Khái niệm tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân? Dấu hiệu pháp lý của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân? Hình phạt đối với tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân?
Kế thừa quy định của
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Khái niệm tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi rời bỏ đất nước một cách bất hợp pháp hoặc ra đi hợp pháp nhưng ở lại nước ngoài một cách bất hợp pháp nhằm chống chính quyền nhân dân. Tội danh này được quy định tại Điều 91 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
2. Người tổ chức, người cưỡng ép, người xúi giục thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
Hiện nay trong xã hội dưới sự nghiêm minh của pháp luật thì tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân cũng rất ít xuất hiện. Tuy nhiên pháp luật vẫn có quy định cụ thể để răn đe và nâng tầm hiểu biết cho nhân dân, để không vi phạm hay bị lôi kéo thực hiện các hành vi phạm tội này.
2. Dấu hiệu pháp lý tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
2.1. Khách thể của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật thì có thể thấy rằng khách thể của tội trốn đi nước ngoài hay tội ở lại nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân xâm phạm đến an ninh đối nội và xâm phạm về đối ngoại của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó co thể thấy căn cứ vào các các dấu hiệu của tội phạm có thể thấy cả hai tội trên đều nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân. Chính quyền là bộ máy điều hành và chịu trách nhiệm quản lí công việc của nhà nước. Một đất nước muốn phát triển ổn định, cần một chính quyền vững mạnh. Hai tội phạm nêu trên đều có khách thể chung là an ninh đối ngoại, an ninh đối nội và sự ổn định, vững mạnh của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.2. Mặt khách quan của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
Mặt khách quan của tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân được thể hiện cụ thể ở việc người phạm tội đã ra đi bất hợp pháp và người đó thực hiện các hành vi bằng các thủ đoạn như dùng giấy tờ giả mạo để đánh lừa các cơ quan có thẩm quyền, lén lút chốn đi, dùng vũ lực hoặc đe dọa người có trách nhiệm kiểm soát để ra đi…Ví dụ: đang xuất trình giấy tờ giả mạo để ra đi thì bị phát hiện và bắt giữ, đang dùng vũ lực tấn công nhân viên có thẩm quyền để chốn đi thì bị bắt…
Như vậy, đối với tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân theo quy định thì tội này nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân khi đó tội phạm này sẽ được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi theo quy định mà pháp luật ban hành dù chưa vượt qua biên giới quốc gia. Ví dụ cụ thể như người đang xuất trình giấy tờ giả mạo để trốn đi nước ngoài thì bị phát hiện và bắt giữ hoặc đang dùng vũ lực tấn công nhân viên có thẩm quyền để trốn đi nước ngoài thì bị bắt giữ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ta theo quy định của pháp luật thì tội trốn ở lại nước ngoài là hành vi của người phạm tội đi ra nước ngoài một cách hợp pháp nhưng đã trốn không về nước hoặc sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà không trở về nước theo quy định. Theo đó mà người phạm tội có thể ở ngay nước mà họ đến học tập, lao động, công tác hoặc trốn sang nước khác. Người phạm tội đi ra nước ngoài một các hợp pháp phải có đủ điều kiện xuất cảnh theo Điều 33 Luật xuất nhập cảnh số: 49/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 của công dân Việt Nam quy định cụ thể đó là:
Tại Điều 33. Điều kiện xuất cảnh Luật xuất nhập cảnh 2019 quy định”
1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.”
Như vậy, dựa trên những nội dung đã phân tích về mặt khách quan của tội trốn đi nước ngoài với mục đích chống chính quyền nhân dân đối với tội này thì tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm phải về nước mà từ chối về nước hoặc đã trốn ở lại nước ngoài.
2.3. Mặt chủ quan của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
Mặt chủ quan của tội phạm: hai tội nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này. Người phạm tội nhận thức rõ việc trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại cho an ninh đối nội và an ninh đối ngoại của Nhà nước và mục đích của việc trốn đi là chống lại chính quyền nhân dân, xâm hại đến sự ổn định, vững mạnh của Bộ máy Nhà nước nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Các trường hợp người nào đó trốn ra nước ngoài, hay người đó thực hiện hành vi phạm tội khác trốn ở lại nước ngoài trái phép nhưng họ không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân mà chỉ để sum họp gia đình hoặc vì mục đích kinh tế,…thì không coi là phạm tội này mà sẽ cấu thành các tội phạm khác quy định ở Điều 347 Bộ luật hình sự – Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép.
2.4. Chủ thể của tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
– Chủ thể của tội phạm: Chỉ có thể là công dân Việt Nam, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định cụ thể như sau:
Chủ thể của tội trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân theo quy định thì người đó là người Việt Nam và người đó là công dân Việt Nam vì người nước ngoài hay người không quốc tịch không cần trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài, việc họ đến Việt Nam thực chất đã thực hiện hành vi đi sang nước ngoài.
Đối với tội này thì người thực hiện có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Nếu một người thực hiện hành vi giống với hành vi được miêu tả trong mặt khách quan của tội này nhưng không có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (thiếu một trong hai yếu tố trên) hoặc không có năng lực trách nhiệm hình sự thì được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự.
Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 12 Bộ luật hình sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối mọi loại tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Khoản 2 Điều 12 quy định các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên tội phạm quy định tại tại Điều 121 không nằm trong số tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 12. Vì lý do này mà độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là người đủ từ đủ 16 tuổi.
3. Hình phạt đối với tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
– Trong trường hợp thông thường thì phạt tù từ 3 đến 12 năm.
– Những người tổ chức cưỡng ép, người xúi giục thì bị phạt từ 5 đến 15 năm.
– Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Theo đó, đầu tiên như chúng tôi đã nêu ở quy đinh như trên thì đối với các khung hình phạt cơ bản phạt tù từ 03 năm đến 12 năm đối với người nào có một trong những hành vi được miêu tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mức cao nhất của khung hình phạt này là 12 năm tù. Theo Điều 09 Bộ luật hình sự tội rất nghiêm trọng có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm. Do đó, đây là tội phạm rất nghiêm trọng.
Tiếp theo, áp dụng khung hình phạt tăng nặng phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự. Mức hình phạt cao nhất của khung này là 20 năm tù giam. Điều 9 Bộ luật hình sự, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Đối chiếu với quy định tại Điều 9, trường hợp phạm tội theo Khoản 2 Điều 120 thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, khung hình phạt áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.