Phần kiến thức ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 là một trong những phần kiến thức quan trọng để bạn có được nền tảng ngoại ngữ. Để có thể hệ thống được tổng hợp ngữ pháp tiếng anh lớp 7 mà các bạn học sinh sẽ gặp, cùng tìm hiểu bài viết này nhé:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thì hiện tại đơn:
- 2 2. Thì quá khứ đơn:
- 3 3. Thì hiện tại tiếp diễn:
- 4 4. So sánh hơn:
- 5 5. So sánh nhất:
- 6 6. Lượng từ:
- 7 7. Giới từ:
- 8 8. Liên từ:
- 9 9. Đại từ nghi vấn:
- 10 10. Câu hỏi và trả lời về khoảng cách với IT:
- 11 11. Cấu trúc câu đưa ra lời khuyên với should và shouldn’t:
- 12 12. Câu cảm thán:
- 13 13. Câu đề nghị:
- 14 14. Cấu trúc câu hỏi thời gian và câu chỉ đường:
- 15 15. Một số bài tập vận dụng:
1. Thì hiện tại đơn:
Định nghĩa: Thì hiện tại đơn thường được sử dụng để diễn tả các hành động, sự việc xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại hoặc diễn tả những sự thật, thông tin chung.
Cấu trúc:
– Khẳng định: S + to be hoặc V (s/es) + O
– Phủ định: S + do/does (not) + V + O
– Nghi vấn: (Wh question) / Do/ does + V + 0?
Ví dụ:
– I go to school every day. (Tôi đi học mỗi ngày)
– She likes to read comics. (Cô ấy thích đọc truyện)
Dấu hiệu nhận biết: Có các trạng từ chỉ tần suất, chẳng hạn như always (luôn luôn), usually (thường xuyên), often (thường), sometimes (thỉnh thoảng), everyday (mỗi ngày), never (không bao giờ), once (khi)+ thời gian…
Chức năng:
– Diễn tả một thói quen, một hành động được thực hiện nhiều lần. Ví dụ: She gets up at 7:00 o’clock everyday (Cô ấy thức dậy lúc 7h mỗi ngày)
– Diễn tả một chân lý, sự thật luôn đúng. Ví dụ: The sun rises in the East (Mặt trời mọc hướng Đông).
– Diễn tả một hành động đã được lên kế hoạch và luôn xảy ra. Ví dụ: The school bus leaves at 5 pm (Xe buýt của trường học sẽ rời khỏi lúc 5h chiều).
– Dùng trong mệnh đề IF của câu điều kiện (Loại 1). Ví dụ: If I have money, I will that bracelet for you (Nếu tôi có tiền, tôi sẽ mua chiếc vòng đó cho bạn)
2. Thì quá khứ đơn:
Định nghĩa: Thì quá khứ đơn là thì được sử dụng để diễn tả các hành động, sự việc đã xảy ra trong quá khứ và không còn tiếp tục ở hiện tại.
Cấu trúc:
– Khẳng định: S + V (2/ed) + O
– Phủ định: S + did not (didn’t) + V1 + O
– Nghi vấn: (Wh- question)/ Did + S + V1?
Ví dụ:
– She was a student last year. (Cô ấy là sinh viên năm ngoái)
– We did our homework last night. (Chúng tôi làm bài tập về nhà tối qua)
Dấu hiệu nhận biết: Các cụm từ thời gian trong quá khứ, chẳng hạn như in 2020, last night (đêm hôm qua), yesterday (ngày hôm qua), in the past (trong quá khứ),..
Chức năng:
– Diễn tả một hành động, sự vật đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ. Ví dụ: My sister lost her book 3 days ago (Chị của tôi làm mất vở của cô ấy vào 3 ngày trước).
