự do cần dùng thì ADN trải qua x đợt tự nhân đôi bằng tổng số nu sau cùng trong các ADN con trừ số nu ban đầu của ADN mẹ

      + Tổng số nu sau cùng trong trong các ADN con: N.2x

      + Số nu ban đầu của ADN mẹ: N

      – Vì vậy tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua x đợt tự nhân đôi:

      + ∑Ntd = N.2x – N = N(2x – 1)

      – Số nu tự do mỗi loại cần dùng là:

      + ∑Atd = ∑Ttd = A(2x – 2)

      + ∑Gtd = ∑Xtd = G(2x – 2)

      – Nếu tính số nu tự do của ADN con mà có 2 mạch hoàn toàn mới:

      + ∑Ntd mới = N(2x – 2)

      + ∑Atd mới = ∑Ttd mới = A(2x – 2)

      + ∑Gtd mới = ∑Xtd mới = G(2x – 2)

      II .Tính số liên kết hidro; liên kết hóa trị Đ – P được hình thành hoặc bị phá vỡ

      1. Qua 1 đợt tự nhân đôi

      a. Tính số liên kết hiđrôbị phá vỡ và số liên kết hiđrô được hình thành:

      Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn :

      – 2 mạch ADN tách ra , các liên kết hiđrô giữa 2 mạch đều bị phá vỡ nên số liên kết hiđrô bị phá vỡ bằng số liên kết hiđrô của ADN

      Hbị đứt = HADN

      – Mỗi mạch ADN đều nối các nu tự do theo NTBS bằng các liên kết hiđrô nên số liên kết hiđrô được hình thành là tổng số liên kết hiđrô của 2 ADN con

      Hht=  2.HADN

      b. Số liên kết hoá trị được hình thành:

      – Trong quá trình tự nhân đôi của ADN , liên kết hoá trị Đ –P nối các nu trong mỗi mạch của ADN không bị phá vỡ . Nhưng các nu tự do đến bổ sung thì dược nối với nhau bằng liên kết hoá trị để hình thành 2 mạch mới

      – Vì vậy số liên kết hoá trị được hình thành bằng số liên kết hoá trị nối các nu với nhau trong 2 mạch của ADN

      2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)

      a. Tính tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ và tổng số liên kết hidrô hình thành:

      -Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ:

      ∑Hbị phá vỡ = H(2x – 1)

      – Tổng số liên kết hidrô được hình thành:

      ∑Hht = H×2x

      b. Tổng số liên kết hoá trị được hình thành:

      – Liên kết hoá trị được hình thành là những liên kết hoá trị nối các nu tự do lại thành chuỗi mạchpolinucleotit mới

      – Số liên kết hoá trị nối các nu trong mỗi mạch đơn: N/2  – 1

      – Trong tổng số mạch đơn của các ADN con còn có 2 mạch cũ của ADN mẹ được giữ lại

      – Do đó số mạch mới trong các ADN con là 2.2x – 2, vì vây tổng số liên kết hoá trị được hình thành là:

      III. Tính thời gian sao mã

      – Có thể quan niệm sự liên kết các nu tự do vào 2 mạch của ADN là đồng thời, khi mạch này tiếp nhân và đóng góp dược bao nhiêu nu thì mạch kia cũng liên kết được bay nhiêu nu

      – Tốc độ tự sao: Số nu dược tiếp nhận và liến kết trong 1 giây

      1. Tính thời gian tự nhân đôi (tự sao)

      Thời gian để 2 mạch của ADN tiếp nhận và kiên kết nu tự do

      – Khi biết thời gian để tiếp nhận và liên kết trong 1 nu là dt , thời gian tự sao dược tính là:

      – Khi biết tốc độ tự sao (mỗi giây liên kết được bao nhiêu nu )thì thời gian tự nhân đôi của ADN là:

      1.3. Công thức về Cấu trúc ARN:

      I. Tính số ribonucleotit của ARN:

      – ARN thường gồm 4 loại ribônu : A , U, G, X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN theo NTBS . Vì vâỵ số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN

      – Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa A, U , G, X của ARN lần lượt với T, A, X, G của mạch gốc ADN. Vì vậy số ribônu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN.

      rA = Tgốc ; rU = Agốc

      rG = Xgốc ; rX = Ggốc

      * Chú ý: Ngược lại , số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau:

      + Số lượng:

