Cùng với sự phát triển của xã hội, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ tổng hợp một số bản án, tranh chấp tiêu biểu liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)?
Theo quy định tại Điều 5
-
Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam;
-
Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
-
Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền SHTT;
-
Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền SHTT và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật SHTT năm 2005.
Như vậy, để xác định một hành vi có xâm phạm quyền SHTT hay không phải căn cứ vào việc người thực hiện hành vi đó có vi phạm các yếu tố nêu trên hay không.
2. Tổng hợp bản án, tranh chấp hay liên quan đến SHTT:
– Bản án/Quyết định về tranh chấp quyền SHTT (Tranh chấp về quyền đối với kiểu dáng công nghiệp):
+ Quyết định số 29/2009/DS-GĐT-HDTP ngày 09/9/2009 của Tòa án tối cao về vụ án “Đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp” (về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm);
+ Bản án Số: 938/2013/KDTM-ST Ngày: 19/8/2013 của Tòa án Thành Phố Hồ Chí Minh V/v: “Tranh chấp quyền SHTT”. (tranh chấp về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu);
+ Quyết định giám đốc thẩm Số: 06/2015/KDTM-GĐT Ngày: 17/04/2015 của Tòa án tối cao về vụ án: “Tranh chấp về quyền SHTT ”;
+ Bản án số:18/2016/KDTM-ST Ngày: 12/05/2016 của Tòa án Thành Phố Hà Nội V/v Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp (tranh chấp về xâm phạm nhãn hiệu dịch vụ du lịch);
+ Bản án số: 36/2018/KDTM-ST Ngày 19/10/2018 của Tòa án Thành phố Hà Nội Về việc tranh chấp quyền SHTT. (Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp, sản phẩm xe máy);
– Bản án/Quyết định về tranh chấp quyền SHTT (Tranh chấp về quyền đối với nhãn hiệu):
+ Bản án số: 01/2018/KDTM-ST Ngày 29 – 10 – 2018 của tòa án tỉnh Hưng Yên Về việc “Tranh chấp về quyền sở hữu tuệ” (tranh chấp kiểu dáng công nghiệp);
+ Bản án số: 210/2018/HC-PT Ngày: 01/6/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội V/v: khởi kiện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nhãn hiệu hàng hóa ( về nhãn hiệu sản phẩm Dịch vụ khách sạn, dịch vụ nhà hàng ăn uống, dịch vụ quầy rượu, dịch vụ quán cà phê tự phục vụ, dịch vụ chỗ ở tạm thời);
+ Quyết định Số: 21/2018/QĐ – PT ngày 20/06/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh về việc giải quyết việc kháng cáo Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp quyền SHTT (quyền đối với nhãn hiệu);
+ Quyết định Số: 17/2018/QĐST-KDTM ngày 26/11/2018 của Tòa án tỉnh Bình Dương (Tranh chấp quyền SHTT về tên Thương Mại);
+ Bản án số: 17/2019/KDTM-ST Ngày: 31-5-2019 của Tòa án Thành Phố Hà Nội V/v tranh chấp về quyền SHTT. (Tranh chấp về xâm phạm nhãn hiệu thực phẩm);
+ Bản án số: 01/2019/KDTM-PT Ngày 09 – 01 – 2019 của Tòa án cấp cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh V/v tranh chấp quyền SHTT. ( Tranh chấp về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, giữa nhãn hiệu ASANO và ASANZO).
– Bản án tranh chấp về quyền SHTT (Tranh chấp về quyền đối với tên miền):
+ Bản án số: 28/2019/KDTM -ST. Ngày: 24/07/2019. Của Tòa án Thành Phố Hà Nội “Về việc tranh chấp quyền SHTT tên miền”.
– Bản án tranh chấp về quyền SHTT (Tranh chấp về quyền tác giả):
+ Bản án số: 774/2019/DSPT Ngày: 03/9/2019 của Tòa án Thành Phố Hồ Chí Minh V/v Tranh chấp về quyền SHTT (Quyền nhân thân trong quyền tác giả đối với tác phẩm)
– Bản án tranh chấp về Hợp đồng liên quan đến SHTT:
+ Bản án số: 29/2018/KDTM-PT Ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Tòa án cấp cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh về Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và sản xuất kịch bản;
+ Bản án số: 01/2019/KDTM-ST Ngày: 24- 9 – 2019 của Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế V/v tranh chấp Hợp đồng Li xăng (Hợp đồng Li Xăng và phí bản quyền thương hiệu);
+ Bản án số: 04/2019/KDTM-PT Ngày: 22/01/2019 của Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng V/v: “Tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ”.
– Bản án tranh chấp về quyền SHTT (Tranh chấp về quyền đối với giải pháp công nghệ):
+ Bản án số: 136/2011/KDTM-PT ngày 29/08/2011 Của Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại Thành Phố Hồ Chí Minh về tranh chấp quyền SHTT (về quyền sở hữu giải pháp công nghệ)
– Bản án hình sự về sản xuất hàng giả:
+ Bản án số 300/2017/HSST Ngày 18/09/2017 của Tòa án nhân dân Hà Nội về tội buôn bán hàng giả;
+ Bản án số 67/2019/HSST Ngày 07/05/2019 của Tòa án Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh Về tội sản xuất và buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm;
+ Bản án số: 09/2019/HS-ST Ngày: 14/3/2019 của Tòa án tỉnh Bắc Ninh (sản xuất hàng giả).
3. Các hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ bị xử lý thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ xâm phạm, hậu quả của hành vi xâm phạm mà các hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ bị xử lý bởi các chế tài sau:
– Xử lý bằng biện pháp dân sự. Căn cứ vào Điều 202 Luật SHTT năm 2005, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ bị Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý:
+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai…
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
+ Buộc bồi thường thiệt hại.
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với nguyên liệu, hàng hoá, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.
– Xử lý bằng biện pháp hành chính. Căn cứ vào Điều 211 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật SHTT sửa đổi năm 2009, các hành vi xâm phạm quyền SHTT sau sẽ áp dụng xử lý hành chính:
+ Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho chủ sở hữu, tác giả, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
+ Sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc nhãn hiệu hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
+ Sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật SHTT hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
– Xử lý bằng biện pháp hình sự. Biện pháp xử lý hình sự được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT ở mức nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ vào Điều 212 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật SHTT sửa đổi năm 2022 quy định rằng cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 225 và Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015, những hành vi sau bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Hành vi xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả khi Không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm…
+ Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại; thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại quyền tác giả, quyền liên quan…
+ Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật SHTT năm 2005 sửa đổi năm 2009, 2019, 2022;
– Bộ luật Hình sự năm 2015;
–