Trong kinh doanh thường các nhà đầu tư sẽ hợp tác làm ăn nhằm thúc đẩy quá trình phát triển. Do đó sẽ xảy ra tranh chấp về hợp đồng hợp tác. Dưới đây là tổng hợp một số bản án tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh..
Mục lục bài viết
1. Bản án số: 146/2019/DSPT- Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Nguyên đơn trình bày: Ngày 26/3/2018, vợ chồng ông ký Hợp đồng thỏa thuận hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần M (viết tắt là Công ty) để góp vốn kinh doanh và phân chia lợi nhuận với thời hạn là 03 năm. Theo đó, vợ chồng ông góp 150.000.000 đồng để Công ty xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nội thất nhựa cao cấp,
quá trình kinh doanh bị lỗ nên vợ chồng ông liên hệ với Công ty để chấm dứt hợp đồng. Nay vợ chồng ông khởi kiện yêu cầu Công ty trả lại vốn góp còn lại là 136.632.000 đồng, sau khi đã trừ chi phí đầu tư ban đầu theo thỏa thuận.
Người đại diện của bị đơn trình bày: Phía Công ty có ký kết hợp đồng trên với ông Nguyễn Văn A và bà Lê Thị B. Do cửa hàng kinh doanh do nguyên đơn phụ trách bị thua lỗ nên Công ty đã thu hàng về xong, nay đồng ý trả một phần tiền vốn góp cho nguyên đơn sau khi đã trừ chi phí đầu tư ban đầu là 43.368.000 đồng.
Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, phía nguyên đơn không đồng ý với số tiền mà bị đơn đồng ý trả nói trên vì cho rằng khoản chi đầu tư cho 04 nhân viên phát triển thị trường với số tiền 30.000.000 đồng là quá cao, nên chỉ chấp nhận trừ 50% số tiền chi phí cho 04 nhân viên nói trên, buộc Công ty phải trả số vốn góp còn lại là 121.632.000 đồng và chi phí thuê nhà là 4.000.000 đồng.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 06/2019/DSST ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Tòa án nhân dân quận N, thành phố Cần Thơ đã tuyên:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc Công ty phải trả cho ông Nguyễn Văn A và bà Lê Thị B số tiền hợp tác kinh doanh là 125.632.000 đồng. Ngày 16/3/2019 phía Công ty có đơn kháng cáo, yêu cầu phía nguyên đơn phải chịu toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu do phát sinh thêm cho 04 nhân viên phát triển thị trường là 30.000.000 đồng, phía Công ty chấp nhận trả chi phí thuê nhà theo yêu cầu của nguyên đơn là 4.000.000 đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Công ty vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo chỉ chấp nhận trả cho phía nguyên đơn số tiền là 116.632.000 đồng và cho trả dần vào ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng, với số tiền trả là 10.000.000 đồng/tháng cho đến khi trả hết nợ, vì cho rằng tại Điều 5 của hợp đồng đã thỏa thuận bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng thì được trả lại vốn góp sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu nói trên. Phía các nguyên đơn không chấp nhận yêu cầu trên của bị đơn và yêu cầu giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa trình bày, những người tiến hành tố tụng và các đương sự chấp hành đúng pháp luật khi giải quyết vụ án. Về kháng cáo, do hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm khi hợp tác kinh doanh, phía nguyên đơn được hưởng 50% lợi nhuận sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu, phía Công ty đã nhận hàng về kho, chi phí cho nhân viên phát triển thị trường là phục vụ cho lợi ích của Công ty, phía nguyên đơn đã chấp nhận chịu 50% chi phí này là có lợi cho bị đơn. Tại phiên tòa phía Công ty không cung cấp thêm chứng cứ nào mới để chứng minh cho yêu cầu của mình nên đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật dân sự bác yêu cầu kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1]. Về tố tụng: Các bên đương sự tranh chấp về việc khấu trừ vốn góp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, Tòa án giải quyết về tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là đúng quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
[2]. Về nội dung kháng cáo: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời trình bày của các đương sự tại phiên tòa, thì do kinh doanh không có hiệu quả nên các nguyên đơn là ông Nguyễn Văn A và bà Lê Thị B thông báo cho phía đối tác là Công ty biết để chấm dứt thực hiện hợp đồng trước thời hạn, phía Công ty cũng đồng ý và đã thu hồi hết hàng
hóa về Công ty. Nay phía Công ty cho rằng số tiền 30.000.000 đồng chi phí cho 04 nhân viên phát triển thị trường là chi phí ban đầu mà ông A và bà B phải chịu nên chỉ chấp nhận trả số vốn góp còn lại cho ông A, bà B theo như đã thỏa thuận tổng cộng là 110.632.000 đồng trong đó có cả tiền thuê nhà là 4.000.000 đồng. Xét thấy, theo thỏa thuận tại Điều 4 và Điều 5 của hợp đồng đã ký kết giữa các bên thì: “ Nếu bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, sẽ được hoàn trả số tiền đã góp vốn sau khi trừ đi các chi phí đầu tư ban đầu …” và “Bên B sẽ được chia 50% lợi nhuận từ cơ sở sản xuất …. sau khi trừ đi tất cả các chi phí gồm: Tiền lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng, …”.
Như vậy, phía ông A, và bà B là bên B trong hợp đồng đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn nên phải được phía Công ty hoàn trả số vốn góp ban đầu sau khi đã trừ đi các chi phí đầu tư bao gồm cả chi phí cho 04 nhân viên phát triển thị trường đang tranh chấp trong vụ án này. Nội dung của hợp đồng đã thỏa thuận không ghi nhận việc khấu trừ các khoản chi phí đầu tư ban đầu là bao nhiêu, nhưng theo nội dung các điều khoản của hợp đồng đã viện dẫn trên, thì trên nguyên tắc bên B được hưởng 50% lợi nhuận nên bên B cũng phải chịu khấu trừ 50% các chi phí đầu tư ban đầu. Do đó, bản án sơ thẩm đã giải quyết buộc mỗi bên đương sự phải chịu 50% chi phí cho 04 nhân viên phát triển thị trường là có cơ sở theo như thỏa thuận tại hợp đồng. Vì vậy, không có cơ sở chấp nhận yêu cầu kháng cáo của phía bị đơn.
[3]. Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị đơn phải chịu tiền án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 1 Điều 29 của
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 và khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; khoản 1 Điều 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 về án phí Tòa án;
Tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty Cổ phần M. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc Công ty Cổ phần M (đại diện là ông Võ Văn C) phải trả cho ông Nguyễn Văn A và bà Lê Thị B số tiền hợp tác kinh doanh là 125.632.000 đồng (Một trăm hai mươi lăm triệu sáu trăm ba mươi hai ngàn đồng).
Kể từ khi nguyên đơn có yêu cầu thi hành án, nếu bị đơn chưa trả số tiền trên thì còn phải chịu tiền lãi phát sinh đối với số tiền chậm trả theo mức lãi suất quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015.
Về án phí dân sự sơ thẩm: Công ty Cổ phần M phải chịu là 6.282.000 đồng (Sáu triệu hai trăm tám mươi hai ngàn đồng). Ông Nguyễn Văn A và bà Lê Thị B được nhận lại số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp là 3.416.000 đồng (Ba triệu bốn trăm mười sáu ngàn đồng) theo biên lai số 000559 ngày 13/11/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự quận N, thành phố Cần Thơ.
Án phí dân sự phúc thẩm: Công ty Cổ phần M phải chịu là 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng), được khấu trừ 300.000 đồng tiền tạm ứng đã nộp theo biên lai số 000990 ngày 21/3/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự quận N, thành phố Cần Thơ. Công ty Cổ phần M đã nộp xong án phí phúc thẩm. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự. Án xử phúc thẩm công khai, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
2. Bản án số: 119/2019/DS-PT – Tranh chấp hợp đồng góp vốn sản xuất và mua bán giống cao su:
Vào tháng 10 năm 2012, ông Lê Đình C, ông Nguyễn Công L, ông Trần Văn N cùng thỏa thuận thống nhất góp vốn để cùng đầu tư làm vườn trồng ươm giống cao su với số lượng lớn cung cấp bán giống cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển N có trụ sở tại 129 Bà Triệu, thành phố M, tỉnh Kon Tum do ông Lê Đức Th làm Giám đốc đại diện cho công
ty này. Việc thỏa thuận không lập văn bản mà chỉ bàn bạc thỏa thuận miệng với nhau, sau này thì ông Lê Đình C, ông Nguyễn Công L, ông Trần Văn N mới tiến hành làm thỏa thuận góp vốn tại“Văn bản xác nhận thỏa thuận góp vốn – chia lãi 3/3” ký ngày 26/01/2016. ông C đưa cho ông N là 550.000.000đồng, ông L đưa 60.000.000đồng còn phần của ông N là 100.000.000đồng, tổng cộng là 710.000.000đồng. Trong việc góp vốn thì ông C, ông L và ông N đã thỏa thuận thống nhất đầu tư góp vốn tổng các chi phí đã bỏ ra, trong đó ngoài phần vốn góp ban đầu ông C, ông L 3 đã đưa cho ông N thì ông C cũng đã chi thêm là 81.600.000 đồng, ông L chi phí thêm 91.292.000 đồng. Trong 1 năm kinh doanh công ty N doanh thu được 2.693.011.000 đồng. Sau khi tính toán thì trừ các khoản chi phí mua sắm vật tư và những chi phí đầu tư do ông N đã chi ra thì ông N đang cất giữ 1.421.410.000đồng. ông C và ông L yêu cầu ông N phải trả lại cho họ, trong đó trả cho ông Lê Đình C số tiền 473.136.000 đồng, trả cho ông Nguyễn Công L số tiền 483.136.000 đồng tương ứng với lợi nhuận và tiền vốn góp ban đầu còn lại.
Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Lê Đình C, ông Nguyễn Công L: Buộc ông Trần Văn N có trách nhiệm trả cho ông Lê Đình C số tiền 228.333.333đồng; Buộc ông Trần Văn N có trách nhiệm trả cho ông Nguyễn Công L số tiền 228.333.333đồng.
Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Các bên trình bày có sự mâu thuẫn như đã nêu trên nhưng căn cứ nội dung“Văn bản xác nhận thỏa thuận góp vốn – chia lãi 3/3” lập ngày 26/01/2016. Mặc dù, ông N khẳng định chữ ký và chữ viết Trần Văn N phía dưới văn bản không phải là chữ của ông, nhưng theo Kết luận giám định số 09/2018/GĐ-PC4 ngày 06/02/2018 của Công an tỉnh Bình Phước kết luận chữ viết tên, ký tên “N, Trần Văn N” trong văn bản trên và các mẫu chữ ký tên của ông N là do một người ký ra. Bên cạnh đó, việc cung cấp cây giống cho Công ty N đã được thực hiện xong từ năm 2013 nhưng đến ngày 26/01/2016 các bên mới lập bản thỏa thuận trên, điều này phù hợp với trình bày của các nguyên đơn về việc các ông cho rằng do ông N không thực hiện đúng thỏa thuận thanh toán tiền gốc và phân chia lợi nhuận nên các ông yêu cầu viết bản cam kết để làm căn cứ. Bên cạnh đó, tại Biên bản hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã I, ông N cũng thừa nhận có việc làm ăn chung. Vì vậy, có cơ sở khẳng định giữa ông N, ông C và ông L có thỏa thuận về việc góp vốn và phân chia lợi nhuận với nhau.
