Duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông. Trách nhiệm hình sự khi vi phạm quy định về sửa chữa công trình giao thông.
Vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông là hành vi của người có trách nhiệm nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không mà vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình đó.
Hiện nay các quy định về việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông không tập trung ở một văn bản pháp luật, mà nằm rải rác ở nhiều văn bản, do đó khi cần xác định hành vi vi phạm trong trường hợp cần thiết phải tranh thủ ý kiến của cơ quan chủ quản như Bộ giao thông vận tải, Tổng cục đường sắt, Cục quản lý công trình giao thông đường thuỷ và Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.
Điều 220 Bộ luật hình sự quy định Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông như sau:
“1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không mà vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
1. Dấu hiệu pháp lý
a) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt.
Chỉ có những người có trách nhiệm trong việc trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng hoặc những người có trách nhiệm khác trong các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hoặc đường không.
b) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường sông.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi vi phạm của người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
d) Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
Biểu hiện của hành vi vi phạm là không làm hoặc làm không đúng các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông.
Các quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông tuỳ thuộc vào công trình đó là công trinh giao thông cụ thể nào mà Nhà nước quy định người có trách nhiệm phải làm những việc gì.
Vì vậy khi xác định hành vi vi phạm của người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông, phải căn cứ vào trách nhiệm của họ đối với công trình giao thông cụ thể (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ hay đường không ), đồng thời đối chiếu với quy định của Nhà nước về việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đó để xác định hành vi vi phạm của họ.
e) Hậu quả
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Nếu hành vi vi phạm của người có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.
2. Hình phạt
Có ba khung hình phạt khi phạm tội này như sau:
Khung một: Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Khung hai: Phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Khung ba: Phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.