Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Tài chính ngân hàng
    • Kế toán Kiểm toán
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Hình sự » Tội trốn thuế đi tù bao lâu? Cấu thành tội phạm tội trốn thuế?

Luật Hình sự

Tội trốn thuế đi tù bao lâu? Cấu thành tội phạm tội trốn thuế?

  • 12/06/202212/06/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    12/06/2022
    Luật Hình sự
    0

    Tội trốn thuế theo điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015? Cấu thành tội phạm tội trốn thuế? Tội trốn thuế mức phạt tù bao nhiêu? Các hành vi được được coi là trốn thuế. Trốn bao nhiêu tiền thuế thì bị đi tù?

    Thuế là một khoản tiền mà cá nhân và tổ chức bắt buộc phải nộp khi phát sinh tài sản phải đóng thuế. Hiện nay, có các loại thuế mà cá nhân, tổ chức phải nộp: Thuế môn bài; Thuế Giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân…. Hiện nay, mọi người đều tìm cách lách luật để mình không phải đóng các khoản thuế này.

    Toi-tron-thue-theo-quy-dinh-cua-luat-hinh-su

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

    Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 và Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về Tội trốn thuế như sau:

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Điều kiện cấu thành tội trốn thuế:
    • 2 2. Mức phạt khi người phạm tội vi phạm tội trốn thuế:
    • 3 3. Tội trốn thuế chịu án phạt tù bao nhiêu năm?

    1. Điều kiện cấu thành tội trốn thuế:

    Về mặt chủ thuể: Đối với cá nhân thì người từ đủ mười sáu tuổi trở lên đều bị truy cứu trách nhiệm khi có hành vi vi phạm về tội trốn thuế. Pháp nhân chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được nhà nước công nhận là phap nhân thương mại

    Về mặt khách quan: Người phạm tội đang và đã xâm phạm chính sách pháp luật của Nhà nước về thuế, về tội này cần có hành vi  như: không thực hiện đăng ký hoặc kê khai  hoặc cố tình không đóng đầy đủ nộp thuế hoặc lập hô sơ chứng từ giả. Mục đích chủ yếu của tội trốn thuế là mong muốn không phải đóng thuế hoặc nộp khoản thuế ít hơn so với thực tế.

    Mặt chủ quan của tội phạm : Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý 

    2. Mức phạt khi người phạm tội vi phạm tội trốn thuế:

    – Người phạm tội có hành vi vi phạm nhằm mục đích trốn thuế với giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc những người đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế với giá trị dưới một trăm triệu đồng hoặc đã từng chấp hành bản án được Tòa án tuyên về tội này hoặc đã bị xử lý về một trong những tội phạm sau: tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; tội đầu cơ; Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy;Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy,chất độc người phạm tội chưa được xóa án tích và nay vẫn còn tái diễn vi phạm,  thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Đối với  pháp nhân thương mại vi phạm thì bị phạt tiền từ ba trăm triệu đồng đến một tỷ đồng: những trường hợp có hành vi sau:

    + Người phạm tội có hành vi không nộp hồ sơ đăng ký hoặc kê khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo quy định pháp luật.

    + Người phạm tội cố tình không thực hiện ghi chép lại các khoản phải đóng vào trong sổ kể toán

    Xem thêm: Công ty, doanh nghiệp trốn thuế ai là người phải chịu trách nhiệm?

    +Khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, người phạm tội cố tình không xuất hóa đơn hoặc ghi giá trị khoản tiền trên hóa đơn không đúng với thực tế mà người có nghĩa vụ phải thanh toán.

    + Người phạm tội sử dụng các tài liệu hoặc chứng từ không hợp pháp nhằm mục đích xác định sai khoản tiền mà người nộp thuế phải nghĩa vụ nộp hoặc khoản tiền được hoàn thuế.

    + Người phạm tội hạch toán sai từ việc sử dụng hóa đơn hoặc chứng từ giả hoặc không hợp pháp nhằm mục đích miễn hoặc giảm hoặc tăng số tiền thuế  để được khấu trừ thuế hoặc nhận được khoản tiền từ việc hoàn thuế.

    + Người phạm tội cố tình khai sai hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập vào so với thực tế và cố tình không thực hiện kê khai bổ sung

    + Người phạm tội cố tình không thực hiện hành vi kê khai hoặc kê khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    + Thực hiện hành vi câu kết với người gửi hàng  để nhằm mục đích nhập khẩu sai giá trị hàng hóa.

    + Người phạm tội sử dụng không đúng mục đích theo pháp luật đối với các mặt hàng hóa đang nằm trong  đối tượng không chịu thuế hoặc miễn thuế hoặc xét miễn thuế. Sau đó không có ý định chỉ đạo làm thủ tục khai báo lại việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan Nhà nước.

