Hoạt động hải quan là cụm từ mà rất nhiều người biết tuy nhiên để hiểu về nó thì không nhiều. Hoạt động hải quan vẫn luôn được đánh giá là hoạt động quan trọng và cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. Tìm hiểu về Tổng cục hải quan.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về hoạt động hải quan:
Ta hiểu về hoạt động hải quan như sau:
Hoạt động hải quan hiện nay sẽ bao gồm các hoạt động như: hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuế xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu cũng như nhiều hoạt động khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Các hoạt động này nhằm mục đích chính là để bảo hộ, phục vụ, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế, an toàn xã hội,
Các cơ quan hải quan sẽ thực hiện chức năng hải quan, phụ trách việc kiểm tra, giám sát hải quan, đánh thuế hải quan, làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Luật hải quan của các quốc gia cũng có có quy định cụ thể về cơ quan hải quan công chức hải quan, lực lượng hải quan, hệ thống tổ chức cơ quan hải quan.
Địa bàn hoạt động hải quan sẽ bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.
Trong địa bàn hoạt động của hải quan, cơ quan hải quan sẽ cần phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.
Chức năng, nhiệm vụ của hải quan Việt Nam:
Hải quan Việt Nam là thiết chế của Nhà nước được thành lập ra để nhằm mục đích có thể trực tiếp thực hiện hoạt động hải quan, trước hết, hải quan Việt Nam chính là cơ quan có chức năng thực hiện hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật. Cùng với việc thực hiện hoạt động này, theo quy định của pháp luật, hải quan Việt Nam cũng chính là cơ quan có nhiệm vụ quan trọng giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về hải quan.
Để hải quan Việt Nam có thể thực hiện các chức năng cụ thể được nêu trên, theo quy định của Luật hải quan, hải quan Việt Nam cũng có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
– Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tài theo quy định của pháp luật về hải quan.
– Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ tham gia công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
– Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
– Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ kiến nghị chủ trương, biện pháp Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.o gồm cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ nằm ttong khu vực kiểm soát hải quan dọc theo biên giới đất liền.
2. Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan được quy định:
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam.
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan.
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan.
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan.
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại.
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan.
– Nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan là hợp tác quốc tế về hải quan.
3. Tổng cục Hải quan là gì?
Tổng cục Hải quan được hiểu là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Tổng cục Hải quan sẽ có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí Nhà nước chuyên ngành về hải quan cũng như thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.
Như vậy, ta nhận thấy, Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ là giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản quan, quan hệ của hải quan khu vực với các cơ quan hành chính nhà nước, viện kiểm sát, toà án cũng như quan hệ của hải quan với các bộ, ngành khác chỉ mang tính phối hợp hoạt động chứ không phải là quan hệ phục tùng chỉ đạo. Nguyên tắc tập trung, thống nhất trong tổ chức và hoạt động của hải quan Việt Nam đã giúp Tổng cục Hải quan có thể đảm bảo tính độc lập, khách quan của hoạt động hải quan. Đây cũng chính là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với những công việc và nội dung có liên quan đến những hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
4. Nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan:
Tổng cục Hải quan có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
– Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá và phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh.
– Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
– Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan hiện nay được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ trung ương đến địa phương, với cơ cấu tổ chức cụ thể như sau:
– Tổng cục Hải quan.
– Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các Cục hải quan địa phương) trực thuộc Tổng cục Hải quan.
– Các chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan địa phương.
5. Mục tiêu tổng quát của Tổng cục Hải quan:
Tổng cục Hải quan ra đời với mục tiêu tổng quát đó là để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lí dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lí rủi ro, để nhằm góp phần giúp Hải quan Việt Nam đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.
Tổng cục Hải quan ra đời giúp xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả từ đó đã góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tuyên ngôn:
– Tổng cục Hải quan quản lí có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển.
– Tổng cục Hải quan bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
– Tổng cục Hải quan cần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách.
– Tổng cục Hải quan phải chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
– Tổng cục Hải quan ra đời góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội.
– Tổng cục Hải quan phải phục vụ quản lí kinh tế xã hội.