Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ nói về tình đồng đội, đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ xuất thân từ nông dân. Sau đây là tóm tắt nội dung bài thơ Đồng Chí hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt nội dung bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ngắn gọn:
Bài thơ Đồng chí kể về cuộc sống và chiến đấu của những người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Họ xuất thân tưd những miền quê nghèo khó, rời làng quê, gia đình để đến với cách mạng, đến với cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước. Cuộc sống và chiến đấu nơi rừng núi của người lính vô cùng thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy. Thế nhưng, những trở ngại ấy không làm họ sờn lòng. Họ chia sẻ cho nhau những vật chất đơn sơ, cùng chăm sóc nhau khi ốm đau bệnh tật, cùng chiến đấu bên cạnh nhau. Không những thế, họ còn có những giây phút mơ mộng, hướng về cái đẹp trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Chính tình đồng chí ấm áp, thiêng liêng tiếp thêm sức mạnh, giúp họ vượt qua nghịch cảnh, chiến thắng kẻ thù.
2. Tóm tắt nội dung bài thơ Đồng chí của Chính Hữu hay nhất:
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra đời năm 1948 kể về tình đồng chí đồng đội giản dị mà sâu đậm, thắm thiết, vượt lên trên mọi gian khó của những người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ. Tác giả Chính Hữu với phong trào thơ ca yêu nước thời chống Pháp, với lời thơ chân thực, giản dị mà sâu lắng, vừa là một trang sử hào hùng, vừa như một khúc ca trầm lắng đi sâu vào lòng người. Và trong những hoàn cảnh gian nan, đã đưa những người đồng đội, đồng chí xích lại gần nhau hơn, trở thành những người tri kỉ của nhau. Tuy sự quen nhau là không hẹn trước, nhưng chính việc cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng tham gia chiến đấu đã làm giữa những người đồng đội đã nảy nở tình cảm cao đẹp. Tình đồng chí bền chặt khi họ chia sẻ với nhau những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Những người chiến sĩ còn chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”. Hai tiếng “Đồng chí!” vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng cao đẹp: tình đồng chí. Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng. Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.
Những người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn bó với căn nhà, thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ: ruộng nương gửi bạn thân cày, để mặc căn nhà trống trải đang cần người sửa mái. “Mặc kệ” vốn chỉ thái độ thờ ơ, vô tâm của con người, nhưng trong lời thơ của Chính Hữu lại thể hiện được sự quyết tâm của người lính khi ra đi. Đó cũng là quyết tâm chung của cả dân tộc, của cả thời đại. Ở người lính, tương đồng về giai cấp xuất thân đã giúp họ thêm hiểu nhau hơn bao giờ hết. Xuất thân cơ hàn đã giúp họ mạnh mẽ vượt qua mọi gian khó nơi chiến địa và cùng nhau hiểu được nỗi vất vả khó nhọc để rồi cùng đứng lên vì Tổ quốc. Trong những đêm sương giá, các anh phục kích chờ giặc, chuẩn bị cho trận đánh giành thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch
3. Tóm tắt nội dung bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
“Đồng chí” sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy, bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn. Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966). Tình đồng chí là cảm thông những tâm sự thầm kín về hậu phương, quê hương. Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”. Họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu. Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với nhua những gì riêng tư, thân thuộc nhất của họ. Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen. Hình ảnh thơ là một tình quê ăm ắp và đây cũng là nguồn động viên, an ủi, là sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom. Chính những tình cảm đó đã tạo nên sự gắn bó thương yêu đoàn kết keo sơn của những người lính cách mạng.
Tình đồng chí là sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc đời người lính. Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, người lính đã cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn. Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm. Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan. Bằng những hình ảnh tả thực, hình ảnh sóng đôi, tác giả đã tái hiện chân thực những khó khăn thiếu thốn trong buổi đầu kháng chiến: thiếu lương thực, thiếu vũ khí, quân trang, thiếu thuốc men… Người lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh”, những cơn sốt rét rừng hành hạ, sức khỏe giảm sút, song sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả. Bài thơ “Đồng chí” đã ca ngợi tình đồng chí hết sức thiêng liêng, như là một ngọn lửa vẫn cháy mãi, bập bùng không bao giờ tắt, ngọn lửa thắp sáng đêm đen của chiến tranh. Trong tác phẩm hình ảnh người lính hiện lên vừa chân thực, vừa hết sức anh dũng.
Tình đồng chí xuất phát từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình. Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày … Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu “biết” được sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Những người lính vẫn cười trong gian lao, bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Bài thơ đã khắc hoạ tình đồng chí gắn bó keo sơn, vẻ đẹp chân thực giản dị của người lính thời kháng chiến chống Pháp.
THAM KHẢO THÊM: