Tổng Giám đốc Công ty X (ở Hà Nội) uỷ quyền cho Phó Giám đốc Chi nhánh (tại TP.HCM) để ký đơn đề xuất và hợp đồng thi công, đóng dấu của Chi nhánh như vậy có hợp lệ không. Rất mong nhận được sự giúp đỡ trả lời của quý cơ quan.
Tóm tắt câu hỏi:
Tổng Giám đốc Công ty X (ở Hà Nội) ủy quyền cho Phó Giám đốc Chi nhánh (tại TP.HCM) để ký đơn đề xuất và
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Theo quy định trên, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ tất cả các điều kiện sau:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập: Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức,… Nếu là cá nhân thì phải là người bình thường không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Nếu là tổ chức phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có liên quan.
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện: Các bên tham gia vào giao dịch dân sự là hoàn toàn tự nguyện, không bị đe dọa, ép buộc,…
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp của bạn, tổng giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc chi nhánh để ký đơn đề xuất và hợp đồng thi công, đóng dấu của chi nhánh. Đối chiếu với quy định trên, nếu tổng giám đốc và phó giám đốc đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì có thể ủy quyền để ký đơn đề xuất, các hợp đồng theo quy định của pháp luật, cụ thể:
+ Tổng giám đốc và phó giám đốc thời điểm ký kết ủy quyền phải còn minh mẫn, sáng suốt.
+ Tổng giám đốc và phó giám đốc hoàn toàn tự nguyện tham gia giao dịch dân sự này. Tổng giám đốc tự nguyện ủy quyền cho phó giám đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh tự nguyện thực hiện công việc được ủy quyền nêu trên.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Mục đích của giao dịch trên nhằm thuận tiện cho việc tổ chức, quản lý công ty, nội dung cũng không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.
Do đó, việc ủy quyền này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu đáp ứng được các điều kiện trên. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra Điều lệ của công ty xem có quy định về việc này không. Nếu có thì ưu tiên áp dụng theo điều lệ. Thông thường, phó giám đốc chi nhánh cũng sẽ có các quyền như nội dung bạn trình bày trên.
Vì vậy, để đảm bảo và thuận lợi nhất cho công ty, bạn cần xem điều lệ của công ty có quy định về việc này hay không, để tránh phát sinh những thủ tục không cần thiết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
.