Công tác thi đua, khen thưởng? Tổng hợp các danh hiệu thi đua? Các hình thức khen thưởng?
Trong giai đoạn hiện nay, đa số các cơ quan đơn vị đều sẽ phát động các phong trào thi đua khen thưởng đối với các chủ thể là những cá nhân, tập thể. Việc phát động các phong trào thi đua khen thưởng này cũng trở nên rất phổ biến, hầu hết các cơ quan tổ chức đều thực hiện phong trào này. Việc phát động phong trào thi đua khen thưởng là một bước để các cơ quan, tổ chức có thể thu được những kết quả, thành tích tốt nhất. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tổng hợp các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng?
Căn cứ pháp lý:
– Luật thi đua khen thưởng năm 2003.
– Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005.
– Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2009.
– Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013.
– Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Mục lục bài viết
1. Công tác thi đua, khen thưởng:
Thi đua, khen thưởng được hiểu như sau:
Thi đua, khen thưởng theo quy định Điều 3 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013) đưa ra định nghĩa là:
– Ta hiểu thi đua chính là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các chủ thể là những cá nhân hay các tập thể nhằm để phấn đấu đạt được những thành tích tốt nhất trong hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Khen thưởng được hiểu chính là việc Nhà nước ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với những cá nhân hay các tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng:
Ta nhận thấy rằng, công tác thi đua, khen thưởng được đánh giá là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, công tác thi đua, khen thưởng là động lực quan trọng nhằm mục đích để phát triển kinh tế – xã hội bền vững và công tác thi đua, khen thưởng cũng góp phần bảo vệ chế độ chính trị – xã hội.
Công tác thi đua, khen thưởng cũng được đánh giá chính là động lực của sự phát triển tích cực. Đây còn là công cụ quản lý có vai trò quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới; công tác này có sức lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, ý trí tự lực tự cường, lòng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của những cá nhân hay các tập thể.
Một xã hội được coi là văn minh tiến bộ khi xã hội hóa sâu rộng tất cả các phong trào thi đua yêu nước, đề cao đối với việc khen thưởng những cá nhân hay các tập thể. Ngược lại, xã hội khi không có hoặc không đề cao thi đua, khen thưởng cũng có nghĩa là xã hội tụt hậu, kém phát triển. Khen thưởng nhằm mục đích để nêu gương, giáo dục đạo đức xã hội; khen thưởng nhằm mục đích để có thể hạn chế, bớt đi tiêu cực, làm cho xã hội tốt đẹp và trở nên nhân văn hơn. Một môi trường xã hội tốt đẹp cũng chính là một môi trường khen thưởng nhiều hơn trách và phạt.