Trong hệ thống kế toán và quản lý tài sản của các doanh nghiệp, tài sản cố định đóng vai trò quan trọng, góp phần vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra giá trị lâu dài. Tuy nhiên, không phải tất cả các tài sản cố định đều cần phải trích khấu hao. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tài sản cố định là gì? Khấu hao tài sản cố định là gì?
1.1. Tài sản cố định là gì?
Tài sản không có một quy định chung cụ thể, tuy nhiên, tại Điều 2 Thông tư
-
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Ví dụ: nhà cửa, công trình kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
-
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng thể hiện giá trị đã đầu tư, đáp ứng các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Ví dụ: các chi phí liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
-
Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định được doanh nghiệp thuê từ các công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp thuê có quyền mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tổng số tiền thuê phải ít nhất tương đương với giá trị của tài sản tại thời điểm ký hợp đồng.
-
Tài sản cố định tương tự: Là những tài sản cố định có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
1.2. Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định là quá trình định giá và phân bổ hợp lý, có hệ thống giá trị của tài sản cố định khi giá trị của các tài sản đó giảm dần do sự hao mòn tự nhiên hoặc sự tiến bộ về công nghệ sau một thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình tài sản đó được doanh nghiệp sử dụng.
2. Những loại tài sản doanh nghiệp không cần phải trích khấu hao:
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư
-
Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi cho người lao động của doanh nghiệp, trừ các tài sản phục vụ trực tiếp cho nhân viên như nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế, xe đưa đón nhân viên, cơ sở đào tạo và dạy nghề, và nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
-
Tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, ngoại trừ tài sản cố định thuê tài chính.
-
Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
-
Tài sản cố định chưa khấu hao hết nhưng bị mất.
-
Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
-
Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ nghiên cứu khoa học.
-
Các tài sản cố định loại 6 không cần trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.
Tài sản cố định loại 6 được quy định cụ thể như sau: Loại 6: Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước và được giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng:
-
Máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất, bao gồm các công trình xây dựng bằng bê tông và đất như hồ, đập, kênh, mương phục vụ tưới và tiêu nước. Máy bơm nước có công suất từ 8.000 m³/giờ trở lên cùng với các công trình kiến trúc liên quan được giao cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ để quản lý và khai thác công trình thủy lợi, phục vụ sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ công ích.
-
Công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp do Nhà nước đầu tư để sử dụng chung trong khu công nghiệp, bao gồm: đường nội bộ, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
-
Hạ tầng đường sắt và đường sắt đô thị, bao gồm đường hầm, kết cấu trên cao, đường ray.
Như vậy, mặc dù tất cả tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, nhưng doanh nghiệp không cần phải trích khấu hao đối với các tài sản cố định thuộc 08 loại được nêu trên.
3. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
Theo Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC, quy định về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định bao gồm các điểm chính sau:
-
Phương pháp khấu hao đường thẳng
-
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
-
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Lựa chọn phương pháp khấu hao: Doanh nghiệp có thể chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định dựa trên khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng cho mỗi phương pháp:
-
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp tính khấu hao đều đặn mỗi năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
+ Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao có thể áp dụng khấu hao nhanh nhưng không được vượt quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng, nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ. Các tài sản cố định có thể áp dụng khấu hao nhanh bao gồm máy móc, thiết bị; dụng cụ đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật và vườn cây lâu năm. Khi áp dụng khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động có lãi. Nếu doanh nghiệp khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức quy định trong khung thời gian sử dụng tài sản cố định được nêu tại Phụ lục 1 của Thông tư này, phần khấu hao vượt mức sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
-
Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Áp dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thay đổi nhanh chóng. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải là đầu tư mới (chưa qua sử dụng) và bao gồm các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.
-
Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Áp dụng cho máy móc, thiết bị trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm. Tài sản phải xác định được tổng sản lượng sản xuất theo công suất thiết kế và công suất sử dụng thực tế hàng tháng không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp và thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định và phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi bắt đầu thực hiện. Phương pháp đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Nếu cần thay đổi phương pháp khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình lý do và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý. Mỗi TSCĐ chỉ được thay đổi phương pháp khấu hao một lần trong suốt thời gian sử dụng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
-
Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
-
Thông tư
147/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ban hành.
THAM KHẢO THÊM: