Các kết bài Nắng mới siêu hay các bạn lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi ngôn ngữ, biết cách kết bài hay, ấn tượng nhất. Sau đây là tổng hợp các kết bài mẫu phân tích tác phẩm Nắng mới hay và ý nghĩa sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung của bài thơ.
Mục lục bài viết
1. Kết bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư ngắn gọn:
- Mẫu số 1:
Đúng như những gì Hoài Thanh đã nhận định: “Tôi chỉ biết, dầu có ưa thơ người này hay người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư”. Thơ Lưu Trọng Lư luôn có một sức hút đặc biệt với mọi người. Tác phẩm của ông là lời ca chan chứa về tình mẫu tử thiêng liêng.
- Mẫu số 2:
Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Bài thơ như gửi gắm tới mỗi người một thông điệp ý nghĩa, đó là “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”
- Mẫu số 3:
Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Qua bài thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Nhờ đó, em tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn. Em tin rằng không chỉ riêng mình em, mà tất cả mọi người sau khi đọc xong bài thơ đều sẽ nhận được thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử mà tác giả Lưu Trọng Lư gửi gắm.
4. Kết bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư hay nhất:
- Mẫu số 1:
“Nắng mới” là một bài thơ thoạt đọc qua không có gì đặc biệt, nhưng nếu có một tâm hồn đồng cảm, một tình yêu sâu nặng với người đã sinh thành ra mình thì bài thơ thực sự là một tiếng đàn đồng điệu. Hoài Thanh đã từng nói: “Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”. Nghệ thuật của bài thơ sao quá thật bình dị, vẫn là thể thơ bảy chữ, ngôn ngữ cũng rất bình dị… không có những phá cách, những đột phá trong nhịp điệu, trong âm luật… vẫn là những khúc đàn bình dị nhưng sao lại ám ảnh đến vậy? Có thể nói, thành công đặc biệt của bài thơ là đã tạo nên được những chi tiết nghệ thuật – dù ít thôi nhưng rất đặc sắc, làm chói sáng cả bài thơ… thế mới biết, nghệ thuật nhiều khi không phải là những gì quá lớn lao, xa vời vượt qua tầm nắm của người thường, mà có lúc nó thật gần gũi và bình dị…Chính bởi cái bình dị, mộc mạc ấy đã khiến cho bài thơ có một sức sống trường tồn trong lòng độc giả.
- Mẫu số 2:
Thông qua bài thơ nắng mới của Lưu Trọng Lư lại khiến tôi nhớ đến hình ảnh người mẹ trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu. Cũng là hình ảnh người mẹ tần tảo, sớm khuya những Tố Hữu lại chú tâm nói về sự cực khổ của người mẹ trong thời kì kháng chiến. Giẫu có lạnh buốt dưới cái thời tiết mùa đông thì người mẹ này vẫn tần tảo vẫn luôn cố gắng làm việc chăm chỉ, đó còn là nỗi khổ cực cô đơn của người mẹ khi có con đi kháng chiến đằng đẵng 10 năm trời. Tuy vậy thì Tố Hữu và Lưu Trọng Lư đều thể hiện rất thành công hinh ảnh người mẹ, mang đậm nét của phụ nữ Việt.
Nắng mới là một trong những tác phẩm hay và đến nay vẫn được lưu truyền đến người đọc, bởi đây là tác phẩm được đánh giá là một tinh hoa trong nền văn học Việt Nam. Tuy viết về một chủ đề đã cũ nhưng bài thơ “Nắng mới” vẫn mang đến những giá trị sống vô cùng tốt đẹp. Đó chính là lí do tác phẩm sẽ mãi giữ vững vị trí của mình trong kho tàng văn học Việt Nam.
- Mẫu số 3:
“Nắng mới” là một bài thơ thoạt đọc qua ko có gì đặc thù, nhưng nếu có một tâm hồn đồng cảm, một tình yêu sâu nặng với người đã sinh vì vậy mình thì bài thơ thực sự là một tiếng đàn đồng điệu. Hoài Thanh đã từng nói: “Thơ Lưu Trọng Lư ko phải là một bài thơ, tức là ko phải là một công trình nghệ thuật nhưng mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.
Nghệ thuật của bài thơ sao quá thật bình dị, vẫn là thể thơ bảy chữ, tiếng nói cũng rất bình dị… ko có những phá cách, những đột phá trong nhịp độ, trong âm luật… vẫn là những khúc đàn bình dị nhưng sao lại ám ảnh tới vậy? Có thể nói, thành công đặc thù của bài thơ là đã tạo nên được những cụ thể nghệ thuật – dù ít thôi nhưng rất rực rỡ, làm chói sáng cả bài thơ… thế mới biết, nghệ thuật nhiều lúc ko phải là những gì quá lớn lao, xa vời vượt qua tầm nắm của người thường, nhưng mà có lúc nó thật thân thiện và bình dị…Chính bởi cái bình dị, mộc mạc đó đã làm cho bài thơ có một sức sống trường tồn trong lòng độc giả.
