Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, tổng cục này được thành lập nên với nhiệm vụ được giao là thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước. Cùng bài viết tìm hiểu tổng cục Quản lý thị trường là gì?
Mục lục bài viết
1. Tổng cục Quản lý thị trường là gì?
Theo Điều 1 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì vị trí và chức năng của Tổng cục Quản lý thị trường được quy định như sau:
– Cụ thể đối với các hành vi kinh doanh hàng hóa không đúng pháp luật như nhập lậu hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ tất cả các loại hàng hóa; bao gồm cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Tổng cục quản lý thị trường cũng sẽ xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, đảm bảo cho hàng hóa được sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng đảm bảo chất lượng, không bị độn giá so với giá mặt bằng quy định của hàng hóa, kiểm soát tình trạng đầu cơ tích trữ. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
– Tổng cục Quản lý thị trường dưới sự quản lý của Bộ công thương có tư cách pháp nhân và có các quyền của pháp nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự, kèm theo đó Tổng cục này sẽ con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội để thực hiện quyền lực được giao.
2. Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức:
– Tổng cục Quản lý thị trường có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Tổng cục Quản lý thị trường cố nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; về chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường;
Chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, kế hoạch phát triển dài hạn, đề án, dự án quan trọng, dự thảo báo cáo về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
+ Tổng cục Quản lý thị trường trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định:
Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; về công tác kiểm tra, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ – thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật, về chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng;
Kế hoạch hoạt động hàng năm hoặc theo giai đoạn của Tổng cục;
Kiến nghị biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
+ Tổng cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản theo quy định của pháp luật để những cơ quan thuộc Tổng cục thực hiện theo các quy định này, việc ban hành các hướng dẫn này phải thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục và phải được hướng dẫn dựa trên các quy định của pháp luật.
+ Khi nhà nước đưa ra các văn bản pháp luật hoặc Bộ công thương đưa ra các văn bản thì Tổng cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành này nhằm phổ biến pháp luật, đảm bảo các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật. Đồng thời Tổng cục Quản lý thị trường cũng thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án mà Bộ công thương đưa ra, thực hiện các kế hoạch về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường. Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
+ Tổng cục Quản lý thị trường cũng được Bộ công thương ra nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính những hành vi vi phạm về các quy định hàng hóa, sản xuất, kinh doanh hàng hóa thị trường theo quy định của pháp luật:
Tổng cục quản lý thị trường có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra thị trường đối với các cơ sở kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi mà mình quản lý, tiến hành thực hiện các hoạt động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường;
Tổng cục quản lý thị trường tiến hành áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của mình để tiến hành phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, tìm ra các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật;
Tổng cục quản lý thị trường tiến hành các hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, để xác định được các hành vi vi phạm, Tổng cục quản lý thị trường cần thực hiện trưng cầu giám định , kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;
Đối với các hành vi vi phạm hành chính thì Tổng cục quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật;
3. Trách nhiệm của Tổng cục quản lý thị trường:
Ngoài việc Tổng cục quản lý thị trường tự mình tiến hành các nhiệm vụ được giao thì cơ quan này còn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan khác để tiến hành các hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
– Tổng cục quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục quản lý thị trường để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý thị trường.
– Tổng cục quản lý thị trường để thực hiện được các nhiệm vụ tham mưu cho Bộ công thương thì tổng cục cần phải tiến hành thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để phục vụ cho việc tham mưu, đồng thời tổng cục cũng tiến hành đề xuất với cấp có thẩm quyền tiến hành áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trật tự thị trường.
– Ngoài các nhiệm vụ như quản lý và tham mưu thì Tổng cục quản lý thị trường còn có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học để tiến hành ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển kinh tế thị trường, đồng thời áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
– Tổng cục quản lý thị trường là một pháp nhân có các lực lượng công chức, người lao động do đó mà Tổng cục quản lý thị trường có nghĩa vụ thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ cũng như kỷ luật đối với công chức, người lao động.
– Tổng cục quản lý thị trường tiến hành quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của pháp luật, Tổng cục quản lý thị trường có trách nhiệm quản lý chính xác các nguồn tài chính và nguồn lực được giao.
– Tổng cục quản lý thị trường còn có nhiệm vụ thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của Bộ trưởng để mở rộng quan hệ quốc tế liên quan đến quản lý thị trường.
– Được giao hoạt động quản lý thị trường do đó Tổng cục quản lý thị trường cần phải thực hiện thống kê nhà nước về hoạt động quản lý thị trường cũng như phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao, đảm bảo thực hiện các công việc này đúng theo quy định của pháp luật.