– Diễn tả một hành động hoặc thói quen được lặp lại nhiều lần trong quá khứ. Ví dụ: When I was a child, i loved to watch cartoon films everyday (Khi tôi còn nhỏ, tôi thích xem phim hoạt hình mỗi ngày)
– Diễn tả một chuỗi hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ. Ví dụ: I used to wake up, wash my face, and go to work every morning when I was a student (Tôi thức dậy, rửa mặt, và đi làm mỗi buổi sáng khi còn là sinh viên)
– Diễn tả một sự kiện có trong lịch sử. Ví dụ: Albert Einstein published his theory of relativity in 1905 (Albert Einstein công bố lý thuyết tương đối của mình vào năm 1905)
Một số động từ bất quy tắc cần lưu ý trong thì quá khứ đơn:
Đối với các động từ thường, khi chia ở thì quá khứ đơn, người viết chỉ cần thêm -ed vào đuôi các các động từ này. Tuy nhiên, với các động từ bất quy tắc không chia theo nguyên tắc trên, người viết cần lưu ý để ghi nhớ học thuộc các chia động từ bất quy tắc chính xác nhất.
Động từ | Nguyên thể | Thì quá khứ đơn |
Be | Am, is, are | Was, were |
Have | Have, has | Had |
Do | Do, does | Did |
Go | Go | Went |
Come | Come | Came |
See | See | Saw |
Say | Say | Said |
Make | Make | Made |
Take | Take | Took |
Give | Give | Gave |
3. Thì hiện tại tiếp diễn:
Định nghĩa: Thì hiện tại tiếp diễn là thì được sử dụng để diễn tả các hành động, sự việc đang xảy ra trong hiện tại.
Cấu trúc:
– Khẳng định: S + am/is/are V-ing + O
– Phủ định: S + am/is/are + not + V-ing + O
– Nghi vấn: Wh-question + am/is/are + S + V-ing + O?
Ví dụ:
– She is reading a book. (Cô ấy đang đọc sách)
– My best friend is playing the piano. (Bạn thân của tôi đang chơi piano)
Dấu hiệu nhận biết: At the moment (Ngay tại thời điểm nói), right now (ngay bây giờ), now (bây giờ), at present (ngay lúc này),…..
Chức năng:
– Diễn tả một hành động xảy ra khi người nói đang nói. Ví dụ: I am talking to my mother on the phone (Tôi đang nói chuyện trên điện thoại với mẹ của tôi)
– Diễn tả một kế hoạch đã được chuẩn bị, lên kế hoạch từ trước. Ví dụ: We are preparing for the meeting tomorrow (Chúng tôi đang chuẩn bị cho buổi họp ngày mai)
4. So sánh hơn:
Định nghĩa: So sánh hơn được sử dụng để so sánh sự khác biệt về một thuộc tính, tiêu chí giữa hai đối tượng cụ thể.
Công thức so sánh hơn (tính từ ngắn có 1 âm tiết): S + V + Tính từ/Trạng từ ngắn + -er + than + N
Ví dụ:
– She is taller than me (Cô ấy cao hơn tôi)
– You run faster than me. (Bạn chạy nhanh hơn tôi)
– Cô ấy đi bộ chậm hơn tôi. (She walks slower than me)
– Chiếc xe này chạy nhanh hơn chiếc xe kia. (This car drives faster than that car)
Công thức so sánh hơn (tính từ dài có 2 âm tiết): S + V + more + Tính từ/Trạng từ dài + than + N
Ví dụ:
– She is more beautiful than me(Cô ấy đẹp hơn tôi).
– My younger brother is more intelligent than me (Em trai của tôi thì thông minh hơn tôi).
5. So sánh nhất:
Định nghĩa: So sánh nhất được sử dụng để so sánh sự khác biệt về một thuộc tính tối thiểu từ ba hoặc nhiều đối tượng.
Công thức so sánh nhất (tính từ ngắn có 1 âm tiết): S + V + the + tính từ ngắn/trạng từ ngắn – est + N
Ví dụ:
– She runs the fastest marathon in the city ((Cô ấy chạy marathon nhanh nhất trong thành phố)
– The movie is the funniest comedy of the year. (Bộ phim là bộ phim hài vui nhất của năm)
Công thức so sánh nhất (tính từ dài từ 2 âm tiết): S + V + the + most + tính từ dài /trạng từ dài + N
Ví dụ:
– The novel is the most captivating book I have ever read. (Cuốn tiểu thuyết là cuốn sách hấp dẫn nhất mà tôi từng đọc)
– She gave the most heartfelt speech at the ceremony (Cô ấy đã đưa ra bài diễn thuyết chân thành nhất trong buổi lễ)
6. Lượng từ:
Định nghĩa: Lượng từ là khái niệm dùng để chỉ số lượng các từ trong một câu hoặc văn bản.
Trường hợp sử dụng | Từ chỉ số lượng | Ví dụ |
Danh từ đếm được | Many, few, several, a couple of, hundreds of, a large number of, thousands of | My younger sister há many pens in her bag (Em gái tôi có nhiều viết trong cặp). |
Danh từ không đếm được | Much, a little, a large amount of, a great deal of, little | I need a little salt (Tôi cần một ít muối) |
Cả 2 | none of, some, tons of, lots of, any, plenty of, heaps of, a lot of, all |
7. Giới từ:
Định nghĩa: Giới từ là từ loại dùng để chỉ mối quan hệ giữa các từ, cụm từ trong câu. Giới từ thường đi kèm với một danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ để tạo thành cụm giới từ. Cụm giới từ có thể đứng ở nhiều vị trí trong câu, nhưng thường đứng ở trước danh từ hoặc đại từ.
Giới từ chỉ thời gian: dùng để chỉ thời gian diễn ra của sự việc, hành động trong câu. Giới từ chỉ thời gian có thể đứng trước hoặc sau danh từ, đại từ.
– At: Giới từ “at” được sử dụng khi chỉ một thời điểm cụ thể. Chẳng hạn như: I will meet her at 6pm (Tôi sẽ gặp cô ấy vào 6 giờ tối).
– On: Giới từ “on” được sử dụng khi chỉ ngày cụ thể. Ví dụ: They will have a party on Sunday (Họ sẽ có một buổi tiệc vào Chủ Nhật).
– In: Giới từ “in” được sử dụng khi chỉ khoảng thời gian dài hơn, ví dụ: I was born in 2005. Hoặc sử dụng để chỉ tháng, năm hoặc mùa trong năm, ví dụ: I like going to the beach in summer (Tôi thích đi tắm biển vào mùa hè).
– Since: Giới từ “since” được sử dụng để chỉ một thời điểm bắt đầu cho đến hiện tại. Ví dụ: I have been learning English since 2020. (Tôi học tiếng Anh từ năm 2020).
– For: Giới từ “for” được sử dụng để chỉ một khoảng thời gian đã xảy ra. Ví dụ: She has been living in Ho Chi Minh City for 5 years (Cô ấy sống ở thành phố Hồ Chính Minh được 5 năm rồi).
Ngoài ra, còn có một số giới từ khác được sử dụng để chỉ thời gian như: during, while, by, until, và so on. Tuy nhiên, đây là những giới từ phức tạp hơn, yêu cầu nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng.
Giới từ chỉ nơi chốn: là những giới từ dùng để mô tả vị trí của sự vật, sự việc, hiện tượng trong không gian. Giới từ chỉ nơi chốn thường đi kèm với danh từ hoặc cụm danh từ chỉ nơi chốn để xác định vị trí cụ thể của chúng
– At: được sử dụng để chỉ một vị trí cụ thể, thường đi kèm cả số nhà và tên đường. Ví dụ như: She is standing at 35/6A Nguyen Du Street (Cô ấy đang đứng tại số nhà 35/6A đường Nguyễn Du.)
– In: được sử dụng để chỉ một vùng không gian rộng, một địa điểm cụ thể như là một tỉnh hoặc thành phố, quốc gia cụ thể nào đó. Chẳng hạn như: She lives in Hanoi. (Cô ấy sống ở Hà Nội)
– On: được sử dụng để chỉ một tên đường địa chỉ cụ thể. Ví dụ: I am standing on the Hung Vuong Street. (Tôi đang đứng trên đường Hùng Vương)
– Under: được sử dụng để chỉ một sự vật nào đó đang nằm ở vị trí dưới cái gì đó. Ví dụ: My cat is under the sofa. (Con mèo của tôi đang nằm – dưới ghế sofa)
– Next to: được sử dụng để chỉ sự vật nào đó đang nằm kế bên cái gì. Ví dụ: The bank is next to the supermarket. (Ngân hàng thì nằm kế bên siêu thị)
– Between: được sử dụng để chỉ vị trí ở chính giữa hai sự vật, hai địa điểm khác nhau. Ví dụ: The park is between the school and the museum. (Công viên nằm giữa trường học và bảo tàng)
Giới từ chỉ phương tiện giao thông:
– By: được sử dụng khi người viết muốn nói chủ ngữ trong câu đang di chuyển bằng một phương tiện giao thông nào đó. Ví dụ: We travel to the countryside by train. (Chúng tôi đi du lịch đến nông thôn bằng tàu hỏa)
– On: được sử dụng để chỉ phương tiện có bề mặt phẳng. Ví dụ: He likes reading on the train. (Anh ấy thích đọc sách trên tàu hỏa)
– At: được sử dụng để chỉ địa điểm chung nơi phương tiện giao thông xuất phát như bến tàu, sâu bay, trạm xe buýt. Ví dụ: They will meet us at the airport. (Họ sẽ gặp chúng ta tại sân bay)
– Of: được sử dụng khi các em học sinh muốn thể hiện quan hệ sở hữu của mình với loại phương tiện đang được nhắc đến trong câu.
– In: được sử dụng để chỉ phương tiện có không gian bên trong hoặc khoang chứa. Ví dụ: She is in the car. (Cô ấy đang ở trong ô tô)
8. Liên từ:
Định nghĩa: Liên từ là từ nối hai mệnh đề hoặc hai thành phần câu có cùng chức năng. Liên từ được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có liên từ chỉ sự tương phản.
Cấu trúc ALTHOUGH/ THOUGH
– Ý nghĩa: Although/Though đều có nghĩa là “dù, mặc dù“. Trong đó, Although mang nghĩa đối lập nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Còn Though mang sắc thái trang trọng, lịch sự hơn cấu trúc Although.
– Cách dùng: Although/Though thường đứng đầu một mệnh đề để tạo thành mệnh đề diễn tả một sự kiện, sự việc trái ngược với mệnh đề chính.
Ví dụ: Although it was raining, they went for a walk. (Dù trời đang mưa, họ vẫn đi dạo)
Cấu trúc HOWEVER
– Ý nghĩa: However có nghĩa là “tuy nhiên“. Do đó, “However” được dùng để nối hai mệnh đề có ý nghĩa tương phản, đối lập nhau và thường được đặt sau dấu () và trước dấu (,).
– Cách dùng: However thường đứng sau dấu chấm câu hoặc dấu chấm phẩy. Ngoài ra nó vẫn có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Ví dụ: She is very tired, however, she will still go to the party. (Cô ấy rất mệt, tuy nhiên, cô ấy vẫn sẽ đi dự tiệc)
9. Đại từ nghi vấn:
Định nghĩa: Các đại từ nghi vấn là những từ dùng để đặt câu hỏi và yêu cầu thông tin chi tiết. Ngoài ra các đại từ nghi vấn còn được sử dụng để thay thế cho một danh từ hoặc cụm danh từ trong câu hỏi. Các đại từ này bao gồm:
Đại từ nghi vấn | Nghĩa tiếng Việt | Cách dùng | Ví dụ |
What | Cái gì? | Được sử dụng để hỏi về một vật, một sự việc hoặc một khái niệm của sự vật, hiện tượng. | What is your favorite color? (Màu yêu thích của bạn là gì?) |
Why | Tại sao | Được sử dụng để hỏi về lý do hoặc mục đích dẫn đến một kết quả nào đó. | Why does Anna want to go to Japan? (Tại sao Anna muốn đến Nhật Bản?) |
When | Khi nào | Được sử dụng để hỏi về thời gian. | When will you finish your homework? (Bạn sẽ hoàn thành bài tập về nhà khi nào?) |
Whose | Của ai? Của cái gì? | Được dùng để hỏi về sở hữu hoặc quan hệ gia đình của một người hoặc một vật. | Whose car is parked in front of my house? (Chiếc xe nào đang đậu phía trước ngôi nhà của tôi vậy?) |
Where | Ở đâu? | Được sử dụng để hỏi về nơi chốn, vị trí cụ thể nào đó. | Where is the nearest ATM? (Máy ATM gần nhất ở đâu?) |
Which | Cái nào | Được sử dụng để hỏi về vật, sự việc hoặc lựa chọn từ một nhóm | Which movie did she watch last night? (Cô ấy đã xem bộ phim nào tối qua?) |
Who/whom | Ai | Được sử dụng để hỏi về người | Who is your best friend? (Bạn thân của bạn là ai?)
