Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Dưới đây là tổng hợp các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- (1) Theo như thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;
- (2) Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm đã bị chấm dứt;
- (3) Toàn bộ nội dung hoặc một phần của nội dung hợp đồng bảo đảm bị hủy bỏ mà nội dung bị hủy bỏ có biện pháp bảo đảm đã được đăng ký;
- (4) Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký và được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;
- (5) Tài sản bảo đảm hiện không còn do được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội; hoặc đã được thay thế, chuyển nhượng, chuyển giao, hợp nhất, sáp nhập, trộn lẫn; được chế biến dưới hình thức lắp ráp, chế tạo hoặc hình thức khác; bị thu hồi, tiêu hủy, tổn thất toàn bộ, phá dỡ, tịch thu hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.
- Tài sản bảo đảm hiện được xác định là không còn thuộc trường hợp quy định tại điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế và tài sản này được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật thì không thực hiện xóa đăng ký mà thực hiện đăng ký thay đổi theo trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP;
- (6) Tài sản bảo đảm hiện đã được xử lý xong bởi bên nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- (7) Tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm đang được xác định là tài sản bảo đảm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.
- Trường hợp tài sản thuộc điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế thì được trao đổi do Nhà nước bồi thường về tài sản gắn liền với đất thì thực hiện đăng ký theo quy định tại điểm đ khoản này;
- (8) Tài sản bảo đảm được xác định là tàu bay không còn đăng ký quốc tịch Việt Nam;
- (9) Tài sản bảo đảm được xác định là cây hằng năm được thu hoạch, là công trình tạm bị phá dỡ mà nội dung hiện đã được đăng ký không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch cây hằng năm hoặc có được từ phá dỡ công trình tạm;
- (10) Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế được xác định không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định khác;
- (11) Bên nhận bảo đảm được xác định là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật;
- (12) Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký để thực hiện xóa đăng ký;
- (13) Đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất đã được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
2. Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về những trường hợp tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
- Người yêu cầu đăng ký sẽ tiến hành nộp hồ sơ xóa đăng ký khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Theo như thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;
- Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm đã bị chấm dứt;
- Toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung hợp đồng bảo đảm đã bị hủy bỏ mà nội dung bị hủy bỏ có biện pháp bảo đảm đã được đăng ký;
- Biện pháp bảo đảm hiện đã được đăng ký được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác thực hiện theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;
- Tài sản bảo đảm hiện không còn do được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội; và đã được thay thế, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chuyển giao, trộn lẫn; được chế biến dưới hình thức lắp ráp, chế tạo hoặc hình thức khác; bị thu hồi, tiêu hủy, tổn thất toàn bộ, phá dỡ, tịch thu hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.
- Tài sản bảo đảm được xác định là không còn thuộc trường hợp quy định tại điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế và tài sản này đã được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật thì không thực hiện xóa đăng ký mà thực hiện đăng ký thay đổi theo trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
- Tài sản bảo đảm đã được tiến hành xử lý xong bởi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm đang được xác định là tài sản bảo đảm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.
- Đối với trường hợp tài sản thuộc điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế, được trao đổi do Nhà nước bồi thường về tài sản gắn liền với đất thì thực hiện đăng ký thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản này;
- Tài sản bảo đảm được xác định là tàu bay không còn đăng ký quốc tịch Việt Nam;
- Tài sản bảo đảm được xác định là cây hằng năm được thu hoạch, là công trình tạm bị phá dỡ mà nội dung đã được đăng ký không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch cây hằng năm hoặc có được từ phá dỡ công trình tạm;
- Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất được xác định là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định khác;
- Bên nhận bảo đảm được xác định là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật;
- Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện xóa đăng ký;
- Đăng ký thế chấp về quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất đã được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định này.
Đối với trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm m khoản 1 Điều này mà không có người yêu cầu xóa đăng ký thì căn cứ vào nội dung bản án, quyết định của Tòa án, ngay trong ngày làm việc nhận được văn bản này, cơ quan đăng ký thực hiện ghi, cập nhật nội dung xóa đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu.
