Bài viết dưới đây xin giới thiệu chi tiết và đầy đủ nhất về dàn ý bài Trao duyên của Nguyễn Du. Thông qua dàn ý, các bạn có thêm gợi ý ôn tập, nhanh chóng nắm bắt kiến thức để biết cách triển khai các luận điểm, luận cứ, từ đó biết cách viết văn hay hơn. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Lập dàn ý phân tích bài Trao duyên ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm Trao Duyên. Đoạn trích viết về bi kịch tình yêu, số phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
1.2. Thân bài:
* Lời thỉnh cầu trao duyên của Thúy Kiều với Thúy Vân:
– “Cậy” mang ý nghĩa cầu xin, vừa là cảm giác đau đớn, khó nói, vừa là lời nhắn gửi lại hy vọng nhận được lời đồng ý của Thúy Vân.
– “Chịu” là đặt Vân vào tình thế phải ngầm chấp nhận hoàn cảnh dù chưa biết đó là chuyện gì. “
– “Ngồi lên cho chị lạy” là tư thế của người biết ơn ân nhân của cuộc đời mình, chỉ mình em mới có thể giúp được chị.
– Với giọng điệu trang nghiêm, Kiều hạ mình van xin người em một cách đau buồn, vừa với tư cách của người chị, vừa tư cách của người đang van xin.
– Đó là lý lẽ của một người có hiếu nghĩa đủ đường, một trái tim đầy lòng vị tha, nghĩ cho người khác nhiều hơn nghĩ cho bản thân. Vì cảm thấy xót xa, day dứt với chàng Kim, chị trao lại duyên cho em, mong em vì xót thương chị mà đồng ý nhận lấy mối duyên đang còn dang dở.
– Kiều đã lấy lí do là tình máu mủ thiêng liêng để thỉnh cầu em gái. Lời thỉnh cầu đầy cảm động đã khiến Vân mủi lòng.
* Trao kỉ vật và dặn dò em:
– Kỉ vật mà Kiều trao cho Vân là kỉ vật của Kiều và chàng Kim trong buổi đầu gặp gỡ. Những kỉ vật đó gợi lên mối tình đầu trong sang thơ ngây.
– Tâm trạng nàng Kiều giờ đây rối bời, giằng xé dữ dội giữa trao đi và không muốn trao đi những kỉ vật tình yêu của mình
– Mong muốn lớn nhất của nàng là được những người ở lại cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của nàng. Kiều tưởng tượng đến cái chết của mình, trong tư thế của một mảnh hồn oan, Kiều vẫn tìm cách trở về thế giới phàm trần, bất kể mảnh hồn đó trôi dạt đến đâu, nó vẫn mang trong lòng một lời thề sâu đậm trong tim, vẫn tìm cách trở về.
– Kim Trọng là gốc rễ của mọi nỗi đau, người mà Kiều nghĩ rằng mình không thể trả nợ. Khi đã trả xong món nợ, Kiều mới nhận ra khoảng trống khủng khiếp rằng mình đã mất đi hạnh phúc mà mình đang có. Nỗi đau quá lớn, điều này Thúy Vân không thể hiểu được, chỉ có Kim Trọng mới cảm thông được.
– “Trâm gẫy gương tan” là hiện thực của tình yêu tan vỡ không thể hàn gắn.
Kiều cũng nhận thức được nỗi đau của chính mình. “Bạc như vôi” cho thấy sự bạc bẽo của cuộc đời, sự bất công của xã hội.
– “Thôi thôi” , sự bất lực khiến nàng đành buông bỏ, nàng buông bỏ trong sự tiếc nuối khi phải tự tay bỏ đi mối tình trong sáng của mình. Đỉnh điểm của nỗi đau là Kiều thừa nhận mình đã phản bội Kim. Chứng minh những tình cảm mà nàng giành cho Kim Trọng đều là thật lòng.
1.3. Kết bài:
Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã bày tỏ tấm lòng nhân hậu của mình trước tình yêu tan vỡ của Kiều và Kim Trọng, qua đó ta cũng thấy được tâm trạng thực, ìn thấy những biểu hiện đau đớn nhất của con người.
2. Lập dàn ý bài Trao duyên – Nguyễn Du ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích Trao duyên
Tác giả Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc, trích đoạn “Trào duyên” được trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” kể về nỗi xót xa của nàng Kiều khi phải trao mối duyên của mình cho em gái.
1.2. Thân bài:
– Mở đầu là tâm trạng rối bời của Thúy Kiều khi nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân đồng ý với lời trao duyên: Tuy là chị cả nhưng Kiều vẫn quỳ xuống cầu xin em gái, có phần trái với giáo lý phong kiến nhưng đúng với hoàn cảnh éo le, trước khi lên tiếng nhờ cậy Kiều đã thể hiện sự kính cẩn, trạng trọng coi Vân là người ân nhân của mình và chỉ có Vân mới giúp được Kiều trong tình cảnh đó.
– Tâm trạng của Thúy Kiều khi tự tay trao lại kỉ vật tình yêu với chàng Kim cho Thúy Vân: Những kỉ vật trong lần đầu gặp gỡ giữa Kiều và Kim Trọng như chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền trong giây phúc này không còn là của riêng hai người nữa mà trở thành của chung ba người, tuy trao đi kỉ vật tình yêu nhưng lòng Kiều vẫn luôn giữ mãi những kỉ niệm và không quên được những kỉ niệm giữa mình với người yêui
– Tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nhớ về mối tình với Kim Trọng: Kiều trở về với thực tại, nghĩ về những kỷ niệm ngọt ngào của tình yêu, giờ đây là một thực tại dở dang, lỡ làng, tan vỡ, tình yêu của nàng đã không còn, cuộc đời và số phận của nàng cũng sắp phải giao cho người khác, nàng cảm thán cho chính số phận “bạc như vôi” của mình.
1.3. Kết bài:
Qua trích đoạn “Trao duyên”, chúng ta không chỉ hiểu được bi kịch tình yêu và số phận của Thúy Kiều mà còn tìm thấy ở đó nhân cách cao quý của nàng, một cô gái có đầy đủ tài sắc vẹn toàn, giàu lòng hy sinh và vị tha.
3. Lập dàn ý bài Trao duyên – Nguyễn Du ấn tượng nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
– Giới thiệu về trích đoạn Trao duyên
1.2. Thân bài:
* Mười hai câu thơ đầu: Lời nhờ cậy và thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân:
Sử dụng các từ “cậy”, “nhờ”:
Qua đó ta thấy được thái độ kính cẩn, vô cùng tôn trọng với người mình mang ơn.
Những hành động của Kiều gợi ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho những gì nàng sắp nói ra
→ Qua cách nói trên Nguyễn Du đã lột tả sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều, đồng thời cũng thấy được sự tài tình của tác giẩ trong cách sử dụng từ ngữ.
* Mười câu thơ tiếp: Lí lẽ trao duyên của Kiều khi thuyết phục Thúy Vân.
Đầu tiên, Kiểu kể cho Vân về mối tình với chàng Kim
→ Sử dụng thành ngữ, ẩn dụ, hình ảnh phong phú, miêu tả mối quan hệ tình yêu nồng thắm nhưng mong manh, bấp bênh và bất hạnh giữa Kim và Kiều.
Trong sáu câu thơ tiếp theo: Những lí do khiến Kiều buộc phải trao duyên cho em.
– Gia đình Kiều gặp biến cố
– Kiều buộc phải lựa chọn một trong hai con đường: “hiếu thảo” và “tình yêu”, Kiều đã chọn hy sinh tình yêu.
→ Kiều chỉ ra hoàn cảnh khó khăn và khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
→ Vân còn trẻ, tương lai còn dài → Kiều đã thuyết phục em gái bằng tình cảm của mình.
→ Kiều đã dùng đến cái chết để tỏ lòng biết ơn chân thành khi Vân chấp nhận ⇒ Lập luận vô cùng chặt chẽ và cho thấy Thúy Kiều là một người tinh tế và xinh đẹp, có đức hy sinh, là người có tấm lòng hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
Qua 12 câu thơ đầu, tâm trạng của Kiều diễn biến phức tạp khi nói lời trao duyên
– Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, với ngôn ngữ tinh tế, giàu sức thuyết phục cùng với lập luận chặt chẽ.
* Trong 14 câu thơ tiếp theo, Kiều trao kỷ vật và dặn dò Vân (14 câu thơ tiếp theo)
Sáu câu thơ đầu: Kiều trao kỷ vật → Kỷ vật giản dị nhưng thiêng liêng, gợi nhắc về một quá khứ hạnh phúc.
→ Thể hiện sự xung đột trong tâm trạng của Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi tình yêu dang dở của mình cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu nồng cháy của quá khứ giữa nàng và Kim Trọng.
Tám câu thơ tiếp theo: Lời dặn dò của Kiều
Kiều linh cảm về cái chết → Một linh cảm đen tối về tương lai, tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng mình sẽ chết oan, chết trong hận thù. Hồn không thể giải thoát vì lời thề với Kim Trọng trong lòng
→ Qua đó, ta thấy được sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, đồng thời cho thấy tấm lòng chung thủy, một lòng hướng về Kim trọng của Kiều
Kiều đang trong tình trạng khủng hoảng, nỗi đau mất mát quá lớn. Lúc này, Kiều dường như nhớ và yêu Kim Trọng hơn bao giờ hết.
– Nội dung: 14 câu thơ tiếp là những mâu thuẫn lớn trong tâm trạng của Thúy Kiều: trao kỷ vật của mình cho em gái, nhưng những lời cô gửi đi lại chứa đầy nỗi đau, rạn nứt và cay đắng.
– Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ và hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, độc thoại nội tâm.
* Tám câu thơ cuối: Kiều trở về với thực tại, nỗi đau của cô vơi đi khi nhớ đến Kim Trọng
– Nghệ thuật đối lập giữa quá khứ tươi đẹp và hiện tại tàn khốc
→ Khắc sâu thêm nỗi đau trong lòng nàng hiện tại.
→ Kiều quên đi nỗi đau của bản thân và nghĩ đến người khác nhiều hơn, đó là sự hy sinh cao cả
– Nội dung: Tâm trạng vô cùng đau đớn của Thúy Kiều khi nghĩ đến tình yêu của mình với Kim Trọng.
– Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ kết hợp các câu cảm thán, các điệp từ.
1.3. Kết bài:
– Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích