Đời thừa được viết và đăng báo lần đầu tiên vào năm 1943, đây là một tác phẩm đặc sắc của Nam Cao nói về số phận của giới tri trức trong nhưng năm trước cách mạng. Mời quý đọc giả cùng tìm hiểu bài viết "Tóm tắt truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao ngắn gọn nhất" dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao ngắn gọn nhất:
Hộ là một văn sĩ nghèo mang trong mình nhiều hoài bão ước mơ. Anh là người có lí tưởng sống rất cao đẹp. Là một nhà văn, anh đã từng ước mơ có những tác phẩm lớn, có giá trị vượt thời gian. Nhưng từ khi cứu vớt cuộc đời Từ, cưới Từ về làm vợ, anh phải lo cho cuộc sống của cả gia đình chỉ với những đồng tiền ít ỏi của nghề viết văn. Hộ đã rơi vào tình trạng khốn khổ, tạm gác ước mơ hoài bão để nuôi gia đình. Nỗi lo cơm áo và những dằn vặt lương tâm của một nhà văn đã biến anh thành một người đàn ông vũ phu. Anh uống say rồi hành hạ, đánh đập vợ con, rồi lại ân hận. Hộ rơi vào cái vòng luẩn quẩn, không lối thoát. Đời thừa thể hiện tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản, nguyên nhân của tấn bi kịch ấy là gánh nặng cơm áo. Hộ đồng thời rơi vào hai tấn bi kịch: Bi kịch của người nghệ sĩ phải đang tâm chà đạp lên nguyên tắc sáng tạo của nghệ thuật chân chính, bi kịch của người cha người chồng phải chà đạp lên nguyên tắc tình thương do chính mình đề ra.
Qua bi kịch của nhà văn Hộ, Nam Cao thể hiện một tư tưởng nhân văn đẹp đẽ: Tố cáo hiện thực, lên án sự tha hoá, cảm thông với những con người bất hạnh và khẳng định những quan điểm nghệ thuật chân chính.
2. Tóm tắt truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao ý nghĩa nhất:
Truyện ngắn “Đời thừa” viết về cuộc sống của một trí thức nghèo, một nhà văn tên là Hộ. Hộ vốn là một con người trung thực, thương yêu vợ con, rất có trách nhiệm đối với gia đình và cũng là một người cầm bút có suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc về nghề nghiệp, có hoài bão lớn lao là xây dựng được những tác phẩm thật có giá trị, “sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời”. Nhưng trong thực tế, Hộ phải chịu bao nhiêu cảnh buồn lo, cực nhục trong cuộc sống. Hộ phải làm việc quần quật nhưng vẫn không kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình, chạy chữa thuốc men cho một bầy con nhỏ nheo nhóc hay đau ốm. Là một người đàn ông, một người chồng, một người cha, Hộ rất khổ tâm trước cảnh nhà túng thiếu, nhất là nhìn thấy Từ – vợ mình, người đàn bà đã chịu nhiều đau khổ với người tình cũ, đến với mình đầy ân nghĩa lại phải chịu đựng, lầm lũi, vất vả.
Hộ không mấy khi được ngồi viết văn một cách thanh thản, thực hiện được những điều mình ưa thích, mong muốn. Bất chấp những ý nghĩa tốt đẹp hiện diện đầu mình, Hộ phải viết một cách cẩu thả, bôi bác, đế kiếm tiền, tạo ra những sản phẩm mà mỗi lần đọc lại “hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn”. Những sự dằn vặt trong gia đình vì nghèo, vì cảnh vợ con nheo nhóc, thêm sự bất mãn, sự xấu hổ trong chính công việc viết văn mà Hộ thiết tha và đặt bao nhiêu hi vọng của mình, càng ngày nó càng biến Hộ thành một người bẩn tính, thô bạo và bất cần. Hộ mắng chửi vợ con, say rượu liên miên nhưng mỗi khi tỉnh lại, Hộ lại buồn bã, hối hận, càng thương vợ thương con và tự trách mình.
3. Tóm tắt truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao hay nhất:
Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” dù viết về người nông dân hay người trí thức. Trong các sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn “Đời thừa” là một tác phẩm tiêu biểu làm ngời sáng tài năng và tinh thần nhân đạo của Nam Cao.
Đời thừa được viết và đăng báo lần đầu tiên vào năm 1943, đây là một tác phẩm đặc sắc của Nam Cao nói về số phận của giới tri thức trong những năm trước cách mạng. Trong truyện, nhân vật chính là Hộ, một trí thức có niềm đam mê văn học nhưng lại phải đi ngược lại với cái mong muốn của mình vì phải kiếm tiền cưu mang vợ con, điều đó đã đẩy Hộ vào tấn bi kịch cuộc đời, vào một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát.
4. Tóm tắt truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao độc đáo nhất:
Đời thừa là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao về đề tài hiện thực xã hội trước Cách mạng tháng 8, năm 1945, ở đó ta thấy được một nghịch lý rất lạ, lòng nhân đạo của nhân vật cũng chính là sợi dây dẫn đến bi kịch cho chính cuộc đời họ, rồi từ trong cái bi kịch ấy ta lại thấy hiện lên những thứ tình cảm khác, ấy là tình vợ chồng, tình cha con, tình người. Và có lẽ ấn tượng nhất ấy là tấm lòng yêu văn chương sâu sắc đến day dứt của nhân vật Hộ
Là nhà văn có hoài bão, ước mơ, Hộ phải gác lại tất cả để kiếm tiền nuôi vợ con. Tuy nhiên, hy sinh sự nghiệp của mình nhưng Hộ vẫn chẳng cứu được gia đình. Hộ viết những thứ văn rẻ tiền nhạt nhẽo để kiếm tiền nuôi vợ con, để rồi bị dằn vặt và phải tự nguyền rủa mình nhưng vợ con anh vẫn nheo nhóc trong cuộc sống đói khổ. Từ một người đàn ông tốt bụng, cao thượng, một người chồng người cha đầy trách nhiệm, Hộ đã trở thành người chồng vũ phu.
Mỗi lần say, tinh thần bị ức chế, Hộ đã đánh đuổi vợ con. Khi tỉnh lại, Hộ lại tự dằn vặt, tự trách mình là thằng khốn nạn. Hộ tỉnh rượu, cảm giác mệt mỏi, khát nước, nao nao lòng khi nhận ra sự ân cần của vợ, lờ mờ hiểu ra sự tình, hoảng sợ, nhìn dáng vẻ vất vả tội nghiệp của Từ, Hộ ăn năn và tự mắng mình. Hộ đã khóc và tự trách mình.
Nỗi đau của Hộ là nỗi đau của một người trí thức không được sống cho ra sống. Với cả hai tư cách nhà văn và một người cha, một người chồng, Hộ đều không hoàn thành được trách nhiệm của mình.
5. Tóm tắt truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao sâu lắng nhất:
Tác phẩm “Đời thừa” đã miêu tả sự hà khắc của xã hội lúc bấy giờ, khiến con người bị tha hóa do cuộc sống đưa đẩy. Ở đây người tri thức phải chịu gánh nặng về cơm, áo, gạo, tiền, chính sự nghèo đói đã làm những người tri thức ấy bị tha hóa, không có một lối thoát nào.
Nội dung ấy của tác phẩm được thể hiện qua nhân vật Hộ – là một nhà văn trẻ có nhiều ước mơ hoài bão đẹp nhưng thực tế cuộc sống đã vùi dập và đè nén đi những ước mơ ấy của anh. Hộ phải đối mặt và hơn hết là phải vật lộn với cuộc sống đói khổ, gánh nặng gia đình, thương vợ thương con. Là một nhà văn với những hoài bão lớn lao nhưng Hộ phải viết một cách vô trách nhiệm, rồi không chịu được lại tự dằn vặt mình, và đó là sự “tiếp tay” cho việc Hộ càng chìm sâu vào bi kịch, Hộ trở thành một kẻ vô tích sự.
Tên tác phẩm “Đời thừa” có nghĩa là sống vô ích, sống vô tích sự, không có ý nghĩa gì cho cuộc đời. Với cả hai tư cách người trí thức và người chồng, nhà văn Hộ đều rơi vào bi kịch “đời thừa”. Việc tự ý thức được tình trạng sống “thừa” của những người trí thức nghèo sáng tác của Nam Cao khiến họ rơi vào tấn bi kịch tinh thần vô cùng bi đát. Nhưng chính tấn bi kịch tinh thần ấy thể hiện khao khát sống có ích, sống có nghĩa có ích cho đời. Họ không muốn phải sống kiếp sống thừa, sống vô ích.
THAM KHẢO THÊM: