Tóm tắt trích đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán (Thúy Kiều) với nhiều mẫu tóm tắt hay khác nhau giúp hỗ trợ các em học sinh lớp 9 hiểu hơn về đoạn trích cũng như tiếp thu được những kiến thức vững vàng học được trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về trích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán””
1.1. Tổng quan về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán:
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán nằm trong đoạn cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du.
Trải qua bao nhiêu kiếp nạn, Kiều nếm trải đủ mùi cay đắng. Có lúc tưởng chừng như đã không còn cứu vãn, buông xuôi tất cả:
“Biết thân chạy chẳng khỏi trời
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”
Trong những khoảng thời gian chới với ấy, Kiều đã gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời cô. Đó là cánh cửa mở ra cho cô gái họ Vương một hành trình số phận mới. Người anh hùng Từ Hải “đầu đội trời, chân đạp đất” ấy chẳng những đã cứu thoát Kiều khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp mà còn đưa nàng thân phận từ “con ong cái kiến” bước lên địa vị phu nhân cao quý, cao hơn nữa là địa vị của một quan tòa.
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán diễn tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa với những người đã cưu mang, giúp đỡ mình trong những cơn hoạn nạn. Đồng thời, bên cạnh đó, nàng cũng thực hiện hành động trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác đã đẩy nàng vào chốn lầm than.
Qua ngòi bút sắc sảo của thiên tài Nguyễn Du đã cho ta thấy được một tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và mơ ước công lý, chính nghĩa của nhân dân. Con người bị áp bức đau khổ vùng lên để cầm lấy cán cân công lý, thể hiện mong ước “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” của nhân dân.
1.2. Bố cục của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán:
Bố cục đoạn trích được chia làm 2 phần:
– Phần 1: 12 câu đầu: Diễn tả Thúy Kiều báo ân
– Phần 2: 12 câu còn lại là cảnh Thúy Kiều báo oán.
1.3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán:
a, Giá trị nội dung của đoạn trích
Đoạn trích là sự thể hiện cảnh báo ân báo oán của Thúy Kiều đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư. Qua đó, làm nổi bật lên tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều. Là một con người đã phải trải qua bao nhiêu hoạn nạn, khó khăn, áp bức, bị xã hội đẩy đến một số phận trớ trêu. Xong, không vì thế mà Kiều đánh mất đi những phẩm chất cao đẹp của mình.
Qua đoạn trích ấy cũng thể hiện được ước mơ công lý, chính nghĩa, quan điểm của quần chúng nhân dân: Con người khi bị áp bức sẽ đứng dậy để cầm lấy cán cân công lý, ở hiền thì gặp lành, ở các thì gặp ác.
b, Giá trị nghệ thuật của đoạn trích
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán đã bộc lộ được tài năng thiên tài của bậc thầy Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại.
Đồng thời, qua những lời đối đáp giữa Thúy Kiều đối với Thúc Sinh và Hoạn Thư cũng đã làm nổi bật lên, bộc lộ ra những tính cách và tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều một cách hết sức tự nhiên. Những điều đó được biểu hiện qua lời nói với tấm lòng trân trọng, biết ơn Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu tính ước lệ. Và nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi của nàng Kiều trước sự hành hạ nghiệt ngã của Hoạn Thư với những lời lẽ sắc sảo, chua chát và cay đắng của Thúy Kiều.
Không chỉ dừng lại ở đó, ngòi bút thiên tài Nguyễn Du còn xuất sắc bộc lộ được tính cách con người qua những lý lẽ gỡ tội của Hoạn Thư cho thấy rằng “nói lời ràng buộc thì tay cũng già”
2. Tóm tắt trích đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán (Thúy Kiều):
2.1. Tóm tắt trích đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán (Thúy Kiều) mẫu 1:
Thúy Kiều lại một lần nữa rơi vào con đường lầu xanh lần thứ hai nhưng vận may đã đến với nàng khi Kiều gặp được Từ Hải – một chàng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”. Chàng không chỉ đã giải thoát cho Thúy Kiều thành công khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp, bẩn thỉu, đầy rẫy mầm mống mà còn giúp Kiều bước lên một vị trí quyền quý mới. Từ Hải giúp Kiều thoát khỏi địa vị thấp hèn, tủi nhục “con ong cái kiến” đưa nàng lên hàng vị trí phu nhân quyền quý “mênh phụ phu nhân”. Chẳng những vậy, nàng còn được đưa lên một vị trí đặc biệt cao hơn chính là “quan tòa”, người cầm cán cân công lý, là người tìm kiếm công lý cho bản thân và người khác.
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán chính là sự diễn tả những chi tiết về việc Kiều bày tỏ lòng biết ơn, đền ơn với những người đã giúp đỡ mình và tìm cách trừng phạt những ai đã đối cử với cô tàn nhẫn, độc ác, xấu xa, những người đã tàn nhẫn hãm hại nàng trong quá khứ một cách xứng đáng nhất.
2.2. Tóm tắt trích đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán (Thúy Kiều) mẫu 2:
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là một đoạn trích được trích ở đoạn cuối phần thứ hai về Gia biến và lưu lạc trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích là sự thể hiện về một bước ngoặt mới, một cánh cửa mới mở ra cho số phận của Thúy Kiều. Trải qua bao nhiêu kiếp nạn, “hết kiếp nạn nọ đến kiếp nạn kia”, Thúy Kiều đã nếm đủ mùi cay đắng. Có lúc tưởng chừng như nàng đã phải buông xuôi tất cả trước số phận nghiệt ngã ấy.
“Biết thân chạy chẳng khỏi trời
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”
Thế rồi, trong thời điểm chới với, tuyệt vọng ấy, chàng anh hùng Từ Hải cũng xuất hiện cứu vớt cuộc đời u tối của nàng Kiều. Thúy Kiều gặp được Từ Hải như một cánh cửa mới của cuộc đời, nàng như bước sang một trang mới, một bước ngoặt mới trên hành trình số phận của cô giá họ Vương ấy.
Từ Hải – một anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” ấy chẳng những đã cứu Thúy Kiều thoát được khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp, bẩn thỉu ấy mà còn giúp nàng thay đổi thân phận, đưa nàng lên một thân phận cao quý là phu nhân quyền quý. Cao hơn nữa, chính là thân phận địa vị của một quan tòa, là người cầm lấy cán cân công lý. Thúy Kiều thực hiện báo ân, báo oán với vợ chồng Trọng Sinh và Hoạn Thư, bước khỏi những trang sách u tối.
2.2. Tóm tắt trích đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán (Thúy Kiều) mẫu 3:
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là những diễn tả về cảnh đền ơn, báo oán của nàng Kiều sau những lần bị chà đạp, trải qua những tủi nhục, đẩy đến bức đường cùng. Ngày ấy tưởng chừng như đã phải buông xuôi tất cả, mặc kệ theo số phận, nhưng người con gái ấy đã thật may mắn khi gặp đường Từ Hải – chàng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải giúp đỡ, cứu nàng khỏi chốn lầu xanh nhơ nhuốc, bẩn thỉu ấy, giúp nàng bước lên một thân phận cao quý là phu nhân quyền quý. Không chỉ vậy, chàng còn giúp nàng bước lên một địa vị đặc biệt cao hơn chính là quan tòa, người cầm lấy cán cân công lý.
Trong đoạn trích, tưởng chừng như Thúy Kiều có ý định trả thù Hoạn Thư với những hành động ác độc mà Hoạn Thư đã làm ra với Kiều. Nhưng điều bất ngờ lại nằm ở cách mà Thúy Kiều đáp trả lại lời cầu xin tha thứ của nàng Hoạn Thư. Đáng lý ra, với những đau khổ, tủi nhục mà Hoạn Thư gây ra cho Thúy Kiều, nàng Kiều phải thực hiện những cách trả thù xứng đáng nhất đối với Hoạn Thư. Nhưng, tất cả hành động của Thúy Kiều đã làm cho người đọc phải bất ngờ. Thúy Kiều đã thể hiện sự ân cần, tha thứ cho Hoạn Thư:
“Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”
Qua những câu thơ này cũng thấy được hành động thiện lương của nhân vật Thúy Kiều. Từ đó, cho thấy Thúy Kiều là một người rộng lượng, công tâm, nhân hậu và biết phân biệt phải trái, đúng sai. Nàng không hề nhỏ mọn, thù dai hay muốn báo thù ai mà là một người phụ nữ không chỉ có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, là người có tài năng vượt trội mà còn là một người sở hữu một trái tim nhân hậu, biết tha thứ lỗi lầm cho người khác. Việc tác giả sử dụng đoạn trích này để khắc họa nhân vật Thúy Kiều thể hiện khát vọng công bằng, bình đẳng trong xã hội, việc tốt có thưởng, việc xấu bị trừng phạt.
3. Ý nghĩa của trích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán:
Ý nghĩa của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán mang đến là sự thể hiện ước mơ công lý, chính nghĩa, mong muốn, quan điểm của quần chúng nhân dân: “Con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lý, ở hiền thì gặp lành, ở ác gặp ác”. Đây là một mong muốn của người dân bao đời nay thể hiện ở nhiều câu truyện khác nhau. Qua đó cũng thể hiện được rằng, con người có áp bức sẽ có đấu tranh, khi đạt đến một giới hạn cùng cực, buộc con người phải vùng dậy, đấu tranh vì chính bản thân mình. Bên cạnh đó, đoạn trích cũng muốn thể hiện được rằng, con người nên hướng đến cái thiện, một con người thiện lương dù trải qua bao nhiêu khó khăn, chắc chở, bao nhiêu kiếp nạn thì tương lai cuối cùng cũng được gặp những điều tốt đẹp. Còn những con người ác độc, nguy hiểm thì cũng sẽ có những kết cục không tốt đẹp. Từ đó, người xưa cũng muốn răn dạy con cháu đời sau hãy sống một cuộc sống thật đẹp, sống với một nhân cách thật tốt để có hậu về sau.