7. Kết bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư học sinh giỏi:
- Mẫu số 1:
Bài thơ không chỉ hấp dẫn độc giả bởi tình cảm tha thiết, chân thành và nỗi nhớ sâu sắc của người con hướng về người mẹ tần tảo sớm hôm mà còn bởi nghệ thuật, tài năng ngòi bút Lưu Trọng Lư. Nghệ thuật đảo ngữ được nhà thơ sử dụng góp phần làm tăng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ thơ. Giọng điệu thơ giãi bày, bộc bạch những tâm tình sâu kín, chủ thể “tôi” trực tiếp thể hiện những cảm xúc chân thực, lay động lòng người. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, gần gũi với bạn đọc,…
Đọc bài thơ, ta càng thấm thía hơn về tình mẫu tử – thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý trong mỗi con người. Bên cạnh những dòng thơ chan chứa tình cảm, cảm xúc về mẹ – người phụ nữ cả đời tần tảo hi sinh của nhà thơ, người đọc còn cảm nhận được sự tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của Lưu Trong Lư trước thiên nhiên, đất trời. Có lẽ bởi vì vậy mà nhiều năm trôi qua nhưng sức sống của bài thơ vẫn tràn đầy, để lại những ấn tượng nhẹ nhàng mà đậm sâu trong lòng độc giả.
- Mẫu số 2:
Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã gợi cho em rất nhiều cảm xúc đặc biệt. Đọc qua bài thơ, em đã cảm nhận được lòng nhớ và tình yêu vô bờ bến của tác giả dành cho mẹ. Từ đó, em tự hiểu rõ hơn trách nhiệm hiếu thảo mà mình phải có đối với mẹ, và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn. Em tin chắc rằng không chỉ riêng em, mà tất cả những người khác sau khi đọc xong bài thơ này sẽ hiểu được thông điệp ý nghĩa về tình yêu con cái dành cho cha mẹ mà tác giả Lưu Trọng Lư muốn truyền đi.
- Mẫu số 3:
“Bài thơ”Nắng mới”là một tác phẩm thoạt đọc qua không có gì đặc biệt, nhưng nếu có một tâm hồn đồng cảm, một tình yêu sâu nặng với người đã sinh ra cho chính mình, thì bài thơ thực sự là tiếng đàn hòa điệu. Hoài Thanh đã từng nói:”Thơ của Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, tức là không phải là một công trình nghệ thuật, nhưng lại là tiếng lòng xao xuyến đi cùng tiếng lòng của ta”.
Nghệ thuật của bài thơ sao lại vô cùng giản dị, vẫn thuộc thể loại bảy chữ và ngôn ngữ rất giản dị… không có những phá cách hay sự đột phá trong nhịp điệu và âm vần… vẫn chỉ là những khúc đàn bình dị. Nhưng tại sao lại gợi lên ấn tượng sâu sắc? Có thể nói rằng thành công riêng của bài thơ này đã tạo ra những yếu tố nghệ thuật cụ thể – ít ỏi nhưng rực rỡ, mang lại ánh sáng cho toàn bộ bài thơ… từ đó mới hiểu được rằng, nghệ thuật không phải lúc nào cũng phải to lớn, xa vời vượt ra ngoài tầm hiểu biết của những người bình thường. Đôi khi, nghệ thuật lại thân thiện và giản dị… Chính bởi sự giản dị, mộc mạc ấy đã làm cho bài thơ có một sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả.”
- Mẫu số 4:
Qua bài thơ nắng mới của Lưu Trọng Lư, tôi lại nhớ đến hình ảnh người mẹ trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu. Đó là một hình ảnh người mẹ đầy tình cảm, từ sáng đến tối Tố Hữu lại dành tâm trí để miêu tả sự khổ cực của người mẹ trong cuộc kháng chiến. Dù trời lạnh buốt trong những ngày đông giá rét, người mẹ vẫn kiên trì làm việc vất vả, đó là nỗi cô đơn và khổ sở khi con cái đi chiến đấu suốt 10 năm. Tuy nhiên, cả Tố Hữu và Lưu Trọng Lư đã thành công trong việc miêu tả hình ảnh người mẹ, mang tính chất riêng biệt của phụ nữ Việt Nam.
Bài thơ Nắng mới được coi là một tác phẩm hay và luôn được truyền tai nhau cho các thế hệ. Đây được xem là một kiệt tác trong văn học Việt Nam. Mặc dù viết về chủ đề đã quen thuộc, bài thơ “Nắng mới” vẫn mang lại những giá trị sống rất cao quý. Đó chính là lý do tại sao tác phẩm này sẽ mãi mãi giữ vững vị trí trong bộ sưu tập văn học Việt Nam.