Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Trong đó có các Tổng cục, cục, chi cục là các tổ chức thuộc Bộ, có chức năng tham mưu, trợ giúp cho Bộ trưởng trong công tác tổ chức và quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Tổng cục là gì?
Tổng cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục.
Tổng cục tên tiếng Anh là: “General Department”.
2. Tìm hiểu về Tổng cục, Cục, Chi cục:
+ Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội;
+ Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở Trung ương, không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương;
+ Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;
+ Tổ chức hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc chuyên ngành, lĩnh vực.
– Vụ Văn phòng Cục chuyên ngành Đơn vị sự nghiệp công lập. Việc thành lập các vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thành lập vụ, cục thuộc Bộ. Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục.
– Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, việc thành lập cục, chi cục ở địa phương được quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục.
– Đối tượng quản lý của Cục là những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành đó. Cục được thành lập phòng và đơn vị trực thuộc. Cục có con dấu và tài khoản riêng.
Ví dụ: Bộ Văn hóa- Thông tin có các Cục: Cục Di sản văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Báo chí, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật.
– Nhiều Bộ còn có Tổng cục thuộc Bộ. Tổng cục được thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành lớn, phức tạp không phân cấp cho địa phương mà Bộ trực tiếp phụ trác theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương trong phạm vi toàn quốc.
– Tổng cục không ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đối tượng quản lý của Tổng cục là những tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến chuyên ngành, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên ngành đó.
– Cơ cấu tổ chức của Tổng cục gồm: cơ quan Tổng cục và Cục ở cấp tỉnh, chi cục ở cấp huyện (nếu có). Cơ quan tổng cục gồm: văn phòng, ban và đơn vị trực thuộc. Tổng cục có con dấu và tài khoản riêng. Bộ Văn hóa- Thông tin không có Tổng cục.
Các Bộ hiện nay:
– Bộ Tổng Tham mưu,
– Bộ Quốc phòng Tổng cục Chính trị,
– Bộ Quốc phòng Tổng cục Hậu cần,
– Bộ Quốc phòng Tổng cục Kỹ thuật,
– Bộ Quốc phòng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng,
– Bộ Quốc phòng Tổng cục Tình báo,
– Bộ Quốc phòng Ban Cơ yếu Chính phủ,
– Bộ Quốc phòng Tổng cục Thuế,
– Bộ Tài chính Tổng cục Hải quan,
– Bộ Tài chính Tổng cục Dự trữ Nhà nước,
– Bộ Tài chính Kho bạc Nhà nước,
– Bộ Tài chính Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
– Bộ Tài chính Tổng cục Môi trường,
– Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Biển và hải đảo,
– Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Quản lý đất đai,
– Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Địa chất và Khoáng sản,
– Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Khí tượng Thủy văn,
– Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Lâm nghiệp,
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổng cục Thủy lợi,
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổng cục Thủy sản,
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổng cục Phòng chống thiên tai,
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban Tôn giáo Chính phủ,
– Bộ Nội vụ Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương,
– Bộ Nội vụ Tổng Cục Quản lý thị trường,
– Bộ Công Thương Tổng cục Đường bộ,
– Bộ Giao thông Vận tải Tổng cục Thống kê,
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
– Bộ Khoa học và Công nghệ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
– Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tổng cục Thi hành án dân sự,
– Bộ Tư pháp Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch,
– Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình,
– Bộ Y tế.
– Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài,
– Bộ Ngoại giao (Việt Nam) Ủy ban biên giới quốc gia,
– Bộ Ngoại giao (Việt Nam)
– Cổng thông tin điện tử chính phủ, Văn phòng Chính phủ (Việt Nam)
– Cơ quan Thanh tra
– Giám sát ngân hàng,
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.2. Cục:
Cục là tổ chức thuộc Bộ hoặc thuộc Tổng cục, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trường hợp Bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản lớn, toàn ngành thì được thành lập tổ chức cục thuộc Bộ thực hiện chức năng quản trị nội bộ của Bộ.
Cục thuộc Bộ chỉ có một loại. Cục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng;
– Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục. Việc thành lập cục phải đáp ứng các tiêu chí sau:
– Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
– Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực
– Tổ chức hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc chuyên ngành, lĩnh vực.
Tổ chức của Cục gồm có:
– Phòng Văn phòng
– Chi cục (nếu có)
– Đơn vị sự nghiệp công lập.
2.3. Chi cục:
Chi cục là một bộ phận công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lí tập trung thống nhất của cơ quan hành chính nhà nước. Hệ thống đó là hệ thống dọc, bao gồm: bộ, tổng cục, cục, chi cục.
Ví dụ về Chi cục quản lý đất đai, theo đó Chi cục quản lý đất đai có vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
Vị trí, chức năng
– Chi cục chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật để hoạt động; có trụ sở tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Khoản 5, Điều 2, Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, gồm:
– Tham mưu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai phục vụ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
– Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực đất đai đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
– Trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các văn bản cá biệt trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Quản lý đất đai.
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương báo cáo Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
– Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt.
– Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho hộ gia đình; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự khai phá đất để sản xuất nông nghiệp; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân; diện tích tối thiểu được tách thửa và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền; tham mưu Giám đốc Sở giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định. Hướng dẫn các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai; Tổ chức giao đất trên thực địa, thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh.
– Tổ chức thực hiện và hướng dẫn việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ký
– Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính; thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai.
– Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất báo cáo Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; lập bản đồ giá đất; tham mưu giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất.
– Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật báo cáo Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
– .Xây dựng, quản lý, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai theo quy định.
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
– Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc phát triển quỹ đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
– Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, công chức chuyên môn về địa chính-xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai theo phân công của Giám đốc Sở.
– Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai theo phân cấp của Giám đốc Sở.
– Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Chi cục; thực hiện chế độ tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của Chi cục theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.