    – Áp dụng mức phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đồng đến một tỷ năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm. Đối với  pháp nhân thương mại vi phạm thì bị phạt tiền từ một tỷ đồng đến ba tỷ đồng, người phạm tội có hành vi vi phạm sau:

    Xem thêm: Các mức xử phạt hành chính trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế

    + Phạm tội có tổ chức, tức là có sự tham gia của các thành viên là người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    + Thu lợi nhuận bất chính từ việc trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

    + Người phạm tội lợi dụng có chức vụ hoặc quyền hạn để phạm tội.

    + Người phạm tội  lợi dụng và lấy danh nghĩa cơ quan, tổ chức Nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội.

    + Người phạm tội đã thực hiện hành vi vi phạm về tội này từ hai lần trở lên;

    + Người phạm tội có hành vi tái phạm nguy hiểm, tức là người phạm tội đã bị kết án bằng Bản án mà chưa được xóa án tích mà lại có hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm do lỗi cố ý.

    – Áp dụng mức phạt tiền từ một tỷ năm trăm triệu đồng hoặc thì bị phạt tiền từ một tỷ năm trăm triệu đồng đến bốn tỷ năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Đối với  pháp nhân thương mại vi phạm thì bị phạt tiền từ ba tỷ đồng đến mười tỷ đồng, hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm:

    – Hình phạt bổ sung với người phạm tội trốn thuế sau: phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng; đối với người đang giữ chức vụ tại Cơ quan thì bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc tịch thu  phần tài sản.

    Xem thêm: Tránh thuế là gì? Phân biệt giữa tránh thuế và trốn thuế?

    Hình phạt bổ sung với Pháp nhân thương mại vi phạm về tội này là: phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng; một số lĩnh vực nhất định sẽ bị cơ quan nhà nước cấm kinh doanh hoặc hoạt động trong một thời gian từ một năm đến ba năm.

    3. Tội trốn thuế chịu án phạt tù bao nhiêu năm?

    Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 của Bộ luật hình sự năm 2015 với nội dung được quy định cụ thể như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

    b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

    c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

    d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

    đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

    Xem thêm: Hiện tượng gian lận thuế VAT

    e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;

    g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

    h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;

    i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    Xem thêm: Xử lý hóa đơn sử dụng trước khi thông báo phát hành

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    Xem thêm: Trốn thuế là gì? Mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế?

    d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

    Quy định 3 khung hình phạt:

    – Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    – Khung 2: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

    – Khung 3:  Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    – Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

    Xem thêm: Mẫu biên bản tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế mới nhất

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Luật Hình sự
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.246 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Hành vi trốn thuế

    Trốn thuế


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Thế nào là hành vi trốn thuế? Mức phạt với hành vi trốn thuế?

    Hành vi trốn thuế (the act of tax evasion) là gì? Hành vi trốn thuế tên tiếng Anh là gì? Mức phạt với hành vi trốn thuế?

    Biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế khi có dấu hiệu trốn thuế

    Tại sao cần áp dụng các biện pháp cần thiết khi có dấu hiệu trốn thuế trong thanh tra thuế? Biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế khi có dấu hiệu trốn thuế?

    Kẽ hở của thuế là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của kẻ hở của thuế

    Kẽ hở của thuế là gì ? Đặc điểm của kẽ hở của thuế ? Cách thức hoạt động của kẽ hở của thuế ?

    Công văn về việc xác định thời hạn xử lý hành vi khai man, trốn thuế

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn về việc xác định thời hạn xử lý hành vi khai man, trốn thuế

    Công văn số 1342/BCĐ-127 ngày 29/03/2004 của Ban chỉ đạo 127-TW về việc kiểm tra xử lý gian lận trốn thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh mặt hàng lúa gạo

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1342/BCĐ-127 ngày 29/03/2004 của Ban chỉ đạo 127-TW về việc kiểm tra xử lý gian lận trốn thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh mặt hàng lúa gạo

    Công văn số 3818/TC-CST về việc thời hiệu truy thu, hoàn trả thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hành vi trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế do Bộ Tài chính ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3818/TC-CST về việc thời hiệu truy thu, hoàn trả thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hành vi trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế do Bộ Tài chính ban hành

    Công văn số 1694/TCT-TTr của Tổng Cục thuế về việc xin ý kiến xác định số lần trốn thuế

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1694/TCT-TTr của Tổng Cục thuế về việc xin ý kiến xác định số lần trốn thuế

    Công văn số 4393/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc xác định dấu hiệu trốn thuế trên lĩnh vực kinh doanh nhà, đất dự án

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 4393/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc xác định dấu hiệu trốn thuế trên lĩnh vực kinh doanh nhà, đất dự án

    Thủ thuật Big Bath trong kế toán là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của thủ thuật Big Bath?