      A = T = rA + rU

      G = X = rR + rX

      + Tỉ lệ %:

      II. Tính khối lượng phân tử ARN (MARN)

      – Một ribônu có khối lượng trung bình là 300 đvc, nên:

      III. Tính chiều dài và số liên kết hóa trị Đ – P của ARN

      1. Tính chiều dài:

      – ARN gồm có mạch rN ribônu với độ dài 1 nu là 3,4 A0 . Vì vậy chiều dài ARN bằng chiều dài AND tổng hợp nên ARN đó:

      – Vì vậy:

      2. Tính số liên kết hoá trị Đ – P:

      – Trong chuỗi mạch ARN: 2 ribônu nối nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 ribônu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị …Do đó số liên kết hoá trị nối các ribônu trong mạch ARN là rN – 1

      – Trong mỗi ribônu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần axit H3PO4 vào thành phần đường . Do đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribônu là rN

      – Vậy số liên kết hoá trị Đ – P của ARN là:

      HTARN = rN – 1 + rN = 2×rN – 1

      1.4. Công thức về cơ chế tổng hợp ARN:

      I . Tính số ribonucleotit tự do cần dùng

      1. Qua 1 lần sao mã:

      – Khi tổng hợp ARN , chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu liên các ribônu tự do theo NTBS:

      AADN nối UARN ; TADN nối AARN

      GADN nối XARN ; XADN nối GARN

      – Vì vậy:

      + Số ribônu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu loại mà nó bổ sung trên mạch gốc của ADN:

      rAtd = Tgốc ; rUtd = Agốc

      rGtd = Xgốc ; rXtd = Ggốc

      + Số ribônu tự do các loại cần dùng bằng số nu của 1 mạch AND:

      2. Qua nhiều lần sao mã (k lần)

      – Mỗi lần sao mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra từ 1 gen bằng số lần sao mã của gen đó.

      Số phân tử ARN = Số lần sao mã = K

      – Số ribônu tự do cần dùng là số ribônu cấu thành các phân tử ARN . Vì vậy qua K lần sao mã tạo thành các phân tử ARN thì tổng số ribônu tự do cần dùng là:

      td = K . rN

      + Suy luận tương tự , số ribônu tự do mỗi loại cần dùng là :

      td = K. rA = K . Tgốc ; td = K. rU = K . Agốc

      td = K. rG = K . Xgốc ; td = K. rX = K . Ggốc

      * Chú ý: Khi biết số ribônu tự do cần dùng của 1 loại:

      + Muốn xác định mạch khuôn mẫu và số lần sao mã thì chia số ribônu đó cho số nu loại bổ sung ở mạch 1 và mạch 2 của ADN => Số lần sao mã phải là ước số giữa số ribbônu đó và số nu loại bổ sung ở mạch khuôn mẫu.

      + Trong trường hợp căn cứ vào 1 loại ribônu tự do cần dùng mà chưa đủ xác định mạch gốc, cần có số ribônu tự do loại khác thì số lần sao mã phải là ước số chung giữa só ribônu tự do mỗi loại cần dùng với số nu loại bổ sung của mạch gốc.

      II. Tính số liên kết hidro và liên kết hóa trị Đ – P:

      1. Qua 1 lần sao mã:

      a. Số liên kết hidro:

      Hđứt = HADN

      Hht = HADN

      => Hđứt = Hht = HADN

      b. Số liên kết hoá trị:

      HTht= rN – 1

      2. Qua nhiều lần sao mã (K lần):

      a. Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ:

      ∑Hphá vỡ = K . H

      b. Tổng số liên kết hoá trị hình thành:

      ∑Hht = K(rN – 1)

      III. Tính thời gian sao mã

      * Tốc độ sao mã: Số ribônu được tiếp nhận và liên kết nhau trong 1 giây.

      *Thời gian sao mã:

      – Đối với mỗi lần sao mã: là thời gian để mạch gốc của gen tiếp nhận và liên kết các ribônu tự do thành các phân tử ARN

      + Khi biết thời gian để tiếp nhận 1 ribônu là dt thì thời gian sao mã là:

      TGsao mã = dt×rN

      + Khi biết tốc độ sao mã (mỗi giây liên kết được bao nhiêu ribônu) thì thời gian sao mã là :

      – Đối với nhiều lần sao mã (K lần):

      + Nếu thời gian chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã mà không đáng kể thi thời gian sao mã nhiều lần là:

      TGsao mã nhiều lần = K×TGsao mã 1 lần

      + Nếu TG chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã liên tiếp đáng kể là Δt thời gian sao mã nhiều lần là :

      TGsao mã nhiều lần = K×TGsao mã 1 lần + (K-1)×Δt

      2. Cách học tốt môn sinh học:

      Việc yêu thích môn Sinh Học thực sự quan trọng. Đây không chỉ là việc học một môn học, mà còn là khám phá vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh chúng ta. Khi bạn yêu thích môn học này, việc nắm vững kiến thức và hiểu sâu về Sinh Học trở nên dễ dàng hơn.

      Đồng thời, việc chọn thời điểm học phù hợp cũng quan trọng không kém. Có những khoảng thời gian trong ngày mà tâm trí và khả năng tiếp thu kiến thức của bạn đạt hiệu suất cao nhất. Thông thường, buổi chiều sớm được xem là thời gian vàng để học môn Sinh Học vì tâm trạng và sự tập trung của bạn thường cao nhất vào thời điểm này.

      Không gian học tập cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả học tập. Việc chọn một không gian rộng rãi, thoải mái, có đủ ánh sáng và không khí tươi mát giúp tinh thần bạn tỉnh táo và sẵn sàng hấp thu kiến thức.

      Cũng quan trọng là tâm lý khi học. Việc tự tin, thoải mái, và không căng thẳng quá mức sẽ giúp bạn tập trung hơn và thu nhận thông tin một cách hiệu quả.

      Những bước trên không chỉ giúp bạn học môn Sinh Học hiệu quả hơn mà còn tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển cá nhân và hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh.

      3. Lộ trình ôn thi THPT môn Sinh học:

      Việc nắm vững cấu trúc đề thi là bước cơ bản để thành công trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Bằng việc tìm hiểu chi tiết cấu trúc đề thi, bạn có thể chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho việc làm bài. Việc thực hành giải các dạng đề thi thử từ các năm trước cũng giúp bạn làm quen với định dạng đề cũng như cải thiện kỹ năng làm bài của mình.

      Công việc phân bổ thời gian ôn thi một cách hợp lý cũng quan trọng không kém. Bạn cần lên kế hoạch ôn tập sao cho cân đối giữa việc học kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ và thực hành làm bài tập. Việc chia thời gian hợp lý giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và không bị quá tải.

      Kế hoạch ôn tập môn Sinh Học mỗi ngày là một phần quan trọng giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc Gia. Phân chia thời gian một cách hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa việc học tập và làm bài tập.

      Việc dành 1 tiếng mỗi ngày để ôn thi môn Sinh Học là một kế hoạch linh hoạt và khả thi. Trong giai đoạn nước rút, việc nâng cao thời gian ôn tập lên 2 tiếng cũng hợp lý. Điều quan trọng là cách bạn sử dụng thời gian này một cách hiệu quả.

      Luyện giải các dạng đề cũng là phần quan trọng trong quá trình ôn thi. Qua việc làm bài, bạn không chỉ rèn luyện kiến thức mà còn phát triển kỹ năng làm bài, tư duy logic và phản xạ giải quyết vấn đề. Điều này giúp bạn tự tin và hiệu quả hơn khi đối mặt với các đề thi thực tế.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Lớp bò sát là gì? Vai trò, đặc điểm chung và cấu tạo ngoài?
      • Giới hạn sinh thái là gì? Ý nghĩa quy luật giới hạn sinh thái?
      • Kháng nguyên là gì? Phân loại và những đặc tính cơ bản?
      • Quan hệ cộng sinh là gì? Ý nghĩa, ví dụ quan hệ cộng sinh?
      • Xương là gì? Thành phần, cấu tạo và chức năng của xương?
      • Giới nguyên sinh là gì? Đặc điểm? Bao gồm những loài nào?
      • Giới thực vật là gì? Giới thực vật bao gồm những ngành nào?
      • Vẽ, chú thích các thành phần chính của tế bào nhân thực
      • Hoa anh túc là gì? Hoa anh túc có bị cấm trồng không?
      • Ty thể là gì? Đặc điểm cấu trúc và chức năng của ty thể?
      • Suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới hậu quả nào sau đây?
      • Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Bản đồ, xã phường thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc quận Ninh Kiều (Cần Thơ)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc TP Thuận An (Bình Dương)
      • Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