Tội trốn tránh nhiệm vụ là gì? Tội trốn tránh nhiệm vụ tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội trốn tránh nhiệm vụ? Dấu hiệu pháp lý của tội trốn tránh nhiệm vụ? Hình phạt đối với tội trốn tránh nhiệm vụ?
Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. Nếu không có những quy định nghiêm ngặt trong quân ngũ thì hệ thống quân đội sẽ không được tổ chức và vận hành tốt được. Chính vì lẽ đó mà các chiến sĩ quân đội luôn ra sức rèn luyện để có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao, giữ vững nền an ninh nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những người chấp hành tốt thì lại có những chiến sĩ muốn trốn trách nhiệm vụ bằng việc sử dụng những thủ đoạn gian dối. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của bộ máy quân đội nhân dân và bị xử lý hình sự. Vậy tội trốn tránh nhiệm vụ là gì và được quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
–
1. Tội trốn tránh nhiệm vụ là gì?
Tội trốn tránh nhiệm vụ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam, nghĩa vụ và trách nhiệm của quân nhân bằng hành vi tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ.
2. Tội trốn tránh nhiệm vụ tiếng Anh là gì?
Tội trốn tránh nhiệm vụ trong tiếng Anh là “Breaches of duty”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về tội trốn tránh nhiệm vụ
Tội trốn tránh nhiệm vụ được quy định tại Điều 403 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Điều 403. Tội trốn tránh nhiệm vụ
1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Trong thời chiến;
d) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
đ) Trong tình trạng khẩn cấp;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm.”
4. Dấu hiệu pháp lý của tội trốn tránh nhiệm vụ
4.1. Khách thể của tội phạm
Tội trốn tránh thực hiện nhiệm vụ xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam, nghĩa vụ và trách nhiệm của quân nhân.
4.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi người phạm tội tự gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ. Thủ đoạn gian dối có thể là giả vờ ốm đau, bệnh tật, bịa đặt hoàn cảnh khó khăn,…
Để hiểu rõ hành vi khách quan của tội trốn tránh thực hiện nhiệm vụ, ta cùng phân tích vụ án sau:
Ngày 16/2/2017, Đ.V.L, sinh ngày 13/10/1993 tại Thái Bình; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai được Ban chỉ huy quân sự huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai bàn giao cho Trung đoàn 209, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 để thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau đó được biên chế vào Tiểu đội 1, Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 209, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Sáng ngày 17/2/2017, L được phân công nhiệm vụ nhận súng từ kho kỹ thuật của Sư đoàn về phục vụ công tác huấn luyện. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, khoảng 9 giờ 30 phút L ra ngồi phía trước khu vực nhà vệ sinh Tiểu đoàn 8 và nhìn thấy con dao để trên bệ giá súng, L liền nảy sinh ý định dùng con dao trên chặt đứt ngón tay để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nghĩ là làm, L đi lại giá súng cầm con dao đi vào nhà vệ sinh của Tiểu đoàn 8, khi vào trong nhà vệ sinh, L đặt ngón trỏ bàn tay phải lên thành bể nước, 4 ngón còn lại nắm chặt, lòng bàn tay hướng lên trên. L dùng tay trái cầm dao giơ lên cao khoảng 50 cm so với bàn tay phải, rồi chặt dứt khoát từ trên xuống vào đốt thứ 2 ngón trỏ bàn tay phải của mình làm ngón tay trỏ đứt văng ra rơi vào máng đi tiểu, sau đó L đặt dao vào máng đi tiểu rồi dùng bàn tay trái nắm chặt ngón tay bị thương, dùng các ngón tay còn lại của bàn tay phải cầm con dao đi lại đặt lên thành bể nước, rồi quay lại cúi người xuống dùng các ngón tay còn lại của bàn tay phải nhặt phần ngón tay trỏ vừa bị chặt vứt ra phía sau vườn tăng gia của Trung đoàn. Sau khi chặt xong, do máu chảy nhiều, L đi ra báo với các đồng chí khác trong đơn vị và được đưa đi cứu chữa.
Tại bản Kết luận giám định Pháp y số: 02TT /17 ngày 03/3/2017 của Khoa giải phẫu bệnh pháp y Bệnh viện quân y 175, Bộ Quốc phòng (bút lục 26 hồ sơ) kết luận: Tổn thương cơ thể do thương tích gây nên đối với Đ.V.L là cụt đốt 2, 3 ngón thứ 2 (ngón trỏ) bàn tay phải, tỷ lệ thương tật là 8%.
Có thể thấy, trong vụ án trên, L đã có hành vi dùng con dao trên chặt đứt ngón tay (tự gây thương tích cho bản thân) để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nên đã cấu thành tội trốn tránh thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật hình sự.
4.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, tội phạm này có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.
Theo đó, chủ thể đặc biệt bao gồm những người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện. Người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ gọi tập trung huấn luận có thể kể đến như:
– Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự:
+ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
+ Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
– Thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); quyết định gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai; quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 của
+ Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện.
+ Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; chỉ đạo tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.
+ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi nhập ngũ, gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày.
5. Hình phạt đối với tội trốn tránh nhiệm vụ
Khung hình phạt tại khoản 1
Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung hình phạt tại khoản 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Là chỉ huy hoặc sĩ quan:
Phạm tội thuộc trường hợp người phạm tội là chỉ huy là trường hợp phạm tội mà người phạm tội là cán bộ quân đội có chức vụ từ trung đội trưởng và tương đương trở lên, được giao phụ trách cơ quan, đơn vị thuộc quyền, có những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thuộc cơ quan, đơn vị đó.
Phạm tội thuộc trường hợp người phạm tội là sĩ quan là trường hợp phạm tội mà người phạm tội là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp uý, cấp tá, cấp tướng và tương đương. Sĩ quan bao gồm sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
– Lôi kéo người khác phạm tội: Lôi kéo người khác phạm tội là kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác phạm tội cùng với mình.
– Trong thời chiến;
– Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn:
Thực hiện nhiệm vụ cứu hộ là thực hiện nhiệm vụ cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn.
Thực hiện nhiệm vụ cứu nạn là thực hiện nhiệm vụ cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn.
– Trong tình trạng khẩn cấp: Phạm tội trong tình trạng khẩn cấp là phạm tội trong tình trạng đất nước có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
– Gây hậu quả nghiêm trọng.
Khung hình phạt tại khoản 3
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt từ từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thể là gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tính mạng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản, về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc gây thiệt hại rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đến những lợi ích phi vật chất khác.