    Thủ thuật Big Bath trong kế toán là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của thủ thuật Big Bath?

    Công văn 2410/TCT-CS năm 2013 xử phạt trốn thuế, gian lận thuế về tiền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 2410/TCT-CS năm 2013 xử phạt trốn thuế, gian lận thuế về tiền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Chiến tranh nhân dân là gì? Thế trận chiến tranh nhân dân?

    Chiến tranh nhân dân là gì? Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân? Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân?

    Sản xuất giống cây trồng là gì? Mục đích và quy trình sản xuất?

    Sản xuất giống cây trồng là gì? Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng? Quy trình sản xuất giống cây trồng?

    Phân bón là gì? Điều kiện, thủ tục công nhận phân bón lưu hành?

    Phân bón là gì? Điều kiện công nhận phân bón lưu hành? Thủ tục công nhận phân bón lưu hành?

    Canh tác hữu cơ là gì? Tìm hiểu về kỹ thuật canh tác hữu cơ?

    Canh tác hữu cơ là gì? Như thế nào được gọi là canh tác hữu cơ? Tìm hiểu về kỹ thuật phương pháp canh tác hữu cơ?

    Vùng sản xuất tập trung là gì? Một số vùng sản xuất tập trung?

    Vùng sản xuất tập trung là gì? Chính sách phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung? Một số vùng sản xuất tập trung?

    Canh tác là gì? Một số mô hình canh tác nông nghiệp điển hình?

    Canh tác là gì? Một số mô hình canh tác nông nghiệp điển hình: Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học; mô hình tôm - lúa; Mô hình 1 phải 6 giảm đối với sản xuất lúa.

    Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn (77-DS:)

    Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là gì? Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn? Hướng dân soạn thảo mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn? Một số quy định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn?

    Công bố mỹ phẩm là gì? Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước?

    Công bố mỹ phẩm là gì? Hồ sơ cần chuẩn bị và trình tự thủ tục tiến hành công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước?

    Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán chi tiết nhất

    Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán là gì? Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán? Một số quy định về thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán?

    Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án (30-DS) và hướng dẫn chi tiết nhất

    Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án là gì? Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án? Một số quy định về việc thụ lý vụ án?

    Mẫu quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao (89-DS)

    Mẫu quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là gì? Mẫu quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định? Một số quy định kháng nghị Giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao?

    Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) (81-DS)

    Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm) là gì? Mẫu quyết định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường (tại Tòa án cấp phúc thẩm)? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định? Một số quy định chuyển vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường?

    Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng mới nhất

    Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng là gì? Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng để làm gì? Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng? Hướng dẫn cách soạn và những lưu ý khi soạn mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng? Tác dụng của mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng? Các khoản thu, chi của doanh nghiệp?

    Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) (45-DS)

    Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) là gì? Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán)? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán)? Một số quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán)?

    Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Số vốn điều lệ tối thiểu?

    Tìm hiểu về vốn? Số vốn tối thiểu để thành lập công ty? Những loại vốn thành lập công ty?

    Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?

    Câu cảm thán là gì? Phân loại câu cảm thán? Cách sử dụng câu cảm thán? Đặc điểm của câu cảm thán? Chức năng của câu cảm thán? Ví dụ minh họa của câu cảm thán? cách sử dụng câu cảm thán?

    Phạm vi bí mật nhà nước là gì? Phân loại bí mật nhà nước?

    Phạm vi bí mật nhà nước là gì? Phân loại bí mật nhà nước? Quy định về bí mật Nhà nước theo Luật bảo vệ bí mật Nhà nước?

    Phong cách thiết kế nội thất Avant Garde là gì? Nguồn gốc?

    Phong cách Avant Garde là gì? Đặc điểm của phong cách nội thất Avant Garde? Tính phổ biến của phong cách Avant Garde? Lưu ý khi thiết kế nội thất phong cách Avant Garde?

    Công bằng xã hội là gì? Ý nghĩa và ví dụ về công bằng xã hội?

    Công bằng xã hội  là gì? Ý nghĩa của công bằng xã hội? Phương pháp công bằng xã hội? Ví dụ về công bằng xã hội?

    Cách mạng tư sản là gì? Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu?

    Cách mạng tư sản là gì? Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản? Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên thế giới? Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản? Ý nghĩa của cách mạng tư sản?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá