Nhiều trường hợp do bị người xúi giục kích động nên đã thực hiện hành vi hành hung đánh người. Vậy thì, xúi giục hành hung đánh người là gì? Tội xúi giục hành hung đánh người được xử lý như thế nào? Xúi giục người khác hành hung đánh người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Mục lục bài viết
1. Xúi giục người khác phạm tội là gì?
Xúi giục phạm tội có thể coi là hành vi làm người khác nảy sinh ý định phạm tội và thúc đẩy họ thực hiện tội phạm đó hoặc chỉ nhằm thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa dối…
Hành vi xúi giục phạm tội có thể dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội hoàn thành) hoặc chưa dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội chưa thành). Hành vi xúi giục phạm tội có thể thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi đồng phạm.
2. Hành hung đánh người là gì?
Đánh người được hiểu là hành vi của một người cố ý tấn công làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe; mà sự việc này không được giải quyết bằng cách thương lượng một cách hòa nhã. Hành động này có thể được tính toán trước hoặc không tính toán trước. Nó dẫn tới bị thương cho cả một, hai, hoặc nhiều người. Trường hợp nhẹ thì chỉ gây ra những vết thương ngoài da; mạnh thì cấp cứu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn hoặc tranh giành một sự vật hoặc một sự việc nào đó. Mà nó ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quyền lợi và danh dự của cá nhân đó.
3. Xúi giục người khác hành hung đánh người là gì?
Xúi giục người khác đánh người là việc mà người xúi giục không trực tiếp tham gia vào công việc hành hung người khác; mà dùng lời lẽ hoặc bất cứ hành động nào khác để kích động một người người khác; thực hiện hành vi hành hung như trên; người xúi giục người khác đánh nhau sẽ lôi kéo người khác đánh nhau; như kích động mâu thuẫn của người này với ai đó; nói những điều sai sự thật để dẫn đến hành vi đánh nhau; hay đưa ra một lợi ích nào đó để xúi giục người khác đánh nhau.
Ví dụ: Anh B đang làm thuê cho bà tên N, do bà N chưa trả tiền lương tháng này cho mình nên sau khi có uống rượu thì anh B đã tìm đến nhà bà N, có nghe lời xúi giục của bà N là đánh một người A vì bà N nói do người này không trả tiền hàng cho bà nên bà chưa trả tiền lương cho anh A được. Do nghe bà N nên anh B đã thực hiện hành vi đánh người, gây thương tích 11%. Bà N ở đây đã thực hiện việc xúi giục người khác hành hung đánh người.
4. Mức xử phạt cho hành vi xúi giục người khác hành hung đánh người:
4.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúi giục người khác đánh nhau:
Xúi giục người khác đánh nhau là một hành vi nguy hiểm gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của người khác đôi khi còn ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng của các bên liên quan. Vậy mức xử phạt cho hành vi này là bao nhiêu ?
Căn cứ vào
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
Như vậy, nếu như người nào có hành vi xúi giục người khác đánh nhau gây rối trật tự công cộng thì theo Nghị định số 167/2012/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng. Nếu như không có các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì hành vi này sẽ bị phạt tiền cụ thể là 750.000 đồng.
4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xúi giục người khác đánh nhau:
Trường hợp nào khi xúi giục người khác hành hung đánh nhau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
Khi mà hành vi đánh nhau là cố ý gây thương tích cho người khác và gây ra thương tích cho người khác theo các tỷ lệ được quy định tại Điều 134
“ Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Ví dụ: Anh A đi công tác 1 tháng về nhà. Chị B có xúi giục chồng mình nói là từ ngày anh đi để 2 mẹ con ở nhà, bị dì và em trai của chồng bóp cổ và đánh. Nhưng sự thật thì không phải vậy, nhà dì anh A và cả em trai anh đều rất thương cháu cũng như đồng cảm với chị B vì anh A đi công tác xa lâu ngày không lo được cho gia đình. Nay anh A về nghe chị B nói như vậy thì lấy dao đòi đâm người dì và em trai. Lúc đó có 1 anh kia ra cản, lấy lại được con dao và đưa cho chị B kêu chị cất nhưng 2-3 lần nhưng chị B đều đưa lại cho anh A tiếp tục quậy phá, thề hứa với anh A những lời mình nói đều là sự thật. Với hành vi chị B đưa dao cho chồng là anh A thực hiện tiếp hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như người bị xúi giục phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Và nếu như người có hành vi xúi giục và người có hành vi phạm tội cùng cố ý thực hiện việc gây ra thương tích cho người khác, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chính là đồng phạm theo Bộ luật Hình sự. Và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xúi giục người khác hành hung đánh người.
Việc người xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội theo Điều 52 Bộ luật Hình sự chính là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, người không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành công cụ để người xúi dục thực hiện tội phạm. Nếu xúi dục trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tội phạm thì người xúi dục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xúi giục người chưa thành niên tội phạm”
Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản nhất của pháp luật quy định về mức phạt tiền đối với hành vi xúi giục người khác đánh nhau mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc. Trường hợp nhẹ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng thì sẽ bị truy cứu về trách nhiệm hình sự nếu xét thấy đủ điều kiện cấu thành đồng phạm. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ theo số hotline để được hỗ trợ và tư vấn.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính;
– Bộ luật hình sự 20015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.