Whom did she invite to the party? (Cô ấy đã mời ai đến tiệc?) |
How | Như thế nào? Bằng cách nào? | Được sử dụng để hỏi về cách thức hoặc phương pháp thực hiện một hành động, một việc gì đó. | How do you cook this dish? (Bạn nấu món này như thế nào?) |
10. Câu hỏi và trả lời về khoảng cách với IT:
Cấu trúc câu hỏi về khoảng cách: How far is it from + địa điểm 1 + to + địa điểm 2?
Ví dụ:
– How far is it from your home to this park? (Từ nhà bạn đến công viên này bao xa?)
– How far is it from the museum to the supermarket? (Từ viện bảo tàng tới siêu thị mất bao xa?)
– How far is it from your hometown to Hanoi? (Từ quê của bạn tới Hà Nội bao xa?)
Cấu trúc trả lời về khoảng cách: It is + khoảng cách + from + địa điểm 1 + to + địa điểm 2.
Ví dụ:
– It is about 3 km from here to the park (Khoảng 3km từ đây tới công viên).
– It is about 3 kilometers from my school to the supermarket (Mất khoảng 3km từ trường của tôi đến siêu thị).
– It is about 1,500 kilometers from Ho Chi Minh City to Hanoi. (Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội mất khoảng 1500km).
11. Cấu trúc câu đưa ra lời khuyên với should và shouldn’t:
Định nghĩa: Cấu trúc lời khuyên “should” và “shouldn’t” hay còn được gọi là câu đề nghị, thường được dùng để diễn đạt những ý kiến, suy nghĩ, lời khuyên của người nói đối với người nghe.
Cấu trúc: Chủ ngữ + should/shouldn’t + động từ nguyên thể
Cách dùng:
Cách dùng | Ví dụ |
Dùng để đưa ra lời khuyên/ đề nghị/ gợi ý cho người nghe | He shouldn’t eat too much junk food if he wants to maintain a healthy diet. (Anh ấy không nên ăn quá nhiều đồ ăn vặt nếu anh ấy muốn duy trì chế độ ăn lành mạnh). |
Sử dụng trong các cấu trúc câu điều kiện | If you want to improve your English speaking skills, you should practice speaking with native speakers. (Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh, bạn nên luyện nói với người bản ngữ). |
Dự đoán một sự vật, sự việc sắp xảy ra dựa vào các bằng chứng có ở hiện tại | Based on the weather forecast, you shouldn’t forget to bring an umbrella as it might rain later. (Dựa trên dự báo thời tiết, bạn không nên quên mang ô che nắng vì có thể mưa sau này) |
Diễn tả các luật lệ nên được tuân thủ, không mang tính bắt buộc quá nhiều | If you’re planning a trip abroad, you should check the visa requirements and make necessary arrangements in advance. (Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi nước ngoài, bạn nên kiểm tra yêu cầu visa và chuẩn bị các sắp xếp cần thiết từ trước). |
12. Câu cảm thán:
Định nghĩa: Câu cảm thán là dạng câu được dùng để biểu thị cảm xúc, thái độ của người nói đến sự vật, sự việc đang được nói đến trong câu. Những cảm xúc được bộc lộ bằng câu cảm thán như hạnh phúc, khen, chê, vui, buồn, ngạc nhiên,…
Các dạng câu cảm thán này thường được bắt đầu bằng các cụm từ như: How, What, So, Such,…Tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến cấu trúc câu cảm thán với từ “What”.
