Vu khống người khác xử lý như thế nào? Hành vi vu khống người khác phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: Em là kế toán của công ty bán vé máy bay. Vừa qua bên em và công ty khách hàng quyết toán công nợ thì phát hiện ra 1 khoản 3.628.000 chưa thanh toán cho công ty em. Nhân viên bên đó nói đã đưa tiền cho thủ quỹ bên em, do tình cờ bạn thủ quỹ qua đó nên trả tiền luôn và không có
Luật sư tư vấn về hành vi vu khống trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, nếu đúng theo thủ tục thông thường, khi khách hàng trả tiền thì bạn là người xuất hóa đơn cho khách hàng, sau đó đưa số tiền đó cho thủ quỹ để nhập vào quỹ. Tuy nhiên, thủ quỹ nói rằng có nhận tiền từ công ty nợ và đưa cho bạn nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng gì chứng minh là có đưa số tiền đó cho bạn. Cho nên, bạn hoàn toàn có quyền phủ nhận về việc chị có nhận số tiền này. Trách nhiệm sẽ xem xét từ phía nhân viên công ty và thủ quỹ công ty bạn. Nếu các bên không thể thỏa thuận để đi đến cách giải quyết cuối cùng thì bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án để tòa án giải quyết cho bạn.
Nếu như người thủ quỹ cứ khăng khăng rằng bạn có lấy số tiền nói trên nhưng không có bất cứ bằng chứng gì chứng minh thì bạn có quyền khởi kiện thủ quỹ khi vu khống dẫn đến ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn. Thủ quỹ đó có thể phải chịu trách nhiệm sau:
Trách nhiệm dân sự:
Căn cứ khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015:
Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại theo Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trách nhiệm hành chính:
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Trách nhiệm hình sự:
Căn cứ khoản 1 Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015” hành vi vu khống người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống người khác:
Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Mục lục bài viết
1. Xử lý trường hợp vu khống người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà cháu ở thôn quê, nhà hàng xóm bên cạnh bị đốt đống rơm, nhà ông bà đó làm đơn lên xã và khẳng định người làm việc đó là bác cháu nhưng bác cháu đâu có làm tại vì lâu nay hai người có đi lại với nhau đâu. Như thế có phải là xúc phạm danh dự nhân phẩm hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 37 “Bộ luật dân sự 2015”: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015”: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Vi phạm quy định về trật tự công cộng
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 611 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Do đó người hàng xóm này có nghĩa vụ bồi thường cho bác chị, mức bồi thường do 2 bên thỏa thuận tuy nhiên không được quá 10 tháng tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Mặt khác, Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” quy định Tội vu khống như sau:
“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định “Bộ luật hình sự 2015”.
2. Vu khống, bôi nhọ danh dự người khác qua tin nhắn bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Trường hợp hai người nhắn tin cho nhau, nội dung tin nhắn vu khống, bôi nhọ danh dự của một người thứ ba. Vậy hai người đó có vi phạm không, xử lý ra sao? Người bị bôi nhọ phải xử lý như thế nào? Xin cám ơn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Như vậy, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Tuy nhiên, nếu người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015”. Theo đó, người bị truy cứu có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc chịu hình phạt tù, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc trong thời hạn nhất định.
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện có quy định:
“Người cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.00 đồng.”
Từ các quy định trên, hai người nhắn tin với nhau mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi xúc phạm gây ra mà phải chịu xử lý theo quy định pháp luật.
Do đó, để ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị bôi nhọ danh dự báo trực tiếp ( hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết. Đồng thời, báo cáo sự việc lên Công an nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính hoặc để cơ quan này xem xét, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.
Doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay hành vi vi phạm của mình. Nếu chủ thuê báo quấy rối vẫn cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.
