Tôi và chúng ta là vở kịch của Lưu Quang Vũ gồm 9 cảnh lấy bối cảnh vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế bao cấp nảy sinh những bất cập. Dưới đây là tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ cho bạn đọc tham khảo!
Mục lục bài viết
- 1 1. Gợi ý tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ:
- 2 2. Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ hay nhất:
- 3 3. Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ ấn tượng nhất:
- 4 4. Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ hay, chọn lọc:
- 5 5. Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ ấn tượng:
1. Gợi ý tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng với bút pháp sắc sảo nhạy bén đề cập hàng loạt vẫn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ XX.
– Đoạn trích là cảnh ba phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.
1.2. Thân bài:
– Hoàng Việt giám đốc và Nguyễn Chính phó giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ.
– Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất theo đúng kế hoạch “cấp trên”, tuyển công nhân phải thì theo chỉ tiêu biên chế; còn bà trưởng phòng tài vụ cho biết “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, mọi mua sắm nguyên liệu, vật tư “phải làm đúng những quy định”.
– Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố chủ động đặt ra trong kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng lên bốn lần. Dừng việc xây nhà khách để trả lương cho công nhân trong hai tháng sau đó sẽ hoàn lại. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người để chấm dứt tình trạng vô lí, bất công. Những chức vụ vô tích sự như quản đốc Trương sẽ được bố trí làm việc khác. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền. Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm nguyên, vật liệu…
– Phái bảo thủ Nguyễn Chính chống trả quyết liệt, có khi lại lên cao giọng đạo đức ân tình.
– Quan điểm của Hoàng Việt mới mẻ, tiến bộ.
– Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ và cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng những đòn mạnh mẽ quyết liệt nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính một kẻ vô cùng xảo quyệt vả lại sau lưng hắn còn có những thế lực như Trần Khắc, ban thanh tra bộ.
– Cái “tôi” mà Hoàng Việt nêu lên là một tư tưởng lớn: Chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước.
1.3. Kết bài:
– Tôi và chúng ta là đổi mới. Hơn hai mươi năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là vở kịch hay và sâu sắc.
2. Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ hay nhất:
Sau hơn một năm đảm nhận chức giám đốc tại xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt như bất lực khi nhận ra xí nghiệp này đã trên bờ vực thẳm, nhân viên ở đây đã lừa anh, những bản kế hoạch và giấy tờ đều được làm giả. Kỹ sư Lê Sơn, kíp trưởng Thanh được xem là những người trong xí nghiệp làm việc một tích cực và không biết đến sự sắp đổ vỡ của xí nghiệp. Họ cũng thấy được sự bất hợp lí trong cung cách quản lí của xí nghiệp bấy lâu, nhưng họ không dám, hoặc không có điều kiện thực hiện những ý tưởng mới mẻ của mình. Nay với tư cách là quyền giám đốc, nhận thấy những bất hợp lí đó, Hoàng Việt đã quyết định thực hiện công cuộc đổi mới xí nghiệp bằng những ý tưởng và phương án mới mẻ, quyết tâm xóa bỏ những nguyên tắc lạc hậu và lối mòn trước đây của xí nghiệp để vực dậy lại Thắng Lợi nhưng sự đổi mới này lại vấp phải sự không đồng tình của những người bạn cộng sự của anh bởi những lối mòn lạc hậu trong suy nghĩ của họ, không muốn thử thách. Muốn mở rộng quy mô sản xuất thì cần phải thêm nhiều công nhân. Trưởng phòng Lao động cho rằng: biên chế trên cho ta có thế. Trưởng phòng Tài vụ nói không có quỹ lương cho hợp đồng, không chịu chi tiền để sửa chữa vật tư máy móc, dù đã có lệnh chi của giám đốc. Việc giảm biên chế của quản đốc phân xưởng đã gây phản ứng mạnh mẽ đến quản đốc Trương. Hoàng Việt cho đó là thừa, Trương cho đó một chức quan trọng không thể thiếu. Nhất là Phó Giám đốc Nguyền Chính, người chỉ luôn miệng dựa vào cấp trên để không tán thành kế hoạch đổi mới của Hoàng Việt. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.
3. Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ ấn tượng nhất:
Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ được đề cập trong chương trình Sách giáo khoa là cảnh III – đoạn kịch có nhiều xung đột mâu thuẫn, nhiều kịch tính nhất. Đoạn này cũng thể hiện rõ nét những tâm lý nhân vật trong suốt vai diễn của mình về suy nghĩ, hành động và những mâu thuẫn trong cuộc đối thoại. Sau hơn một năm đảm nhận chức giám đốc tại xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt như bất lực khi nhận ra xí nghiệp này đã trên bờ vực thẳm, nhân viên ở đây đã lừa anh, những bản kế hoạch và giấy tờ đều được làm giả. Kỹ sư Lê Sơn, kíp trưởng Thanh được xem là những người trong xí nghiệp làm việc một tích cực và không biết đến sự sắp đổ vỡ của xí nghiệp. Họ cũng thấy được sự bất hợp lí trong cung cách quản lí của xí nghiệp bấy lâu, nhưng họ không dám, hoặc không có điều kiện thực hiện những ý tưởng mới mẻ của mình. Nay với tư cách là quyền giám đốc, nhận thấy những bất hợp lí đó, Hoàng Việt quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những con người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Muốn mở rộng quy mô sản xuất, thì cần phải thêm nhiều công nhân. Trưởng phòng lao động cho rằng biên chế trên cho ta có thể. Trưởng phòng tài vụ bảo không có quỹ lương cho hợp đồng, không chịu chi tiền để sửa chữa vật tư máy móc, dù đã có lệnh chi của giám đốc. Việc giảm biên chế của quản đốc phân xưởng đã gây phản ứng mạnh mẽ đến quản đốc Trương. Hoàng Việt cho đó là thừa, Trương cho đó một chức quan trọng không thể thiếu. Nhất là phó giám đốc Nguyễn Chính, người chỉ luôn miệng dựa vào cấp trên để không tán thành kế hoạch đổi mới của Hoàng Việt. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn. Khi phân tích văn bản này là hiểu được những nét cơ bản về tính cách của các nhân vật trong vở kịch thông qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật, dù chỉ là một trích đoạn.
4. Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ hay, chọn lọc:
Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ trích trong sách giáo khoa là cảnh thứ III trong vở kịch lớn cùng tên. Đây là đoạn kịch đánh dấu nhiều xung đột, mâu thuẫn cao trào trong một xí nghiệp nhà nước tên là Thắng Lợi. Xí nghiệp đang bên bờ vực của sự phá sản xuất hiện hai luồn ý kiến, quan điểm mâu thuẫn trong việc muốn thay đổi xí nghiệp. Một bên là không dám mạo hiểm, ôm khư khư tư tưởng bảo thủ, lối mòn và quy định đề ra từ cấp trên mặc cho chúng đã không còn phù hợp với sự phát triển của hiện tại. Một bên còn lại là những đại diện cho tư tưởng cải tổ đổi mới toàn diện đi đầu là Hoàng Việt – giám đốc xí nghiệp. Sau một năm làm việc tại nơi đây, anh đã phát hiện ra những lỗ hổng, quy định đã không còn phù hợp mà đó chính là nguyên nhân làm cho xí nghiệp bị đình chệ, việc thay đổi xí nghiệp về cách thức quản lý, phương án vận hành là điều cần thiết.
5. Tóm tắt cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ ấn tượng:
Lưu Quang Vũ – nhà viết kịch thiên tài của Việt Nam. Ông đã để lại biết bao nhiêu sáng tác giàu ý nghĩa. Bên cạnh vở kịch mang đậm tính triết lý nhân sinh là Hồn Trương Ba da hàng thịt thì vở kịch Tôi và chúng ta cũng là một trong những vở đặc sắc. Đặc biệt cảnh 3 của vở kịch Tôi và chúng ta là đoạn xung đột nhất, đáng xem nhất của toàn vở kịch này. Tình huống kịch là sự mâu thuân giữa một bên là giám đốc Hoàng Việt và một bên là phó giám đốc Nguyễn Chính. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Hoàng Việt nhận thấy được những khó khăn mà công nhân và xí nghiệp đang phải đối mặt cho nên anh đã đưa ra một quyết định táo bạo về sự thay đổi trong cách thức hoạt động sản xuất của xí nghiệp.