Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng tiếng anh là gì? Những quy định liên quan đến tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng?
Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Bộ luật hình sự nước ta. Hoạt động kế toán phải được thực hiện một cách minh bạch và công khai nhằm đảm bảo hệ thống tài chính cho đơn vị kế toán được chính xác, không bị sai lệch. Những hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của
Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật hình sự 2015.
1. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
Theo Điều 8 Bộ Luật hình sự 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là những hành vi cố tình giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc những người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán, cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài khoản liên quan đến đơn vị kế toán bị cố tình để ngoài sổ kể toán; cố ý làm hư hỏng tài liệu hoặc kế toán hủy bỏ trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán; hoặc lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, với lỗi cố ý trực tiếp. Điều kiện để xử lý các hành vi trên theo luật hình sự là gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng tiếng anh là gì?
Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng tiếng anh là “Offences against regulations of law on accounting that lead to serious consequences”.
3. Những quy định liên quan đến tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng?
Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 221 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán;
đ) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm:
Mặt khách quan của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
Hành vi khách quan phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng này thể hiện qua việc người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây: cố tình giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc những người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán, cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài khoản liên quan đến đơn vị kế toán bị cố tình để ngoài sổ kể toán; cố ý làm hư hỏng tài liệu hoặc kế toán hủy bỏ trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán; hoặc lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Đây là tội có cấu thành vật chất được coi là đã hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế, hành vi cố tình giả mạo, làm sai tài liệu kế toán….được người phạm tội hoàn thành và đã gây thiệt hại đến tài sản nhà nước. Hậu quả của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng đó là Gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, đồng thời ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.
Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
Về dấu hiệu lỗi của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Về động cơ và mục đích của người phạm tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng: Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi. Động cơ và mục đích phạm tội là yếu tố phải có trong lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
Chủ thể của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Chủ thể của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng phải là phải là người chức vụ, quyền hạn liên quan đến lĩnh vực kế toán.
Khách thể của tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực kế toán.
Hình phạt đối với tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản:
Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán;
Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi trên, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng:
Vì vụ lợi;
Có tổ chức;
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp cấu thành tăng nặng trên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm.
Đối với hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.