3. Tố cáo hành vi vu khống làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi xin luật sư tư vấn giúp: tôi bị chị M kiện về tội có quan hệ bất chính với chồng chị M bằng những tấm hình trong zalo của chồng chị M những tấm hình đó chỉ có một mình tôi mà không có mặt chồng chị M. Như vậy tôi có quyền kiện lại chị M hay không? Hay tôi phải làm thế nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Ngoại tình là thuật ngữ trong xã hội đểchỉ những người đã có vợ, có chồng mà có quan hệ tình cảm với một người khác. Những người có hành vi ngoại tình thường bị xã hội chỉ trích, lên án vì hành vi đó vi phạm truyền thống đạo đức và từng trường hợp còn vi phạm pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính:Căn cứ khoản 1 Điều 48 Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi ngoại tình như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ Điều 147 “Bộ luật hình sự 2015” thì:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp này của bạn, chị M tố cáo bạn chỉ vì bạn có tấm ảnh được đăng lên zalo của chồng chị M. Với hành vi trên, không có hành vi gì để xác định bạn có hành vi ngoại tình với chồng chị M ở mức chung sống như vợ chồng với chồng chị M. Như thế, việc chị M tố cáo bạn không có căn cứ và được coi là hành vi vu khống. Với việc vu khống làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa để Tòa án giải quyết cho bạn theo Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Mức bồi thường khi danh dự bị xâm phạm theo Điều 611 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, nếu chị M có hành vi bịa đặt, lan truyền việc bạn ngoại tình với chồng chị M thì chị M còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015”:
Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
4. Tố cáo việc vu khống lấy tiền
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là 1 giáo viên cấp 3. Trước đây tôi có ở trọ nhà một người dì, chăm lo việc học hành, công việc nội trợ thậm chí là tiền bạc…tất cả tôi đều chu toàn. Rồi dì tôi vỡ nợ, công việc không suông sẻ, 2 vợ chồng thường xuyên gây gổ thậm chí là đánh nhau. Cách đây 1 năm rưỡi, dì tôi có mất 1 số tiền là 70 triệu đồng, có gọi công an nhưng không tìm ra chứng cớ và dì nghĩ là dượng lấy, thời gian dì mất tiền tôi đã không còn ở nhà dì, thỉnh thoảng mới ghé nhà chơi, nên dì không nghi ngờ hay đổ tội cho tôi. Tết năm 2016, mùng 1 tết và 27 tết dì lại tiếp tục mất tiền khoàng 15 triệu đồng thời điểm đó có tôi ở trong nhà chúc tết khoảng 1 tiếng buổi sáng (nhà dì lúc nào cũng đông người chủ yếu là công nhân). Tôi rất thương dì và mấy đứa em nên thỉnh thoàng dù tiến lương giáo viên eo hep nhưng tôi hay cho mấy đứa nhỏ khi thì bộ đồ, khi thì cây viết, khi thì ổ bánh mì…toàn mấy cái linh tinh. Rồi dì tôi đặt camera (tôi vẫn biết do mấy đứa nhỏ nói). Tôi vẫn vô tư lên xuống nhà dì thường xuyên vì đó như là ngôi nhà thứ 2 của tôi vậy. Rồi bỗng dưng mới đây (sau hơn 1 năm) dì tôi và giờ còn thêm cả mợ út tôi nữa khẳng định và suy luận rất logic và nói rằng có camera quay lại cảnh tôi lục lọi đồ trong nhà và thấy cảnh tôi lấy tiền mới đây. Nếu cảnh tôi lục lọi thì là chuyện bình thường vì nhà dì tôi có 3 đứa nhỏ đang tuổi đi học mỗi lần chúng quăng đồ là tôi phải tìm kiếm khắp. Còn thấy cảnh tôi lấy tiền từ trong bịch thì cũng có thể bởi từ trước đến giờ tiền lớn gì tôi bỏ vào két sắt hoặc cất rất kĩ tôi không thể biết, còn tiền lẽ khoảng 50 chục trở lại gì hay để ở 1 bịch, khi nào mấy đứa nhỏ cần gì mà tôi không mang theo tiền là tôi hay lấy từ đó đưa cho mấy đứa nhỏ khoảng vài chục,có khi chỉ vài ngàn bạc, cũng có khi vài trăm (khi nộp tiền học thêm) nói chung là không nhiều. Và tôi khằng định chưa bao giờ tôi sử dụng tiền đó cho riêng bản thân mình. Tôi thương dì, thương mấy đứa nhỏ thậm chí tôi lấy sổ đỏ nhà mình vay cho gì mượn 100 triệu trong lúc dì đang vỡ nợ.Vậy mà…..dì tôi thì không nói gì nặng chỉ nói bóng gió, nhưng mợ út tôi là người nằm ngoài cuộc, không dính dáng gì mà lại vu khống cho tôi. Lúc tôi nghe mợ út nói “mợ không nghi ngờ mà khẳng định con lấy” tai tôi như ù đi, đầu óc choáng váng…tức đến mức không nói được thành lời. Nay tinh thần tôi bình ổn lại, mợ tôi vẫn vu khống tôi về đều ấy với bà con họ hàng, và nói rằng sẽ đưa clip ấy ra cho mọi người xem, tôi nghĩ rằng nếu mợ làm vậy thì tôi chỉ biết lấy cái chết mới chứng minh được khi mà “tình ngay lý gian”. Tôi muốn kiện mợ út tôi vì tội vu khống thì phải làm sao? Liệu có nên hay không? Và khả năng tôi có thắng kiện để minh oan cho mình được không?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội vu khống như sau
“Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, căn cứ Khoản 1 Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội vu khống nêu trên, người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Yếu tố cấu thành tội phạm tội vu khống phải thuộc một trong hai trường hợp sau:
+ Người bịa đặt, lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Người bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, theo thông tin mà bạn cung cấp, hành vi của người mợ của bạn có thể chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm về tội vu khống theo quy định taị Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 nêu trên. Đối với hành vi của mợ bạn là cho rằng bạn lấy trộm tiền và loan truyền thông tin về việc này; tuy nhiên không có căn cứ nào khẳng định mợ của bạn biết rõ thông tin này là sai sự thật nhưng vẫn loan truyền, bịa đặt nhằm gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của bạn. Hành vi mợ của bạn cho rằng bạn có hành vi trộm cắp, cho rằng bạn phạm tội, tuy nhiên mợ của bạn chưa hề tố cáo bạn ra cơ quan có thẩm quyền thì cũng không thuộc trường hợp cấu thành tội phạm về tội vu khống nêu trên.
– Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng cháy và chữa cháy như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Tuy nhiên, đối với hành vi có lời nói khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng cháy và chữa cháy nêu trên, mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Trong trường hợp của bạn, bạn có thể trình báo hành vi này của người mợ ra
– Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường hại như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 nêu trên bao gồm:
+ Có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.
+ Có thiệt hại xảy ra.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra.
+ Có yếu tố lỗi.
Như vậy, xét trong trường hợp của bạn, hành vi quy kết bạn là người lấy trộm tiền của mợ bạn không đủ bốn yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nêu trên. Do đó, nếu bạn làm đơn khởi kiện đối với hành vi này của mợ bạn thì không đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
5. Xử lý hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi năm nay 37 tuổi làm việc trong ngành quản lý đất đai, bản thân tôi được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ của dân từ nơi tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của Uỷ ban nhân dân gửi qua văn phòng, thu thập xử lý thông tin,trong thời gian quy định về quy trình xử lý hồ sơ nếu hồ sơ không có gì trở ngại thì gọi điện thoại hẹn người dân xuống nơi đo đạc và hướng dẫn người dân những bước tiếp theo, trong cơ quan mỗi người phụ trách một địa phương nhưng có một hôm lãnh đạo bảo tôi lấy một hồ sơ của xã khác xử lý gấp tôi có gọi điện thoại hỏi đồng chí phụ trách xã đó và đã được đồng chí đồng ý cho tôi lấy hồ sơ đó.Trong thời gian gần đây họp cơ quan có một đồng chí phát biểu về tôi trước tập thể rằng tôi tự ý lấy hồ sơ của anh ấy xử lý và nói bản thân tôi trước tập thể là dân thấy tôi sợ, khi tôi hỏi lại dân thấy tôi sợ là sợ như thế nào, người dân nào nói như vậy thì anh đó đã không trả lời như vậy anh ấy đã xúc phạm đến danh dự và uy tín của tôi trước lãnh đạo mới và đồng nghiệp, khi anh ấy phát biểu những lời đó khi đồng chí lãnh đạo đã về hưu. Vậy tôi có thể khởi kiện anh ấy về hành vi vu khống và hạ thấp uy tín của tôi không? Vậy tôi cần những bằng chứng gì để chứng minh những điều anh đó phát biểu là sai sự thật. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì phải chịu những trách nhiệm sau đây:
Trách nhiệm hành chính: Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Trách nhiệm hình sự:
Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015”:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Nếu có hành vi bịa đặt, vu khống người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015”:
1.Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Trách nhiệm dân sự:
Việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Mức bồi thường dựa trên các khoản chi phí theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Luật sư tư vấn hành vi vu khống qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, nếu như đồng chí trong cuộc họp nói trên đưa ra những lời lẽ không có căn cứ, bằng chứng, chứng cứ thì hành vi hoàn toàn mang tính bịa đặt và xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn. Bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại và tùy từng mức độ thì bạn có quyền tố cáo đến