Cấu trúc: What + a/an + tính từ + danh từ
Ví dụ:
– What a high quality T-shirt! (Quả là một chiếc áo thun chất lượng)
– What a lovely cat! (Quả là một con mèo đáng yêu)
Cách sử dụng câu cảm thán
Cụm từ | Cách dùng | Ví dụ |
What | Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, kinh ngạc bất ngờ của người chứng kiến, người nói. | What a beautiful day! (Thật là một ngày đẹp trời!) |
How | Dùng để diễn tả mức độ cảm xúc được thể hiện ra ngoài. Chẳng hạn như rất tức giận hoặc hơi buồn một chút. | How delicious that food is! (Món ăn này ngon quá!) |
So | Dùng để nhấn mạnh một tính chất thuộc tính nào đó của sự vật hiện tượng trong câu. | So handsome he is! (Anh ấy rất đẹp trai!) |
Such | Dùng để xác định danh từ, cụm danh từ cũng như tầm quan trọng của chúng trong câu. | Such a great movie! (Bộ phim rất hay!) |
Lưu ý:
– Câu cảm thán không được sử dụng trong các văn bản mang tính chất chính thức, ví dụ như hợp đồng, báo cáo,…
– Câu cảm thán không nên được sử dụng quá nhiều trong một đoạn văn, do sẽ khiến nó trở nên thiếu chuyên nghiệp.
13. Câu đề nghị:
Định nghĩa: Câu đề nghị là loại câu dùng để biểu đạt sự mong muốn hay yêu cầu của một người với người khác. Chính vì vậy nên mẫu câu này cũng có thể được dùng như một cách để nêu ý tưởng hay đề xuất một ý kiến khác của người nói.
Cách dùng câu đề nghị
Công thức | Cách dùng | Ví dụ |
Let’s + V-inf | Dùng để đề nghị ai đó cùng làm một việc, hành động nào đó với mình. Sử dụng trong các trường hợp giao tiếp với bạn bè, người thân và đoạn hội thoại không mang tính trang trọng. | Let’s play basketball. (Hãy cùng nhau chơi bóng rổ đi) |
Should we + V-inf…? | Được sử dụng để hỏi về ý kiến của người nghe khi bạn muốn đề xuất một hành động hoặc ý tưởng nào đó cho họ. | Should we take a taxi or walk to the park? (Chúng ta có nên đi taxi hay đi bộ đến công viên?) |
Would you like to + V-ing…? | Dùng để đề nghị một hành động nào đó. Được sử dụng trong các tình huống giao tiếp trang trọng. | Would you like to go to my party? (Bạn có muốn dự bữa tiệc của tôi không?) |
Why don’t we/you + V-inf…? | Dùng để đưa ra một đề nghị, ý tưởng và hành động mới cho người nghe với thái độ lịch sự. | Why don’t you try this new restaurant with her? (Tại sao bạn không thử nhà hàng mới này cùng cô ấy?) |
What about/How about + V-ing…? | Dùng để đề xuất một việc cần làm hoặc một ý tưởng để làm gì đó. | How about trying this new recipe for dinner tonight? (Việc gì về việc thử nấu món mới cho bữa tối tối nay?) |
14. Cấu trúc câu hỏi thời gian và câu chỉ đường:
Cấu trúc các dạng câu hỏi về thời gian thông dụng:
– What time is it?/ What’s the time? (Mấy giờ rồi?): Bạn có thể sử dụng cụm từ này để hỏi thời gian hiện tại ngay lúc bạn nói là bao nhiêu giờ.
– Do you have the time?/ Have you got the time? (Bạn biết giờ bao nhiêu không?): Được sử dụng khi bạn muốn hỏi đối phương về thời gian hiện tại.
