Bài viết dưới đây là tổng hợp tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) ngắn gọn nhất giúp các em nắm bắt được rõ hơn nội dung tác phẩm. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) ngắn gọn nhất:
- 2 2. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) ý nghĩa nhất:
- 3 3. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) ấn tượng nhất:
- 4 4. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) sâu sắc nhất:
- 5 5. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) xuất sắc nhất:
1. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) ngắn gọn nhất:
Nghĩa quân Tây Sơn theo kế hoạch của Ngô Thì Nhậm đã tiến hành rút về Tam Điệp, sau đó cho quân vào Huế báo tin. Nhận được tin, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung tiến quân từ ngày 25, đến ngày 29 về Nghệ An. Tại đây, Quang Trung đã tích cực chiêu mộ được tôn làm đội quân tinh nhuệ, chia làm 5 đạo quân lên kế hoạch đanh giặc. Ngày 30 Tết, nghĩa quân tập hợp tại Tam Điệp và vua Quang Trung đã liên tục động viên, khích lệ tinh thần của nghĩa quân. Binh lính như được tiếp thêm sức mạnh
Dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, nghĩa quân nhanh chóng giành được ưu thế. Ngày 5 Tết, nghĩa quân từ Ngọc Hồi tiến về Thăng Long, giành thắng lợi to lớn. Tôn Sĩ Nghị vẫn đang vui vẻ đón tết mà không hề hay biết quân ta tấn công bất chợt. Chúng vội cuống cuồng tìm đường thoát thân còn vua tôi nhà Lê cũng trong tình huống khốn khổ chạy trốn sang phương Bắc.
2. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) ý nghĩa nhất:
Thấy được sức mạnh của quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống đã “Cõng rắn cắn nhà gà”, sang cầu cứu nhà Thanh. Nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị cùng 20 vạn quân đánh nước ta nhân danh “giúp” nhà Lê. Nguyễn Huệ nghe tin liền lên ngôi, lấy hiệu là Quang Trung. Nhà vua nhanh chóng tập hợp và dẫn quân ra Bắc đánh quân Thanh. Chỉ trong bốn ngày, quân ta tiến vào Nghệ An. Tại đây, vua Quang Trung tích cực chiêu mộ thêm quân sĩ, tập hợp thanh một đội quân tinh nhuệ đi chinh phạt giặc ngoại xâm. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân di chuyển đến Tam Điệp. Quang Trung hứa sẽ mở tiệc mừng chiến thắng và ăn Tết ở kinh thành Thăng Long vào ngày mùng 7 Tết. Giữa lúc vận mệnh đất nước lâm nguy, Quang Trung tin tưởng vào tài năng và sự tận tụy của Ngô Thì Nhậm nên trọng dụng ông để bàn mưu lược cho cuộc chiến. Quân Tây Sơn bất ngờ tấn công ra Bắc. Vào nửa đêm ngày 3 tháng 3 âm lịch năm Kỷ Dậu, quân của vua Quang Trung bao vây làng Hà Hồi, làm cho giặc mất hết can đảm. Rạng sáng ngày 5, nghĩa quân tiến vào thành Ngọc Hồi. Vua dẫn quân vào thành. Quân Thanh chủ quan không có phòng bị, bị quân ta đánh tan tác. Tôn Sĩ Nghị cùng các tướng lĩnh và vua Lê phải giẫm đạp nhau để tìm đường thoát thân.
3. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) ấn tượng nhất:
Trước sức mạnh to lớn của quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống lập tức cầu viện nhà Thanh. Nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị cùng vạn binh lính tính sang nước ta với mưu đồ xâm lược. Nghe tin, thủ lĩnh quân Tây Sơn lúc bấy giờ là Nguyễn Huệ liền lên ngôi ở kinh đô Huế, lấy hiệu là Quang Trung, nhanh chóng dẫn quân ra Bắc đánh giặc. Ngày hai mươi lăm, quân lên đường, đến ngày hai mươi chín, quân có mặt tại Nghệ An. Tại đây, vua Quang Trung chiêu mộ thêm quân lính, ông cứ lọc ra ba suất đinh sẽ lấy một suất lính, và chỉ trong thời gian ngắn, ông đã có một đội quân tinh nhuệ, chia thành năm tốp và cùng hành quân ra Bắc. Đến ngày ba mươi tháng Chạp, quân có mặt tại Tam Điệp. Tại đây, vua đã động viên, khích lệ quân lính nâng cao tinh thần chiến đấu, đồng thời cho quân lính ăn Tết sớm và hứa sẽ ăn mừng chiến thắng vào ngày mùng bảy Tết. Tại đây, vua Quang Trung cũng đã ghi nhận tài năng của Ngô Thì Nhậm và dự đoán tương lai đất nước trong mười năm tới. Nghĩa quân tiếp tục tiến ra Bắc, trong khi ở Bắc, Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê tự mãn, không biết chuyện gì đang xảy ra, đắm chìm trong thú vui rượu chè, thịt nướng trong ngày Tết. Rạng sáng ngày mùng 3 Tết, nghĩa quân tiến công tiêu diệt quân Hà Hồi, tiếp tục mùng Năm tết tiến vào quân Ngọc Hồi, tiến vào Thăng Long đánh, kết quả là quân nghĩa quân giành thắng lợi to lớn, còn Tôn Sĩ Nghị sợ đến mất vía, người không kịp mặc áo giáp mà tháo chạy về Phương Bắc; vua Lê Chiêu Thống cũng mang theo gia quyến, cướp thuyền của dân rồi đuổi theo Tôn Sĩ Nghị một cách rất thảm thương.
4. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) sâu sắc nhất:
Khi Quang Trung – Nguyễn Huệ dẫn quân ra Bắc lần thứ hai đánh giặc, khiếp sợ trước uy thế của nghĩa quân Tây Sơn, sau khi Nguyễn Huệ đã rút về Phú Xuân, vua Lê Chiêu Thống sợ hãi và cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Quân Thanh ồ ạt kéo đến, lợi dụng cơ hội này để chia làng xã nước ta thành quận, huyện. Nghe tin đó, vua Quang Trung rất tức giận, lập tức bàn bạc với các tướng sĩ, sắp xếp kế hoạch tiến công, tổ chức duyệt binh, đích thân an ủi và kêu gọi binh lính đứng dậy đánh giặc ngoại xâm.
Quang Trung mở tiệc thưởng quân, chia quân thành 5 đạo, đích thân dẫn quân ra trận, đêm 30 Tết lên đường, hứa sẽ mở tiệc mừng chiến thắng tại kinh thành Thăng Long vào ngày mùng 7 Tết.
Quân Tây Sơn đến sông Gián, quân giặc đóng ở đó đều bị đánh tan, quân Thanh đi do thám đều bị bắt sống. Vào nửa đêm ngày mồng 3 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đánh tới Hà Hồi, ông cho binh lính lặng lẽ đóng cửa thành. Quân giặc lúc đó mới nhận ra, sợ hãi buông vũ khí và đầu hàng.
Rạng sáng ngày mồng 5 Tết, quân Tây Sơn xếp thành đội hình “chữ nhất” và tiến về thành Ngọc Hồi. Quân Thanh không chống cự được, chúng tháo chạy tán loạn, giẫm đạp nhau đến chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn. Phía đông thành Thăng Long, vua Quang Trung lừa giặc xuống đầm Mục, cho voi giẫm đạp quân giặc, khiến chúng khiếp sợ và chết như rơm. Giữa trưa, quân Tây Sơn tiến về Thăng Long. Tướng Tôn Sĩ Nghị đang tiệc tùng, nghe tin khẩn cấp, ông sợ đến mất vía. Quân lính chen chúc nhau, giẫm đạp nhau và chạy trốn về nước. Vua Lê Chiêu Thống cũng chạy sang Trung Quốc. Quân Tây Sơn đã giành được toàn thắng trước sự thất bại thạm hại của quân Thanh.
5. Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) xuất sắc nhất:
Run sợ trước sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện Quân Thanh. Lấy cớ giúp vua Lê Chiêu Thống, quân Thanh đã kéo sang nước ta ồ ạt với hai mươi vạn quân giặc. Chúng âm mưu xâm lược biến nước ta thành thuộc địa. Khi vừa sang nước ta chúng đã lên kế hoạch tiêu diệt nghĩa quân Tây Sơn. Sau khi nhận được tin Tôn Sĩ Nghị quyết định diệt sạch quân Tây Sơn, Bắc Bình Vương vô cùng tức giận lập tức lên ngôi, lấy hiệu là Quang Trung. Ông mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn, cứ 3 suất đinh thì chọn ra 1 suất lính, từ đó chiêu mộ được một đội quân lớn. Sau đó, vua đọc Chiếu chỉ để khích lệ tinh thần quân sĩ. Vua chia quân làm 5 đạo, định ngày 30 tháng 12 họp tại Tam Điệp. Khi ấy, tướng của ông là Ngô Văn Sở bị đánh bại trong trận đánh cuối cùng, vua không hề trách phạt mà đích thân động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ, khiến ai cũng khâm phục. Vua Quang Trung liên tục vạch ra các kế hoạch tác chiến với quân địch. Bằng sự thông minh, mưu lược hơn người, đã nhanh chóng xoay chuyển tình thế. Đến nửa đêm ngày mồng 3 Tết Kỷ Dậu, khi quân Thanh còn đang mải mê ăn Tết thì quân của Quang Trung đã đánh vào đồn Hà Hồi, rồi tiến về Ngọc Hồi, bỏ lại quân địch tay không, tháo chạy trong cảnh hỗn loạn. Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê phải tìm đường tháo chạy trong tình cảnh bi thảm.