Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Truyện "Thánh Gióng" kể về người anh hùng ở làng Gióng với nhiều yếu tố thần kì, được coi là biểu tượng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ.
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ tư duy truyện Thánh Gióng:
Sự ra đời kì kạ của Thánh Gióng:
– Hai vợ chồng hiền lành, phúc đức không có con. Bà vợ ướm thử vết chân kỳ lạ mang bầu 12 tháng sinh ra Thánh Gióng
– Thánh Gióng lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, không biết cười.
Thánh Gióng nhận lời đi đánh giặc Ân:
– Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên là gọi mẹ mời sứ giả vào.
– Yêu cầu sứ giả về tâu vua chuẩn bị ngựa sắt, soi sắt, tấm áo giáp sắt đánh giặc
– Sau đó Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
– Giặc đến Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ
Thánh Gióng đánh giặc Ân và giành chiến thắng:
– Thánh Gióng mặc tấm áo giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên lưng ngựa đi đánh giặc
– Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường để đánh giặc
Thánh Gióng bay về trời:
– Sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng một mình một ngựa bay thẳng về trời
– Vua Hùng tưởng nhớ công ơn nên phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ Thánh Gióng ở quê nhà
Sơ đồ tư duy:
2. Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất:
Ở thời Hùng Vương thứ sáu, một ngôi làng nọ, có hai vợ chồng dù ăn ở hiền lành, phúc đức nhưng họ vẫn chưa có con. Một ngày nọ, bà vợ ra ngoài đồng và nhìn thấy một vết chân to hơn vết chân người bà liền ướm thử. Về nhà, bà có mang và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Nhưng đã lên ba tuổi mà cậu bé ấy vẫn chưa biết nói biết cười, đi đứng. Vào lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua Hùng cho sứ giả đi khắp nước để tìm người tài cứu nước. Khi đến làng Gióng thì cậu bé bỗng cất tiếng nói đầu tiên bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua rằng hãy sắm một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt cho cậu với lời hứa cậu sẽ đánh tan quân giặc xâm lược. Ngay khi quân giặc vừa đến chân núi thì cũng là lúc sứ giả mang một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt đến cho cậu. Cậu bé bỗng vươn vai và trở thành một tráng sĩ và đánh tan quân giặc Ân xâm lược. Vua Hùng tưởng nhớ công ơn tôn cậu là Phù Đổng Thiên Vương.
3. Tóm tắt truyện Thánh Gióng ấn tượng nhất:
Ngày xưa ở một làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, hiền lành, mà vẫn chưa có một đứa con nào. Vào một ngày nọ, bà vợ đi ra ngoài đồng và nhìn thấy một vết chân rất to liền đưa chân ra ướm thử. Về đến nhà bà vợ đã mang thai và đến mười hai tháng sau bà sinh ra được một bé trai. Nhưng khi cậu bé đã lên ba tuổi vẫn chưa biết nói chưa biết biết cười. Bấy giờ, giặc Ân đem quân sang xâm lược nước ta. Nhà vua đã sai sứ giả đi khắp nơi trên cả nước để tìm kiếm người tài giúp nước. Đến ngôi làng Gióng, khi cậu bé nghe thấy tiếng của sứ giả, kỳ lạ thay cậu liền nói với mẹ mời sứ giả vào. Cậu bé nói với sứ giả về tâu với nhà vua là sắm cho cậu một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Và từ ngày hôm đó trở đi, cậu lớn nhanh như thổi, những người dân trong làng phải góp gạo để nuôi cậu khôn lớn. Khi quân giặc đánh đến chân núi, cậu bé bỗng chốc vươn vai trở thành một tráng sĩ và đánh tan quân giặc. Sau đó một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn bay về trời. Vua Hùng tưởng nhớ công ơn cho lập đền thờ ngay tại quê nhà và phong là Phù Đổng Thiên Vương.
4. Tóm tắt truyện Thánh Gióng hay nhất:
Xưa kia, ở một ngôi làng Gióng, có hai vợ chồng rất chăm chỉ làm ăn lại ăn ở hiền lành, tốt bụng, phúc đức. Trong một lần, người vợ đi ra đồng, nhìn thấy một vết chân lạ rất to, bà liền ướm thử. Không ngờ sau khi bà trở về nhà thì đã thụ thai. Mười hai tháng sau bà đã sinh ra một bé trai. Hai vợ chồng rất vui mừng, nhưng cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười biết đi đứng. Vào lúc bấy giờ, giặc Ân đem quân sang nước ta để xâm lược. Nhà vua sai sứ giả đi khắp đất nước để tìm ra người tài giúp nước. Khi sứ giả đến làng Gióng, cậu bé nghe thấy tiếng sứ giả, kỳ lạ thay bỗng chốc cất tiếng nói đầu tiên rằng “Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa chuyện”. Khi sứ giả bước vào nhà, cậu bé thưa với sứ giả về tâu với nhà vua là hãy sắm cho một con ngựa sắt, một tấm áo giáp sắt và một cái roi sắt với lời hứa rằng cậu sẽ đánh tan giặc xâm lược. Sau ngày hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không hề biết no, áo mặc mấy đi nữa cũng không vừa. Hai vợ chồng phải nhờ đến người dân trong làng góp gạo để nuôi cậu lớn. Ai ai trong làng cũng mong cậu đánh tan quân xâm lược cứu nước. Khi giặc đến chân núi, cũng vừa lúc sứ giả mang đến cho cậu một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt. Cậu bé vươn vai và trở thành một tráng sĩ và đánh giặc. Bỗng chốc roi sắt gãy, tráng sĩ đã nhổ bụi tre cạnh đường để làm vũ khí và đánh tan quâm giặc. Sau đó, một mình cưỡi ngựa lên đỉnh rồi bay thẳng về trời. Nhà vua tưởng nhớ công ơn cho lập đền thờ và phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay, đền thờ làng Phù Đổng vẫn còn, tục gọi là làng Gióng.
5. Tóm tắt truyện Thánh Gióng có chọn lọc:
Xưa có hai vợ chồng ở làng nọ, tính nết ông hiền lành mà vẫn chưa có nổi một đứa con. Trong một lần người vợ ra đồng làm việc, khi nhìn thấy một vết chân rất to bà liền ướm thử, như một phép màu đến về nhà bà vợ liền mang thai. Sau mười hai tháng, bà đã hạ sinh thành công một câu con trai. Không giống như những đứa trẻ khác, cậu bé dù đã lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói, không biết cười. Để rồi cho đến khi giặc Ân xâm lược nước ta và nhà vua ra chỉ thị muốn tìm người tài giỏi về giúp vua đánh giặc cứu nước, và rồi khi sứ giả đi đến làng Gióng để tìm người tài thì lạ thay, cậu bé lên ba không biết nói, biết cười ấy bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Cậu bé đã yêu cầu sứ giả về tâu với vua rằng sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt và một cái roi sắt để cậu đánh giặc. Từ sau những ngày sau đó, cậu bé lớn đã nhanh như thổi, bao nhiêu cơm ăn cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Khi sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến theo lời yêu cầu của cậu bé thì cũng là lúc giặc Ân đến nơi. Cậu bé vươn vai một cái liền biến thành tráng sĩ thân cao nhiều trượng đánh tan quân giặc. Sau khi đánh tan quân giặc xong Thánh Gióng đã cởi bỏ áo giáp sắt và cùng ngựa bay về trời. Nhà vua đã phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ở quê nhà để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng.
6. Tóm tắt truyện Thánh Gióng chi tiết:
Vào thời Hùng Vương đời thứ sáu. Có hai vợ chồng ăn ở hiền lành, chăm chỉ ở làng Gióng, nhưng số phận họ lại không có con. Kì lạ thay, vào một hôm khi người vợ ra đồng làm việc thì thấy một vết dấu chân lớn, bà tò mò liền lại gần và ướm thử. Khi về đến nhà thì bà đã mang thai. Tận sau mười hai tháng, bà sinh ra được một bé trai. Khác so với những đứa trẻ khác kể cả thời gian bà mẹ hạ sinh và cả khi cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, biết cười. Sau một thời gian giặc Ân đến nước ta xâm lược và nhà vua sai người đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua đánh giặc. Sứ giả đến làng Gióng và cậu bé bỗng cất tiếng nói gọi mẹ khi nghe thấy tiếng sứ giả: “Mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con”. Sau khi mời sứ giả vào nhà, cậu nói với sứ giả về tâu với nhà vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Kể từ sau ngày đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa, bà con trong làng đều góp gạo để nuôi Gióng. Khi giặc đến cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến theo yêu cầu của cậu. Cậu bé vươn vai đã biến thành tráng sĩ, trong nháy mắt đã đánh tan giặc Ân xâm lược. Sau khi đánh tan quân giặc, tráng sĩ một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt rồi cùng ngựa bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, nhà vua đã cho lập đền thờ và phong là Phù Đổng Thiên Vương.