Cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật? Các thuật ngữ tiếng Anh? Các yếu tố cấu thành tội phạm? Về khung hình phạt?
Vi phạm các quy tắc nghề nghiệp có thể gây ra các tổn thất hoặc hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các quy tắc trong nghề nghiệp cần đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt để quản lý, giám sát, triển khai hiệu quả hoạt động nghề nghiệp đó. Do vậy mà pháp luật hình sự có quy định đối với tội danh: Tội vô ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe do vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Lỗi vô ý được xác định trong hoạt động nghề nghiệp được tiến hành, tuy nhiên lại trực tiếp tạo ra ảnh hưởng đối với sức khỏe người khác. Cùng tìm hiểu các yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội danh này.
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư
Violation of professional rules
1. Cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật:
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 139
+ Có các dấu hiệu cơ bản như đối với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 138
+ Tuy nhiên lại được xác định cụ thể hơn ở dấu hiệu thứ hai của người thực hiện hành vi phạm tội. Đó là: Người phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính.
Các quy tắc nghề nghiệp cần được tuân thủ trong quy trình, trình tự tiến hành công việc. Nếu không dẫn rễ vô ý phạm tội.
Khái niệm:
Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi thực hiện các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe. Bởi vô ý khi gây ra tổn thất, thiệt hại vẫn cần phải chịu trách nhiệm. Do tính chất nghề nghiệp không được tuân thủ thực hiện.
Quy định tội danh, khung hình phạt:
Quy định các yếu tố cấu thành, khung hình phạt được thể hiện trong nội dung Điều 139 như sau:
“Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Phân tích quy định pháp luật:
Điều luật quy định hai tội phạm gồm:
– Tội vô ý gây thương tích cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
– Tội vô ý gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Khi đó, tỷ lệ thương tật được xác định làm căn cứ để xác định các cấu thành đối với tội phạm.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Tội vô ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe tiếng Anh là Crime of unintentionally causing injury, causing harm to health.
Vi phạm quy tắc nghề nghiệp tiếng Anh là Violation of professional rules.
3. Các yếu tố cấu thành tội phạm:
3.1. Khách thể của tội phạm:
Hành vi phạm tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ. Thương tích hay các tổn hại sức khỏe chính đáng do sự vô ý, thiếu trách nhiệm của người thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây nên.
3.2. Mặt khách quan:
– Về hành vi:
Có hành vi vi pham quy tắc nghề nghiệp. Không chấp hành đúng quy định về trình tự hay thủ tục thực hiện các bước trong công việc. Chính vì sự cẩu thả hoặc quá tự tin là không thể xảy ra thiệt hại trên thực tế.
+ Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp.
Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động chuyên môn của từng ngành, từng lĩnh vực (như y tế, giao thông,…). Trong khi quy tắc đã đề ra và bắt buộc họ phải thực hiện đủ. Như các khâu hay các bước kiểm tra an toàn, kiên cố trước khi tiến hành công việc chính.
Ví dụ:
Một y tá không kiểm tra kỹ các thành phần của thuốc có mẫn cảm với bệnh nhân hay không, cho người bệnh uống dẫn đến bệnh nhân bị ngộ độc thuốc gây tổn hại sức khỏe.
Có thể do cẩu thả hoặc quá tự tin khi y tá đó cho rằng tỷ lệ mẫn cảm của các bệnh nhân đối với thành phần của thuốc đó là rất nhỏ. Nên họ bỏ qua bước kiểm tra để xong việc sớm.
+ Lưu ý:
Quy tắc nghề nghiệp là những quy định cụ thể để bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng lĩnh vực, từng ngành hoặc trong quá trình quản lý điều hành cơ quan, tổ chức. Khi đó, các bước hay các khâu trung gian đóng vai trò quan trọng, cần được đảm bảo để mang đến hiệu quả thực hiện nghề nghiệp.
Quy tắc nói trên có thể được quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của cơ quan có thẩm quyền nhưng cũng có thể được quy định trong nội quy cơ quan, đơn vị đó. Tức là đã có nguyên tắc, đang bắt buộc thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp cụ thể.
– Hậu quả:
Hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Trong đó, yếu tố vô ý phải được xác định đúng, mang bản chất khác hoàn toàn với yếu tố cố ý thực hiện hành vi.
+ Vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên:
Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội danh được xác định chính là Tội vô ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe do vi phạm quy tắc nghề nghiệp theo quy định tại Điều 139.
Trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân. Qua đó có số liệu chính xác, phản ánh cụ thể mức độ thương tích hay tổn hại sức khỏe của người khác.
– Nếu hậu quả của hành vi là làm chế người thì tội phạm thuộc trường hợp quy định tại Điều 129. Nếu gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.
– Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả:
Chính hành vi người phạm tội gây ra là nguyên nhân dẫn đến hậu quả. Các hành vi vô ý này trực tiếp làm ảnh hưởng, gây ra hậu quả trên thực tế của hành vi.
3.3. Về mặt chủ quan:
Người thực hiện hành vi này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin).
+ Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Trong hoạt động nghề nghiệp, mỗi quy trình công việc đều có ý nghĩa cụ thể của nó. Do đó người thực hiện nghề nghiệp đã được đào tạo, huấn luyện để xác định được trách nhiệm, cẩn trọng trong tiến hành công việc. Nhưng do quá tự tin hoặc cẩu thả mà hành vi và hậu quả xảy ra.
3.4. Về chủ thể:
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, trong thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Đó là những người được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, người được giao thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức (có hoặc không có chức vụ, quyền hạn). Họ bắt buộc phải thực hiện nội quy, nguyên tắc và các bước trong tiến hành công việc. Do đó lỗi vô ý được xác định trong trách nhiệm hình sự của chủ thể.
4. Về khung hình phạt:
Có các hình phạt chính và hình phạt bổ sung, do các chủ thể vi phạm là người thực hiện chuyên môn, hoạt động nghề nghiệp. Do đó:
– Hình phạt chính:
Hình thức phạt tiền: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 của Điều luật.
Phạt cải tạo không giam giữ tùy theo yếu tố cấu thành ở khoản 1 và khoản 2.
Phạt tù với thời gian dài nhất lên đến 05 năm.
Các hình phạt được áp dụng với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan. Khi xác định được đủ căn cứ, yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật hiện hành.
– Hình phạt bổ sung:
+ Ngoài việc áp dụng hình phạt chính, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm. Bởi họ đang không đảm bảo về chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.
Việc quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội này là cần thiết, có tính phòng ngừa cao. Người phạm tội không được hành nghề trong khoảng thời gian nhất định cũng giúp mọi người tin tưởng hơn vào hiệu quả, chất lượng thực hiện nghề nghiệp đó.