Vi phạm hành chính là gì? Xử phạt vi phạm hành chính là gì? Các hình thức xử phạt hành chính? Trường hợp nào bị xử phạt tại chỗ và không lập biên bản?
Hiện nay, các quy định pháp luật nước ta đang ngày càng được chặt chẽ và đầy đủ hơn, mọi lĩnh vực hầu như đã có luật quy định. Đặc biệt về lĩnh vực giao thông, khi dân số nước ta là dân số đông nhu cầu đi lại ngày càng tăng. Trên mỗi tuyến đường giao thông đều phải có các biển báo, đèn tín hiệu…để hướng dẫn người tham gia giao thông lưu thông đúng pháp luật.
Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân hoặc do ý chí chủ quan nên hiện nay mức độ vi phạm giao thông của nước ta đang ở mức báo động. Theo quy định của pháp luật thì mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo từng khung hình phạt khác nhau và hình thức xử phạt có thể khác nhau. Vậy trường hợp nào thì sẽ bị phạt tại chỗ và không lập biên bản?
Luật sư tư vấn các quy định về xử phạt hành chính tại chỗ: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
- Văn bản hợp nhất Luật Xử lý quy phạm hành chính 09/VBHN-VPQH năm 2017;
Mục lục bài viết
1. Vi phạm hành chính là gì? Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2 của Văn bản hợp nhất
Như vậy, vi phạm hành chính là hành vi vi phạm luật của cá nhân, tổ chức về một hay nhiều quy định pháp luật nào đó. Khi có hành vi vi phạm xảy ra, cơ quan nhà nước sẽ áp dụng chế tài để xử lý theo đúng pháp luật. Nhằm mục đích răn đe, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Văn bản hợp nhất
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
2. Các hình thức xử phạt hành chính:
Hiện nay pháp luật nước ta quy định các hình thức xử phạt như sau:
Một, cảnh cáo.
Đây là hành vi được áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi.
Lưu ý: Phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Hai, phạt tiền.
Tùy theo mức độ nguy hiểm mà cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành phạt tiền theo khung hình phạt quy định. Căn cứ theo Điều 22 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính thì sẽ bao gồm các quy định xử phạt sau đây:
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định khác.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 :
- Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
- Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Ba, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Đây là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị xử phạt cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Tư, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Văn bản hợp nhất Luật Xử Lý vi phạm hành chính 2012.
Năm, trục xuất.
Đây là hình thức cử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam và chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Trường hợp nào bị xử phạt tại chỗ và không lập biên bản:
Trong một số trường hợp phát hiện hành vi vi phạm luật giao thông, công an sẽ tiến hành cho dừng xe và tiến hành xử phạt tại chỗ. Tuy nhiên, không phải hành vi nào cũng bị xử phạt tại chỗ và không lập biên bản.
+ Hiện nay theo quy định của pháp luật thì xử phạt hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
+ Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
+
4. Các trường hợp bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân và 500.000 đồng với tổ chức:
Một, đối với xe ô tô và các loại xe tương tự.
+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
+ Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
+ Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
+ Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
+ Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
+ Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
+ Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này;
Hai, đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường
+ Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
+ Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
+ Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
+ Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
+ Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
+ Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
+ Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
+ Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
+ Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;
+ Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
+ Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật DươnGia về các trường hợp xử phạt hành chính tại chỗ và không lập biên bản. Trường hợp có thắc mắc quý khách hàng liên hệ để được hỗ trợ.