Bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các mẫu mở bài các tác phẩm Ngữ văn lớp 9 để làm cơ sở cho các bài kiểm tra đạt điểm cao, mời bạn cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp các mẫu mở bài “Phong cách Hồ Chí Minh”:
Mẫu 1:
Việt Nam đang đi theo con đường phát triển phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách là tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại thế giới, đồng thời duy trì sự hài hòa với bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đất nước. Hòa nhập nhưng không hòa tan. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tác động to lớn đến việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Nhận thức được điều đó, Lê Anh Trà đã có bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với giản dị” trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”. Trong bài viết có một đoạn trích mang tên “Phong cách Hồ Chí Minh” rất tiêu biểu và độc đáo. Tác giả đã chỉ ra vẻ đẹp trong phong cách viết của Bác. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng giúp cho mọi người Việt Nam, đặc biệt nhất chính là thế hệ trẻ rút ra bài học đúng đắn về cách kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc.
Mẫu 2:
“Phong Cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà là trích đoạn một bài viết về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ. Bằng lối văn xuôi giản dị nhưng rất duyên dáng, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác Hồ. Đó là một phong cách mà tinh hoa truyền thống được kết hợp với văn hóa nhân loại, giản dị nhưng rất cao quý.
Mẫu 3:
“Phong cách Hồ Chí Minh” là văn bản được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà được in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” xuất bản năm 1990. Qua tác phẩm này mà chúng ta học được nhiều điều hay về phong cách của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.
Mẫu 4:
Tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà, được in lại trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” (Viện Nghiên cứu Văn học, Hà Nội, 1990). Tác phẩm này khẳng định nét đặc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh: đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự cao cả và sự giản dị.
Mẫu 5:
Tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà đã viết về phong cách làm việc, lối sống tuyệt vời, cao quý nhưng giản dị của Bác Hồ. Cơ sở nền tảng để làm nên vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự vĩ đại và giản dị.
2. Tổng hợp các mẫu mở bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
Mẫu 1:
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vô số truyện, văn, thơ đã viết về cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt nhưng rất hào hùng, anh hùng của bộ đội và nhân dân trên chiến trường, chẳng hạn như bài thơ của Phạm Tiến Duật. Bản thân Phạm Tiến Duật từng là người lính trẻ công tác trên tuyến Trường Sơn. Trong trận chiến, ông đã làm thơ và tác phẩm ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’ đã cho người đọc thấy được hình ảnh của một thế hệ trẻ yêu nước. Bài thơ này khắc họa hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, những chiếc ô tô không có kính, đồng thời khắc họa những người lính chạy đường Trường Sơn kiêu hãnh, lạc quan và dũng cảm.
Mẫu 2:
‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’ là tác phẩm của nhà thơ Phạm Tiến Duật, được viết trong thời kỳ tác giả đang tham gia cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong Binh Đoàn Vận tải Trường Sơn. Có thể nói đây là một bài thơ độc đáo với chủ đề về những người lính trong kháng chiến chống Mỹ. Xuyên suốt bài thơ, hình ảnh độc đáo, mới lạ về những chiếc ô tô không kính xuất hiện cùng hình ảnh những người lính lái xe đại diện cho thế hệ trẻ, truyền tải sự thật tàn khốc về bom đạn. Nhưng những người lính luông dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì hoà bình, độc lập tổ quốc.
Mẫu 3:
Một trong những bài thơ tiêu biểu đề cập đến chủ đề người lính trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’ của tác giả Phạm Tiến Duật. Bài thơ này miêu tả vẻ đẹp của người lính. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân lính đã đi qua đường Trường Sơn. Những người lính trẻ vẫn bất chấp mưa đạn, hàng ngày lái những chiếc ô tô không có kính trên những tuyến đường huyết mạch nối nội địa với tiền tuyến. Bài thơ này như lời kêu gọi, động viên, quyết tâm của toàn quân và toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hãy chiến đấu và giành thắng lợi.
3. Tổng hợp các mẫu mở bài “Bếp lửa”:
Mẫu 1:
Tuổi thơ của mỗi người gắn liền với vô số kỷ niệm với người thân, bạn bè, cũng như những tình cảm, cảm xúc đối với nhau, và ngay cả khi trưởng thành, những ký ức này cũng có thể được sử dụng để tiếp tục hành trang cuộc đời. Nhiều bài thơ, truyện ngắn lấy cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng này, tình vợ chồng, tình mẹ con, tình bạn bè, tình quê hương, v.v.. Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ ‘Bếp Lửa’ với tình yêu và sự ngưỡng mộ của người cháu dành cho bà, khi tác giả đang du học ở Liên Xô năm 1963. Tác phẩm mô tả một người cháu và người bà sống một cuộc đời khó khăn nhưng đầy yêu thương, hạnh phúc từ sự chăm sóc, nhân ái, chở che hàng ngày của bà và ngọn lửa yêu thương ấm áp khi cha mẹ đi làm xa.
Mẫu 2:
Chắc hẳn ai cũng có một quá khứ với người thân, gia đình, một tuổi thơ hồn nhiên, hạnh phúc hay một tuổi thơ dữ dội, đau khổ… Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người đều có những kỷ niệm. Ký ức tuổi thơ luôn là những kỷ niệm sâu sắc và khó quên nhất trong cuộc đời. Nó đồng hành cùng chúng ta qua những thăng trầm của cuộc đời, thấm sâu vào trái tim và ngự trị trong trái tim chúng ta mãi mãi…dù tuổi thơ của chúng ta có ngọt ngào hay cay đắng, xung quanh chúng ta vẫn có một hay nhiều người, những người đã ủng hộ chúng ta, người đã chăm sóc chúng ta…và như những kỷ niệm sẽ sống mãi sau nhiều năm. Nó đã để lại dấu ấn… Nhà thơ Bằng Việt đã có một tuổi thơ như vậy… một tuổi thơ đầy đói khát, khó khăn nhưng tràn ngập sự ấm áp, hạnh phúc.
Mẫu 3:
Nhà thơ Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 1960. Ông là một nhà thơ lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những bài thơ của ông toát lên vẻ đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng “như tranh lụa”. Bài thơ Bếp lửa là bài thơ rất tình cảm và sâu sắc về những kỷ niệm thời thơ ấu, thời đi học, tình cảm gia đình… là bài thơ hay nhất phản ánh rõ nét nhất đặc điểm của phong cách sáng tác thơ, phong cách nghệ thuật và con người của Bằng Việt. Tác phẩm này được viết vào năm 1963, khi tác giả còn là sinh viên luật ở Liên Xô. Đây là tập thơ đầu tiên của Bằng Việt, sau này được đưa vào tập thơ ‘Hương Cây – Bếp Lửa’ cùng với Lưu Quang Vũ. Qua bài thơ này, người đọc cảm nhận được tình cảm giản dị, sâu sắc, cảm động và rất thiêng liêng, đáng trân trọng giữa bà và cháu.
4. Tổng hợp các mẫu mở bài “Tuyên bố thế giới về sự sống”:
Mẫu 1:
Trong số tất cả các quyền của trẻ em trên thế giới, có một quyền quan trọng không thể bỏ qua. Đó là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập và phát triển và bảo vệ các em khỏi những nguy cơ trong cuộc sống. “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” do Liên hợp quốc soạn thảo năm 1990 khẳng định tính cấp thiết và cần thiết cũng như vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đất nước đối với trẻ em.
Mẫu 2:
Trước khi con người lớn lên và chính thức bước vào cuộc đời, ai cũng đều có tuổi thơ và đã từng là một đứa trẻ nên. Ai cũng biết rằng giai đoạn đó là giai đoạn cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ nhất. Ở mọi quốc gia trên thế giới, trẻ em luôn có những quyền lợi chính đáng: quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được yêu thương. Để đạt được mục tiêu này, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về trẻ em tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York vào ngày 30 tháng 9 năm 1990, “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” đã được thông qua để khẳng định và đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo cho trẻ em. Đây là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.