Cách trả lời các câu hỏi về giờ, thời gian:
Công thức | Ví dụ | |
Giờ đúng | It’s + giờ + o’clock
It’s + giờ + phút | It’s twelve o’clock. (Bây giờ là 12 giờ đúng) |
Giờ hơn | It’s + phút + past + giờ
It’s giờ + phút | It’s twenty past four. (Bây giờ là 4 giờ 20 phút)
It’s four twenty (Bây giờ là 4 giờ 20 phút). |
Giờ kém | It’s + phút + to + giờ
It’s giờ + phút | It’s ten to 7. (Bây giờ còn 10 phút nữa là 7 giờ)
It’s six fifty. (Bây giờ là 6 giờ 50 phút) |
Cấu trúc các dạng câu hỏi đường thông dụng:
– Could you tell me how to get to the…? (Bạn có thể chỉ cho tôi cách đến… không?”)
– Excuse me. What’s the best way to get to the…? (Xin lỗi bạn, cách tốt nhất để đi đến… là gì?)
– Sorry to bother you, but would you mind showing me the way to…?(Xin lỗi phiền bạn, bạn có thể chỉ cho tôi đường đi đến… không?)
– Excuse me. What’s the best way to get to the…? (Xin lỗi bạn, cách tốt nhất để đi đến… là gì?)
– Excuse me. Could you please help to find …? (Xin lỗi bạn, bạn có thể giúp tôi tìm… được không?)
– May I ask where the … is? (Tôi có thể hỏi đường đến… ở đâu không?)
– Could you please show me/tell me the way to the…, please? (Bạn có thể chỉ cho tôi/tell me đường đi đến… được không?)
Ví dụ:
– Excuse me. What’s the best way to get to Ho Chi Minh City from here? (Xin lỗi bạn, cách tốt nhất để đi đến thành phố Hồ Chí Minh từ đây là gì?
– Sorry to bother you, but would you mind showing me the way to this medium? (Xin lỗi phiền bạn, bạn có thể chỉ cho tôi đường đi đến bảo tàng này không?)
15. Một số bài tập vận dụng:
Bài 1: Chọn đáp án thích hợp nhất.
1. Linh will meet you _______ the park at 6 PM.
A.in
B.on
C.at
2. They are going to have a picnic _______ the weekend.
A.in
B.on
C.at
3. James is currently studying _______ the library.
A.in
B.on
C.at
4. My birthday is _______ January.
A.in
B.under
C.at
5. My parents will arrive _______ the airport at 9 AM.
A.in
B.on
C.at
6. The train arrives _______ the station at 12 AM.
A.in
B.on
C.at
7. We watched the fireworks _______ New Year’s Eve.
A.during
B.on
C.below
8. They live _______ a house _______ the city centre.
A.in – in
B.on – on
C.at – in
9. The meeting starts _______ 10:30 AM___________Thursday.
A.at – on
B. at – in
C. on – in
Đáp án:
- C – at
- B – on
- A – in
- A – in
- C – at
- C – at
- B – on
- A – in – in
- A – at – on
Bài 2: Viết lại câu bằng cấu trúc Although/ Though
- Anna broke her leg. She went to school last week.
- My best friend and I are living in the same city. We don’t see each other often.
- The concert was crowded. We enjoyed the atmosphere here.
- He got a great salary. He quit her job two months ago.
- The weather was bad. They still went out.
Đáp án.
- Although/Though Anna broke her leg, she went to school last week.
- Although/Though my best friend and I are living in the same city, we don’t see each other often.
- Although/Though the concert was crowded, we enjoyed the atmosphere here.
- Although/Though he got a great salary, he quit his job two months ago.
- Although/Though the weather was bad, they still went out.
Bài 3: Chia động từ ở thì quá khứ đơn trong các câu dưới đây
- It was so hot, so I_____more cold water (drink).
- The new film was very good. I_____ it very much (enjoy).
- My daughter_______hard last night (study).
- She didn’t want to________her relative’s house too soon (leave).
- James_______ to bed early last night (go).
- My family_______by car to visit me last month (drive).
- I couldn’t buy this sneaker because it________expensive (be).
- Linh was so busy that she couldn’t ________ you immediately (call).
- Mom________me a delicious dinner (make).
- I_______ dinner three hours ago (eat).
Đáp án:
- Drank
- Enjoyed
- Studied
- Leave
- Went
- Drove
- Was
- Call
- Made
- Eaten