Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định như thế nào trong "Bộ luật hình sự năm 2015" sửa đổi bổ sung năm 2012.
Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới
- Cơ sở pháp lý
Tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự như sau: “1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Phạm tội nhiều lần;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”
- Cấu thành tội phạm
Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thể hiện đó là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trái với các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
Thứ hai: Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, với mong muốn vận chuyển hàng hóa qua biên giới bằng cách trốn tránh hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng. Như vậy lỗi của người phạm tội là cố ý.
Thứ ba: Chủ thể của tội phạm
Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Thứ tư: Khách thể của tội phạm
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới xâm phạm đến các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Đối tượng của tội phạm này rất đa dạng, nhiểu chủng loại như: Tiền Việt Nam; ngoại tệ; kim khí quý; đá quý; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa; hàng cấm…
- Hình phạt
Tại Điều 154 Bộ luật hình sự quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung đó là:
– Khung 1: Phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm đối với những người thực hiện hành vi vận chuyển trong các trường hợp sau: “ a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này” ( khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự)
– Khung 2: Phạt tù từ hai năm đến năm năm khi thuộc những trường hợp sau: “ a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Phạm tội nhiều lần;
e) Tái phạm nguy hiểm”. ( khoản 2 Điều 154 Bộ luật hình sự)
– Khung ba: Phạt tù từ năm năm đến mười năm. Khung hình phạt này áp dụng cho phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn.
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.