Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng?
Những quy định về đấu thầu được quy định tại
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
- 2 2. Quy định về tội đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
- 3 3. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
- 4 4. Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
- 5 5. Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
- 6 6. Khách thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
- 7 7. Hình phạt đối với tội vi phạm về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng:
1. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. (Theo Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu)
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; chuyển nhượng thầu trái phép do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
2. Quy định về tội đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 222
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng khách quan và chủ quan được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Cấu thành tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm các dấu hiệu sau:
3. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
Hành vi khách quan phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng này thể hiện qua việc người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây: can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu; cản trở hoạt động đấu thầu; vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; chuyển nhượng thầu trái phép.
Đây là tội có cấu thành vật chất được coi là đã hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế, hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận trong đấu thầu, cản trở đấu thầu….được người phạm tội hoàn thành và đã gây thiệt hại vào việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình, dự án của Nhà nước. Xâm phạm tới hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh quốc gia.
Thiệt hại ở đây không nhất thiết là thiệt hại về tài sản của Nhà nước, mà có thể là thiệt hại về tài sản của các nhà thầu, các cá nhân, tổ chức khác…Hậu quả của hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi khách quan nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
Về dấu hiệu lỗi của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Về động cơ và mục đích của người phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng: Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi. Động cơ và mục đích phạm tội là yếu tố phải có trong lỗi cố ý trực tiếp.
5. Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Chủ thể của tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu thường là những người thực hiện các giai đoạn, công việc liên quan tới hoạt động đấu thầu như chủ đầu tư, bên mời thầu, bên dự thầu, tư vấn, giám sát,…
6. Khách thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu, xâm phạm vào việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình, dự án của Nhà nước. Xâm phạm tới hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh quốc gia.
7. Hình phạt đối với tội vi phạm về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng:
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản:
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
Thông thầu;
Gian lận trong đấu thầu;
Cản trở hoạt động đấu thầu;
Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
Chuyển nhượng thầu trái phép.
Những người thực hiện một trong những hành vi trên, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng:
Vì vụ lợi;
Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
Những người thực hiện hành vi thuộc cấu thành tăng nặng nêu trên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm.
Đối với hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.