Các đương sự không thống nhất được với nhau số tiền từng bên góp, các nguyên đơn cũng không chứng minh được số tiền ông C đã góp 631.000.000đồng, ông L đã góp 151.000.000đồng như trình bày của mình. Căn cứ theo tài liệu chứng cứ thì xác định ông C có đóng góp cho ông N (thông qua bà D) tổng số tiền là 458.140.000đồng (không phải 451.140.000 đồng như cấp sơ thẩm đã nhầm lẫn). Đối với số tiền 60.000.000đồng mà ông L cho rằng ông đã góp cho ông N, mặc dù ông N không thừa nhận đây là tiền ông L góp và cho rằng đây là tiền ông chi trả cho ông L tiền công làm của hai cha con ông L nhưng lại trình bày mâu thuẫn về thời gian làm công và mức tiền chi trả cho cha con ông L (ông L và anh Hòa) đồng thời ông N cũng không có chứng cứ chứng minh cho lời trình bày về số tiền này là đúng nên có cơ sở xác định đây là số tiền ông L đã góp vốn làm ăn chung.
Do các bên không chứng minh được chi phí đầu tư cho việc ươm 300.000 cây cao su giống, để có cơ sở xác định chi phí này thông qua đó xác định được số vốn góp của từng bên, Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện xác minh, lấy ý kiến tại ba đơn vị chức năng. Đồng thời, tại phiên tòa các nguyên đơn cho rằng vào ngày 08/01/2016, ông N đã tự
tay liệt kê các khoản chi phí mà ông N đã chi trong quá trình ươm giống trên tờ giấy có kẻ ô ly với tổng số tiền là 1.542.584.000đồng; mặc dù ông N cho rằng bản liệt kê trên ông chưa ký xác nhận phía dưới do ông chưa kê xong nhưng ông đã thừa nhận toàn bộ những chi tiết kê với tổng số tiền kê 1.542.584.000đồng là do ông viết ra. Do đó, Hội đồng xét xử có căn cứ xác định tổng số tiền vốn góp mà các bên đã bỏ ra để đầu tư mua cây giống, trồng và chăm sóc là 2.060.724.00 đồng, trong đó ông C góp 458.140.000đồng, ông L góp 60.000.000đồng, ông N góp 1.542.584.000đồng.
Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Trần Văn N. Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2019/DS-ST ngày 29/3/2019 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Bình Phước. Áp dụng Điều 504; Điều 505 và Điều 507 của Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ vào Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn ông Lê Đình
C và ông Nguyễn Công L.
– Buộc ông Trần Văn N phải có trách nhiệm trả cho ông Lê Đình C số tiền 24.689.002 đồng và trả cho ông Nguyễn Công L số tiền 15.256.752đồng. – Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của anh Nguyễn Công H do anh Hòa rút yêu cầu.
3. Bản án số: 130/2019/DS-PT – Tranh chấp Hợp đồng hợp tác:
Tháng 7/2016 (âm lịch), ông V, bà H có thỏa thuận việc góp vốn để mua bán hạt điều với bà K, ông H. Khi thỏa thuận chỉ trao đổi bằng lời nói với nhau, không lập thành văn bản; do số vốn góp của bà K, ông H nhiều hơn nên thỏa thuận mỗi chuyến hàng sẽ phân chia lợi nhuận (hoặc lỗ) theo tỷ lệ 6/4 (bà K, ông H tỷ lệ 60%; ông V, bà H tỷ lệ 40%). Tổng cộng, ông V, bà H góp vốn cho phía bị đơn số tiền 360.000.000 đồng, đưa làm nhiều lần nhưng không có giấy tờ gì. Khi góp vốn thì ông V và bà H có nhận được 05 đến 06 lần tiền lời, mỗi lần 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Việc thỏa thuận góp vốn làm ăn chung thực hiện đến cuối năm 2016 thì chấm dứt. Lúc này, ông V, bà H có đến yêu cầu phía bị đơn rút vốn thì bị đơn có đưa cho ông V , bà H 10.000.000 đồng và hẹn đến ngày 25/12/2017 (âm lịch) thì sẽ trả hết số tiền còn lại là 350.000.000 đồng. Tuy nhiên, đến nay ông H, bà K vẫn không trả cho vợ chồng ông V, bà H số tiền trên. ông V, bà H khởi kiện yêu cầu ông H, bà K trả số tiền 360.000.000 đồng.
Tòa án cấp sơ thẩm tuyên:
– Đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu K kiện nguyên đơn ông Trịnh Công V và bà Đinh Thị H về việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với số tiền yêu cầu ông H, bà K phải trả cho ông 3 V, bà H từ 360.000.000 đồng xuống còn 350.000.000đ.
– Chấp nhận yêu cầu K kiện của nguyên đơn Trịnh Công V và bà Đinh Thị H. Tuyên Hợp đồng hợp tác giữa ông Trịnh Công V và bà Đinh Thị H với ông Lê Xuân H và bà Nguyễn Thị K là vô hiệu. Bị đơn bà Nguyễn Thị K và ông Lê Xuân H có nghĩa vụ phải trả số tiền góp vốn hợp tác làm ăn còn lại cho ông Trịnh Công V và bà Đinh Thị H là 350.000.000đ.
Tòa án cấp phúc thẩm nhận định:
Phía bị đơn cho rằng thực tế không nhận số tiền 360.000.000đ của nguyên đơn giao, mà tiền của ai thì người đó quản lý, khi đi mua hàng thì dùng tiền góp chung để mua và sau đó phân chia lời/lỗ theo tỷ lệ vốn góp của từng bên. Bị đơn cung cấp người làm chứng là bà Lê Thị T cùng một số tài liệu ghi chép nội dung mua bán hạt điều để chứng minh (BL74-75; 78-79). Tuy nhiên, theo bà T xác nhận thì bà T có giao dịch mua bán hạt điều với ông V, bà H và bà K, ông H, tuy nhiên các giao dịch này hoàn toàn độc lập với nhau, còn nguồn gốc số hạt điều mà bà T mua không rõ có phải là tài sản chung của các bên hay không (BL70-71). Ngoài tài liệu và người làm chứng bà T, bị đơn không cung cấp được chứng cứ khác để chứng minh việc các bên tự dùng tiền của mình để mua bán điều, nên trình bày của bị đơn chưa đủ cơ sở.
Căn cứ vào biên bản lấy lời khai của bị đơn bà K, cũng như biên bản đối chất giữa ông V, bà H với ông H, bà K, bà K thừa nhận lời trình bày trong biên bản hòa giải và biên bản giải trình băng ghi âm buổi hòa giải bà K thừa nhận ông V, bà H có góp vốn 350.000.000đ làm ăn chung đúng là tiếng nói và ý kiến của bà K. Do đó, có căn cứ xác định thực tế có việc góp vốn hợp tác mua bán hạt điều chung giữa vợ chồng ông V, bà H với vợ chồng bà K, ông H và số tiền mà vợ chồng ông V góp chung là 360.000.000 đồng cho vợ chồng ông H, bà K vào năm 2016. Xét thỏa thuận hợp tác xuất phát từ sự tự nguyện của các bên, cho đến nay các bên cũng không chứng minh được thiệt hại phát sinh từ thỏa thuận này.
Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu K kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả lại cho nguyên đơn số tiền góp vốn 350.000.000đ là có căn cứ. Do vậy, không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, cần giữ nguyên Bản án sơ thẩm.
Tòa án cấp phúc thẩm tuyên:
Căn cứ khoản 1 Điều 308, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn bà Nguyễn Thị K, ông Lê Xuân H. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2019/DS-ST ngày 19 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Phước.
Đình chỉ giải quyết một phần yêu cầu K kiện của nguyên đơn ông Trịnh Công V, bà Đinh Thị H do rút một phần yêu cầu với số tiền 10.000.000đ trong tổng số tiền 360.000.000đ theo yêu cầu K kiện ban
đầu.
Chấp nhận một phần yêu cầu K kiện của nguyên đơn ông Trịnh Công V, bà Đinh Thị H. Tuyên bố Hợp đồng hợp tác giữa ông Trịnh Công V, bà Đinh Thị H với ông Lê Xuân H, bà Nguyễn Thị K vô hiệu. Buộc bị đơn bà Nguyễn Thị K, ông Lê Xuân H có nghĩa vụ trả lại cho ông Trịnh Công V và bà Đinh Thị H số tiền góp vốn hợp tác mua bán hạt điều là
350.000.000đ.