Chậm nhất thười gian là 01 ngày làm việc kể từ ngày xóa đăng ký, cơ quan đăng ký thông báo bằng văn bản về việc xóa đăng ký thực hiện theo Mẫu số 07a, Mẫu số 07d, Mẫu số 10b hoặc Mẫu số 10c tại Phụ lục cho Tòa án đã ban hành bản án, quyết định và cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người khác đang giữ Giấy chứng nhận (nếu có); trong văn bản thông báo nêu rõ căn cứ xóa đăng ký, thời điểm chấm dứt hiệu lực của đăng ký.
Đối với trường hợp xóa đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai thì trong văn bản thông báo phải thể hiện nội dung yêu cầu người giữ Giấy chứng nhận nộp lại giấy này để Văn phòng đăng ký đất đai ghi trên Giấy chứng nhận nội dung xóa đăng ký. Trong trường hợp Giấy chứng nhận không được nộp lại thì việc xóa đăng ký vẫn có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung được xóa vào Sổ đăng ký.
Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm m khoản 1 Điều này thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu xóa đăng ký thì bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án là tài liệu phải có trong Hồ sơ đăng ký (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm n khoản 1 Điều này thì ngay trong ngày làm việc nhận được giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Nghị định này, Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản chủ động xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này thì ngay trong ngày nhận được kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung, Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản chủ động xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán chưa đăng ký tập trung.
Trường hợp biện pháp bảo đảm đã được đăng ký mà tài sản bảo đảm được dùng để thực hiện bảo đảm nghĩa vụ khác thì khi đăng ký đối với nghĩa vụ mới, cơ quan đăng ký không được yêu cầu xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã được đăng ký trước đó.
Trường hợp xóa đăng ký liên quan đến nhiều biện pháp bảo đảm đã được đăng ký mà có cùng một bên nhận bảo đảm thì người yêu cầu đăng ký tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký kèm theo 01 Danh mục văn bản được kê khai theo Mẫu số 01đ hoặc Mẫu số 02đ tại Phụ lục tương ứng với biện pháp bảo đảm được xóa đăng ký.
3. Bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy hay không?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về giá trị của bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
- Người yêu cầu đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc 5 Điều 8 Nghị định này có quyền thực hiện việc đề nghị cơ quan đăng ký đã cấp văn bản chứng nhận đăng ký thực hiện cấp bản sao văn bản chứng nhận này theo Mẫu số 08d, Mẫu số 11b hoặc Mẫu số 11c tại Phụ lục.
- Việc yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký sẽ được thực hiện theo cách thức quy định tại Điều 13 Nghị định này.
- Thời hạn cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này; việc trả bản sao sẽ được thực hiện theo cách thức quy định tại Điều 17 Nghị định này.
- Bản sao văn bản chứng nhận đăng ký bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy và có giá trị pháp lý như bản chính.
- Đối với trường hợp người yêu cầu đăng ký có đề nghị Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản gửi bản sao văn bản chứng nhận đăng ký kèm theo Thông báo về việc đăng ký thế chấp hoặc về việc đăng ký thay đổi hoặc về việc xóa đăng ký đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, tàu cá, động sản khác đến cơ quan đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc đăng ký quyền lưu hành tài sản thì Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản có trách nhiệm gửi giấy tờ, tài liệu này đến cơ quan liên quan.
- Văn bản quy định tại khoản này sẽ có thể được cấp bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo yêu cầu. Trường hợp bằng bản điện tử thì được kết nối, chia sẻ theo quy định tại khoản 4 Điều 53 và khoản 1 Điều 58 Nghị định này.
- Thông báo về việc đăng ký thế chấp hoặc về việc đăng ký thay đổi hoặc về việc xóa đăng ký thực hiện theo Mẫu số 12d tại Phụ lục.
Như vậy, căn cứ theo quy định, Bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng bản điện tử có giá trị pháp lý như bản giấy và có giá trị pháp lý như bản chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm.
THAM KHẢO THÊM: