Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Dữ. Trong bài viết này xin được giới thiệu đến các bạn các mẫu tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn hay nhất để người đọc nắm được các ý chính của tác phẩm.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất:
Mẫu 1:
Chuyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ kể về cuộc đời và cái chết bi thảm của Vũ Nương. Nàng Vũ Nương vừa xinh đẹp vừa đẹp nết nhưng lại gả cho Trương Sinh, bản tính đa nghi, hay nghi ngờ vợ. Trong khi Trương Sinh đi lính ở nhà thì Vũ Nương đã hết lòng chăm sóc mẹ chồng, con cái và công việc gia đình. Khi ở một mình, nàng thường nói đùa với con trai và chỉ vào cái bóng của mình trên tường, mà nói rằng đó là bố của Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời con ngây thơ mà nghi ngờ sự chung thủy của Vũ Nương. Nàng không thể giải thích với chồng nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để chứng tỏ sự trong sạch của mình. Linh Phi đã cứu Vũ Nương và nàng tiếp tục cuộc sống ở thủy cung. Khi gặp Phan Lang người cùng làng, nàng tin tưởng Phan Lang, bèn nhờ chàng gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bờ sông để nàng về. Trương Sinh lập đàn để giải oan cho vợ, nhưng hình bóng của Vũ Nương chỉ hiện ra trong chốc lát rồi mờ ảo và biến mất. Vũ Nương đã mãi mãi sống ở thủy cung, không thể trở lại nhân gian.
Mẫu 2:
Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, nàng là người con gái hiền lành, nhân hậu nên Trương Sinh rất yêu và nói với mẹ mình đem trăm lạng vàng về cưới nàng. Vũ Nương biết chồng tính hay đa nghi nên nàng luôn nề nếp, cư xử đúng mực. Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con, nuôi con phụng dưỡng mẹ già. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà lâm bệnh nhưng Vũ Nương đã chăm sóc mẹ khi mẹ ốm đau. Khi mẹ chồng mất, Vũ Nương tổ chức tang lễ chu đáo như cha mẹ ruột. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng những ngày nàng chờ đợi lại là ngày nàng phải gánh chịu nỗi oan khó gột rửa. Đưa con ra mộ mẹ, nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu lầm rằng Vũ Nương không chung thủy. Khi về đến nhà, Trương Sinh đã mắng nhiếc thậm tệ, đuổi Vũ Nương đi mặc kệ hàng xóm láng giềng và nàng hết sức nỗ lực giải thích. Chán nản, Vũ Nương tự vẫn ở bến Hoàng Giang, được cứu bởi Linh Phi – vợ vua Nam Hải và được đưa đến sống trong thủy cung. Ở nhà, bóng Trương Sinh in trên tường, đêm đêm thấy đứa con trai gọi cái bóng trên tường là cha, mới nhận ra nỗi oan của Vũ Nương thì đã quá muộn. Ở thủy cung, Vũ Nương luôn nhớ và hướng về gia đình. Với sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng), Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về trong hình ảnh thật lộng lẫy, đẹp đẽ nhưng nàng chỉ xuất hiện một lúc rồi biến đi mất.
Mẫu 3:
Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương vừa xinh đẹp nết na, lấy Trương Sinh, con một nhà giàu nhưng ít học. Trước khi Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương đã sinh đứa con đầu lòng tại nhà, chăm sóc mẹ chồng chu đáo, lo ma chay cho mẹ chồng như chính mẹ đẻ của mình. Trương Sinh về, nghe con nói bâng quơ, trước đó vốn ghen tuông hiểu lầm vợ phản bội nên không nghe lời giải thích mà đuổi nàng đi. Nỗi oan của Vũ Nương không sao giải được nên nàng bèn tìm đến bến Hoàng Giang mà tự vẫn. May thay được một nàng tiên là Linh Phi dưới thủy cung cứu giúp. Sau cái chết của Vũ Nương, Trương Sinh mới biết người hàng đêm vẫn đến mà đứa con nói chỉ là cái bóng trên vách, nhưng khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã quá muộn, nàng đã không còn ở trên cõi đời này nữa. Phan Lang – một người cùng làng, trước cứu Linh Phi nay lại gặp lại Linh Phi. Phan Lang gặp lại Vũ Nương ở thủy cung, Vũ Nương gặp và nhờ Phan truyền lời nhắn gửi cho chồng nàng. Trương Sinh nghe chuyện lập tức lập đàn giải oan cho vợ ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương xuất hiện gặp lại cha con Trương Sinh trong ngày lập đàn.
2. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn:
Mẫu 1:
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là một người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh nên được Trương Sinh lấy làm vợ. Tuy nhiên, Trương Sinh lại luôn đa nghi, không cho vợ làm quá nên Vũ Nương luôn giữ gìn đúng mực để tình cảm vợ chồng không xích mích. Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm con, lo thuốc thang, ma chay cho mẹ chồng. Trương Sinh đi lính về vì lời nói ngây thơ của bé Đản, tưởng vợ không giữ danh tiết mà chửi mắng, đuổi đánh vợ. Thất vọng, Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, nhưng được Linh Phi cứu thoát. Chẳng bao lâu sau, Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn.
Phan Lang là người làng và ân nhân của Linh Phi. Một hôm, Linh Phi chào chàng ở thủy cung và gặp gỡ nói chuyện với Vũ Nương. Ở thủy cung, Vũ Nương luôn nhớ về gia đình. Trương Sinh được sự giúp sức của Phan Lang đã lập một đàn giải oan cho Vũ Nương ở bến Hoàng Giang. Sự trở lại của nàng thật lộng lẫy, lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.
Mẫu 2:
Vũ Nương là người con gái vùng Nam Xương vừa đẹp người vừa đẹp nết nên Trương Sinh đã kết hôn với nàng. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già và các con nhỏ. Người mẹ qua đời vì quá nhớ con. Vũ Nương ma chay tế lễ chu đáo. Hàng đêm, Vũ Nương thường chỉ vào cái bóng của mình trên vách và nói với con rằng đó là cha của Đản. Giặc tan, Trương Sinh trở về, đứa trẻ không nhận chàng là cha. Trương Sinh nghe vậy liền nghi vợ không giữ gìn danh tiết, đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương không giải thích được phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ở cùng làng có người tên là Phan Lang từng cứu sống Linh Phi, nay gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung. Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương nhắn chiếc hoa vàng cho Trương Sinh. Biết vợ bị oan, Trương Sinh bèn lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang cho nàng. Ngồi trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, Vũ Nương hiện ra rồi biến mất.
Mẫu 3:
Chẳng bao lâu sau khi Vũ Nương lấy Trương Sinh thì chồng phải đi lính. Ở nhà, một mình nàng sinh con và lo tang lễ cho mẹ chồng. Ba năm sau, Trương Sinh trở về, hiểu lầm vợ ngoại tình nên đuổi nàng ra ngoài, nàng vì oan mà gieo mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng mất, Trương Sinh mới nhận ra nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn. Vũ Nương được cứu giúp bởi Linh Phi, nàng trở thành tiên nữ nơi thủy cung. Một hôm gặp Phan Lang người cùng quê, nàng liền gửi tín vật và nhờ chàng nhắn nhủ. Trương Sinh được tin, lập đàn ở bến Hoàng Giang, Vũ Nương thoáng hiện rồi biến mất mãi mãi.
Mẫu 4:
Người con gái Nam Xương là Vũ Thị Thiết bản tính hiền lành, đôn hậu nên Trương Sinh đem lòng yêu và xin mẹ đem trăm lạng vàng để cưới nàng. Vũ Nương biết chồng đa nghi nên cố gắng giữ gìn nề nếp. Lúc bấy giờ đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải tòng quân. Vũ Nương ở nhà sinh con, phụng dưỡng mẹ già và lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, đem con ra thăm mộ mẹ, chàng hiểu lầm vợ mình đã có người khác. Vũ Nương chịu oan vì biết không gột rửa được nên đã nhảy xuống sông tự tử. Một đêm, Trương Sinh ôm con ngồi trước đèn, thấy đứa trẻ chỉ vào bóng, liền nói đó là cha mình, mới biết mình đã hiểu lầm vợ, hối hận thì đã quá muộn. Ở cùng làng có một người tên là Phan Lang đã cứu Linh Phi trước đó nên khi chàng bị tai nạn chết đuối, Linh Phi đã cứu chàng và gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi cho Trương Sinh chiếc hoa vàng cùng lời nhắn. Trương Sinh lập đàn để giải nỗi oan cho Vũ Nương ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra tạ ơn chàng rồi biến mất.
3. Viết đoạn văn tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương:
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm viết bằng chữ Hán. Chuyện “Người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện trong “Truyền kỳ mạn lục”. Nhân vật chính của truyện là Vũ Nương – một cô gái đến từ Nam Xương không chỉ xinh đẹp mà còn nết na. Trương Sinh – một chàng trai con nhà giàu đem lòng yêu nàng và xin cưới Vũ Nương về làm dâu. Trương Sinh là người đa nghi nên Vũ Nương luôn cố gắng giữ gìn nề nếp để gia đình đượcc hòa thuận. Lúc bấy giờ đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải tòng quân. Vũ Nương ở nhà sinh con, phụng dưỡng mẹ già và lo ma chay khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, đem con ra thăm mộ mẹ, chàng hiểu lầm vợ mình đã có người khác. Vũ Nương chịu oan, vì biết không gột rửa được nên đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử. Một đêm, Trương Sinh đang ôm con ngồi trong căn phòng trống, đứa bé bỗng cất tiếng gọi: “Cha Đản lại đến rồi.” Hỏi rõ thì mới biết, Vũ Nương thường chỉ bóng của nàng và nói đó là cha của Đản. Trương Sinh hiểu rằng vợ mình bị oan và vô cùng hối hận. Ở cùng làng có một người tên là Phan Lang đã cứu Linh Phi trước đó nên khi chàng bị tai nạn chết đuối, Linh Phi đã cứu lại chàng và do đó Phan Lang gặp Vũ Nương ở dươi thủy cung. Theo yêu cầu của Vũ Nương, sau khi trở về, Phan Lang đã trao chiếc hoa vàng và chuyển lời đến Trương Sinh. Chàng lập tức lập đàn giải oan cho vợ trong ba ngày ba đêm, Vũ Nương lập tức hiện đến tạ ơn chàng rồi biến mất.