Tội vô ý làm chết người (Involuntary manslaughter) là gì? Tội vô ý làm chết người tiếng Anh là gì? Quy định về tội vô ý làm chết người của Bộ luật Hình sự? Phân biệt tội vô ý làm chết người với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ?
Quyền sống là quyền thiêng liêng và cao quý nhất trong các quyền con người. Các hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền sống của con người là những hành vi nguy hiểm rất cao cho xã hội không chỉ gây thiệt hại cho tính mạng của nạn nhân, gây đau thương cho các gia đình, gây hoang mang, bức xúc cho xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội. Theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì hành vi xâm phạm tính mạng con người dù là lỗi vô ý cũng đều bị coi là tội phạm và bị xử lý bằng pháp luật hình sự. Hiện nay, tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128
Cơ sở pháp lý:
–
Khái niệm và quy định của Bộ luật Hình sự về Tội vô ý làm chết người
1. Tội vô ý làm chết người là gì?
“Vô ý” được hiểu là “không để ý đến”. Do đó, phạm tội do lỗi vô ý được hiểu là người phạm tội do bất cẩn, không để ý các quy tắc, quy định của đời
Lỗi vô ý là trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hành của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa dược nên vẫn thực hiện hành vi và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hoặc người phạm tội do thiếu sự chú ý cần thiết nên không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
Khoa học luật hình sự phân lỗi vô ý thành hai hình thức là vô ý phạm tội vì cẩu thả và vô ý phạm tội vì quá tự tin. Tội phạm do lỗi vô ý phần lớn gây nguy hiểm khi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nhất định. Việc cá nhân gây thiệt hại cho xã hội là một căn cứ xác định hành vi đã thực hiện có mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
Lỗi vô ý phạm tội vì cẩu thả bao gồm những trường hợp người phạm tội không nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Đây là trường hợp thiếu sự chú ý cần thiết khi thực hiện hành vi nên không nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù có thể thấy trước và thấy trước hậu quả đó thuộc hình thức lỗi vô ý phạm tội. Còn trong tình huống nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tuy nhận thức được khả năng hậu quả xảy ra nhưng đã tự loại trừ khả năng đó và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội thuộc hình thức lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin.
Từ những phân tích trên, có thể thấy: Tội vô ý làm chết người là hành vi của một người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện hành vi và đã gây ra hậu quả chết người; hoặc khi thực hiện hành vi nguy hiểm không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
2. Tội vô ý làm chết người tiếng Anh là gì?
Tội vô ý làm chết người tiếng Anh là: “Involuntary manslaughter”.
3. Quy định về tội vô ý làm chết người của Bộ luật Hình sự
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:
” Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
Khách thể của tội phạm
Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền sống của con người. Hành vi của tội phạm tác động đến con người đang sống, trong điều kiện sinh hoạt bình thường gây nên sự biến đối trạng thái của con người từ một cơ thể sống chuyển sang chấm dứt và khả năng sống. Khách thể trực tiếp của tội này là quyền sống hay còn được gọi là quyền được tôn trọng bảo vệ về tính mạng của con người. Tội vô ý làm chết người và một số tội khác như tội giết người, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát… có chung khách thể đều là xâm phạm quyền sống của con người.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người là hành vi vi phạm các quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng con người qua đó gây hậu quả chết người. Các quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng con người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy định trong luật, có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường mà mọi người đều biết và thừa nhận.
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Hành vi vi phạm các quy tắc an toàn thuộc các lĩnh vực khác nhau gây ra hậu quả chết người. Khi hậu quả chết người xảy ra thì hành vi vi phạm mới cấu thành tội vô ý làm chết người. Mối quan hệ nhận quả giữa hành vi và hậu quả chết người là dấu hiệu phải được làm rõ trong mặt khách quan của tội phạm. Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự về hậu quả chết người xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với nhau.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vô ý làm chết người chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi Bộ luật Hình sự quy định. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, người phạm tội này là người đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội này là người đã thực hiện hành vi vi phạm các quy tắc an toàn thuộc lĩnh vực khác nhau gây hậu quả chết người (trừ hành vi vi phạm thuộc một số lĩnh vực đã được quy định thành các tội danh riêng).
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý. Lỗi của người phạm tội phải là lỗi vô ý. Lỗi vô ý phạm tội bao gồm hai trường hợp mà trong khoa học hình sự gọi là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả.
Lỗi vô ý vì quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện hành vi và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đối với trường hợp phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả thể hiện bằng việc người phạm tội vì cẩu thả không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người
Người phạm tội vô ý làm chết một người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 128 có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 01 năm đến 05 năm, nếu người phạm tội có nhiều tính tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều này thì
Trường hợp phạm tội vô ý làm chết 02 người trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 128 có khung hình phạt từ 03 đến 10 năm tù. Trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 thì
4. Phân biệt tội vô ý làm chết người với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một tội danh năm trong nhóm tôi xâm phạm an toàn công công quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Các tội này không chỉ vi phạm các quy tắc xử sự về an toàn xã hội mà còn gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại về người và tài sản. Theo nghĩa rộng, an toàn công cộng là sự an toàn về tính mạng và tài sản của công dân, của xã hội tại những nơi sinh hoạt đông người.
Tội vô ý làm chết người và Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có một số điểm giống nhau như chủ thể của tội phạm đều đồi hỏi phải là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Cả hai tội Tội vô ý làm chết người và Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đều được thực hiện với lỗi vô ý, có thể là vô ý vì quả tự tin hoặc vô ý vì cầu thả.
Tuy nhiên, giữa hai tội phạm này còn có một số điểm khác nhau là Tội vô ý làm chết người là hành vi vi phạm quy đinh bảo đảm an toàn về tính mạng con người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; các quy tắc an toàn bị vi phạm có thể chỉ là quy tắc sinh hoạt thông thường trong cuộc sống. Đôi với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, người phạm tội vi phạm quy tắc an toan trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khi người này tham gia giao thông đường bộ.
Hậu quả, thiệt hại mà tội vô ý làm chết người gây ra là hậu quả chết người. Chi khi hậu quả chết người đã xảy ra thì hành vi vô ý làm chết người mới cấu thành tôi phạm Còn đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, hậu quả của tội phạm có thể bao gồm cả thiệt hai về tính mạng của con người hoặc thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Thậm chí, trường hợp vi phạm có tính nguy hiểm cao, hậu quả chưa xảy ra thì hành vi vi phạm cũng có thể bị coi là tôi phạm. Đó là trường hợp được quy đinh tại Khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự.