Phong cách Hồ Chí Minh là một tác phẩm ấn tượng trong chương trình Ngữ Văn 9. Bài viết dưới đây là tổng hợp Tóm tắt tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh hay, ngắn gọn nhất. Cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập nhé.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn nhất:
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, nhưng chúng ta còn ấn tượng hơn nữa với người bởi phong cách sống hết sức giản dị. Trải qua quá trình tìm đường cứu nước gian khổ, đi đến nhiều nơi, học hỏi nhiều thứ mới mẻ Hồ Chí Minh đã tiếp xúc và học hỏi với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Hiểu biết là thế, nhưng Bác luôn sống giản dị. Nơi Bác sống và làm việc mới đơn sơ, giản dị làm, trang phục không cầu kì mà chỉ là những bộ quần áo giản đơn, đôi dép cao su gắn bó với Bác qua bao chặng đường tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Lối sống thanh cao đó là sự kết hợp của tinh hóa văn hóa dân tộc cùng với sự hiểu biết uyên thâm của của Hồ Chí Minh trong suốt thời gian dài. Bác vẫn luôn không ngừng học hỏi, làm việc. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến các bậc tiền bối thời trước – các vị hiền triết của đất nước như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là một lối sống đẹp, lối sống thanh cao mà cho đến tận bây giờ lớp lớp thế hệ trẻ chúng ta vẫn luôn học tập và noi theo. Việt Nam đang trên đà phát triển, phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu trên thế giới. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là làm thế nào để tiếp tục tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và văn minh nhân loại mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc một cách hài hòa. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Và Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, giúp mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ có những bài học đúng đắn về lối sống.
2. Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà ý nghĩa nhất:
Tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà được trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa Hà Nội, xuất bản năm 1990. Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước cách mạng vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới. Tạp chí “Time” từng liệt kê Bác là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà không chỉ có ý nghĩa trong tình hình hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với tương lai phía trước. Bởi học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa thiết thực, cần được thực hành thường xuyên đối với mọi thế hệ người dân Việt Nam. Xuất thân từ gia đình có truyền thống yêu nước, cùng với đó là chặng đường bôn ba tìm được cứu nước ở khắp các châu lục trên thế giới. Bác đã không ngừng học hỏi, tiếp thu nền tinh hóa văn hóa của thế giới. Cùng với những vốn hiểu biết sâu sắc của mình, Bác không chỉ đơn thuần là học hỏi nền văn hóa của thế giới, mà đó là sự học hỏi có chọn lọc. Chính vì thế mà vốn kiến thức của Người cũng vô cùng uyên bác và phong phú. Ngoài ra Bác còn biết đọc, biết viết rất nhiều thứ tiếng khác nhau. Nhưng nếu chúng ta bắt gặp hình ảnh của Bác khi làm việc thì thật bất ngờ làm sao? Bởi không có một vị chủ tịch nước hay một vị tổng thống nào có phong cách sống giống Bác – một lối sống vô cùng giản dị, gần gũi và đời thường. Những chiếc áo cũ đã bạc màu, đôi dép cao su gắn bó với Bác qua bao sự kiện. Ngay cả trong cách sinh hoạt hằng ngày cũng Bác cũng luôn giản dị, gắn bó với thiên nhiên. Chính điều này đã tạo nên cốt cách của một bậc anh hùng, Người chính là tấm gương sáng của toàn thể dân tộc Việt Nam.
3. Viết đoạn văn tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh hay nhất:
Tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà như những lời tâm sự chân thực nhất về cuộc đời của vị chủ tịch nước vĩ đại của dân tộc. Trải qua quá trình buôn ba ở nước ngoài đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nước trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Những nền văn hóa Bác đã tiếp xúc chính là cơ sở quan trọng để Bác hình thành nên một phong cách rất giản dị, thanh cao. Bác không chỉ nói thông thạo nhiều ngôn ngữ mà còn có thể viết (tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga…). Bác không hề bác bỏ hoàn toàn chế độ tư bản chủ nghĩa mà Bác đến đó học hỏi những điều tốt đẹp, học hỏi một cách chọn lọc để trở về giúp cho dân tộc. Dù tiếp thu rất nhiều nền văn hóa nhân loại nhưng Bác vẫn luôn giữ được lối sống truyền thống của dân tộc – một lối sống rất phương Đông và rất Việt Nam. Một lối sống đó cực kỳ giản đơn nhưng lại vô cùng thanh cao. Nơi làm việc của Bác chỉ là một căn nhà nhỏ bên cạnh ao. Trang phục của vị lãnh tụ đất nước nhưng lại cho người dân cảm giác gần gũi, quen thuộc hơn bao giờ hết: chiếc áo đã sờn cũ, đôi dép cao su gắn liền với Người đã từng năm tháng. Bữa cơm với những món ăn đạm bạc: “cá kho, rau luộc, rau muối, cà tím ngâm, cháo hoa”. Lối sống đó giống với lối sống của các học giả nổi tiếng như Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm – mà tác giả coi là “một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống”, có khả năng mang lại hạnh phúc cao quý cho tâm hồn.
4. Viết đoạn văn tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh ấn tượng nhất:
Tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” là một tác phẩm nói về lối sống giản dị nhưng cũng thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã tiếp xúc với nền văn hóa của nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, làm nhiều việc khác nhau trong suốt khoảng thời gian bôn ba tìm đường cứu nước. Có thể nói, Bác là người am hiểu về con người, các dân tộc trên thế giới, đã tiếp thu những giá trị tốt văn hóa, cái đẹp, cái tốt đồng thời phê phán những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều lạ là tất cả những kiến thức Bác đã tiếp thu đó không hề làm phai nhạt đi tình yêu nước và tinh thần dân tộc trong con người Bác. Mà ngược lại, nó đã hun đúc nên cội nguồn văn hóa dân tộc không thể lay chuyển. Để từ đó, hình thành trong Bác là một con người mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống giản dị, đậm chất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới mẻ, rất hiện đại.
Hiếm ở đâu mà chúng ta bắt gặp nơi ở và làm việc của vị chủ tịch nước lại vô cùng đơn giản như vậy. Nơi Bác làm việc chỉ là một ngôi nhà sàn gỗ nhỏ cạnh một cái ao – vừa giản dị vừa gần gũi với thiên nhiên. Trang phục của Bác là những bộ quần áo đã phai màu cùng với đôi dép đã gắn với Bác trong suốt chặng đường lịch sử của dân tộc. Bữa ăn hàng ngày của Người cũng rất thanh đạm, không cầu kỳ với các món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa chua. Đồ đạc cá nhân của Người cũng ít ỏi với vài bộ quần áo và vài món đồ lưu niệm.
Yêu mến Bác và hiểu Bác, tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về nguồn gốc sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là vẻ đẹp của lối sống dân tộc Việt Nam được kết tinh trong phong cách Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, trong suốt cuộc đời cách mạng hơn sáu mươi năm của mình, lối sống Hồ Chí Minh đã được rèn giũa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy đau thương và vinh quang cho dân tộc. Đó là lối sống thực sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng cho thế giới ngày nay.
Phong cách Bác Hồ cho ta thấy vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình, yên bình, gắn liền với thú vui quê thanh đạm nhưng cao quý của người xưa: Đột nhiên, ta nghĩ đến những bậc hiền triết xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trên quê hương đất nước: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao… ” Tưởng chừng như cuộc sống của các bậc hiền nhân thật thư thái, giản dị mà thanh cao biết bao. Một lối sống bình dị nhưng không hề tẻ nhạt. Lối sống thanh cao ấy chính là cách nuôi dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống. Người chính là tấm gương sáng cho dân tộc Việt Nam noi theo. Chúng ta – lớp mầm non tương lai của đất nước hãy luôn sống và làm việc theo “Phong cách Hồ Chí Minh”.