Hiện nay, có khá nhiều vụ việc xảy ra trong xã hội liên quan đến việc sử dụng những hình ảnh nhạy cảm của người khác để thực hiện hành vi đe doạ tống tiền. Vậy tội tống tiền là gì? Hành vi đe doạ tống tiền bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tội tống tiền là gì?
Trước hết, pháp luật hiện hành của nước ta không định nghĩa về hành vi tống tiền là gì. Thực tế, tống tiền được hiểu chính là hành vi đe dọa, dọa nạt, uy hiếp hoặc bằng bất kỳ một hình thức, thủ đoạn nào khác nhằm để yêu cầu hay buộc người khác phải đưa tiền hoặc tài sản có giá trị khác cho mình. Người thực hiện hành vi tống tiền có thể là cá nhân hoặc cũng có thể là tổ chức.
Thủ đoạn thường dùng của người thực hiện hành vi tống tiền đó có thể là:
– Đe dọa gửi, đăng những video, clip có liên quan đến người bị đe dọa lên các trang mạng xã hội hoặc tới những đơn vị, cá nhân có ảnh hưởng tới chính người bị đe dọa (ví dụ gia đình, nơi làm việc của họ…);
– Đe dọa, uy hiếp sẽ sử dụng vũ lực (có thể là có vũ khí hoặc không có vũ khí) để tấn công người bị đe dọa gây đến phương hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của chính người bị đe dọa nếu như không chuyển giao tiền hoặc tài sản khác cho người đe dọa;
– Đe dọa gửi những thông tin bí mật, các bí quyết kinh doanh hay các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến người bị tống tiền đến các địa điểm nhằm gây bất lợi hoặc gây thiệt hại cho họ;
– Đe dọa, uy hiếp về tinh thần người khác nếu không sẽ thực hiện các việc gây thiệt hại về tài sản như là hủy hoại tài sản, hoặc tố giác các hành vi vi phạm pháp luật/các hành vi vi phạm đạo đức, loan tin về đời tư hoặc làm lộ thông tin về công việc…của người bị đe dọa.
Cũng cần lưu ý rằng : Bên cạnh hành vi chiếm đoạt tiền, thì người tống tiền còn có thể yêu cầu những lợi ích vật chất, tài sản khác từ người bị đe dọa.
Hiện nay, việc đe dọa tống tiền có thể sẽ xuất phát từ một số nguyên nhân như:
– Có sự xung đột về lợi ích;
– Có sự mâu thuẫn với nhau;
– Xuất phát từ mong muốn chiếm đoạt tiền hoặc các tài sản của người khác (chiếm đoạt tài sản);
Như vậy, tống tiền có được hiểu đơn giản chính là hành vi đe dọa, uy hiếp về tinh thần để cho người bị đe dọa tin rằng họ sẽ nguy hại đến tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình. Từ đó, người đe dọa có thể yêu cầu người bị đe dọa phải nộp tiền, chuyển những lợi ích vật chất tương đương như tiền hoặc những tài sản khác cho người đe dọa. Tội tống tiền cũng được hiểu là tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170
2. Hành vi đe dọa tống tiền bị xử lý thế nào?
Như đã phân tích ở trên, tội tống tiền chính là tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Khi một người hoặc một tổ chức có hành vi đe doạ tống tiền sẽ bị xử lý như sau:
2.1. Các yếu tố cấu thành tội đe doạ tống tiền (cưỡng đoạt tài sản):
Có bốn yếu tố cấu thành tội tống tiền đó là: về chủ thể, về mặt khách quan, về mặt chủ quan và cuối cùng là yếu tố lỗi. Cụ thể các yếu tố cấu thành tội đe doạ tống tiền (cưỡng đoạt tài sản) bao gồm có:
– Về chủ thể:
Chủ thể ở tội này có thể là bất kỳ một người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (được xác định dựa vào độ tuổi và mức độ nhận biết của một cá nhân khi mà thực hiện tội phạm. Khi một người đã đủ 18 tuổi theo quy định thì tội phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm hình sự theo như đúng quy định của pháp luật); có đầy đủ nhận thức về hành vi của mình là gây ra nguy hiểm cho xã hội và có khả năng điều khiển hành của mình.
– Về mặt khách quan:
Người phạm tội có hành vi đe dọa sử dụng vũ lực đối với một hoặc nhiều người khác; sẽ đánh đập, dọa đánh. Đây là một hành vi đe dọa nhằm để khống chế người bị hại đưa tài sản chứ không dùng vũ lực trực tiếp.
Bên cạnh hành vi đe dọa dùng vũ lực, thì người phạm tội có thể có những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người bị hại
– Về mặt chủ quan:
+ Mục đích là để chiếm đoạt tài sản của người khác;
+ Động cơ là hành vi đe dọa đánh đập người khác để chiếm đoạt tài sản.
– Về yếu tố lỗi:
+ Lỗi để cấu thành tội tống tiền đó là lỗi cố ý;
+ Có nghĩa là người phạm tội của tội phạm này có thể lường trước được hậu quả xảy ra đối với chính hành vi đe dọa đánh đập của mình, rõ ràng biết đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi của mình nhằm để chiếm đoạt tài sản của người khác.
2.2. Hình phạt:
Căn cứ Điều 170 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản, thì người nào mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội này thì sẽ bị xử phạt như sau:
Một là, đối với trường hợp chủ thể đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc người này có thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người khác nhằm để chiếm đoạt tài sản, thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù.
Hai là, người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
– Người phạm tội có tổ chức;
– Người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
– Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đối với người mà có độ tuổi dưới 16 tuổi, với phụ nữ mà biết là người đó có thai hoặc người già yếu hay người không có khả năng tự vệ;
– Người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác mà tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Hành vi phạm tội của người phạm tội mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn của xã hội;
– Người phạm tội tái phạm nguy hiểm.
Ba là, người phạm tội phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Người phạm tội lợi dụng các tình hình thiên tai, dịch bệnh để tiến hành các vi phạm tội;
Bốn là, người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
– Người phạm tội thực hiện chiếm đoạt tài sản của người khác mà có trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
– Người phạm tội lợi dụng về hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực hiện tiến hành hành vi phạm tội.
Năm là, người phạm tội sẽ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản cho hành vi phạm tội của mình.
3. Các bước cần xử lý khi bị đe dọa tống tiền:
Khi một người bị những cá nhân hay tổ một tổ chức nào đó đe dọa tống tiền thì trước nhất hãy nên bình tĩnh, sau đó thực hiện lần lượt các bước sau:
Bước 1: Xác định cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, cụ thể là những cơ quan sau:
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có chức năng tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Cơ quan, tổ chức khác có chức năng tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Bước 2: chuẩn bị hồ sơ tố cáo bao gồm:
+ Đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an cấp quận, huyện;
+ Các bằng chứng, chứng cứ chứng kèm theo, ví dụ như: bản ghi âm cuộc gọi, hình ảnh đã chụp lại cuộc đối thoại với người đe dọa,….
Bước 3: Lựa chọn hình thức tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị người khác đe doạ tống tiền có thể thực hiện tố giác, báo tin về tội phạm bằng một trong các hình thức sau:
– Bằng miệng (trực tiếp đến cơ quan công an để trình báo hoặc tố giác hoặc báo tin qua điện thoại tới cơ quan chức năng có thẩm quyền);
– Bằng văn bản (gửi trực tiếp đơn hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan chức năng có thẩm quyền).
Bước 4: Theo dõi kết quả giải quyết đơn tố cáo, tố giác, tin báo của mình về tội phạm.
– Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày gửi đơn, gửi tin tố giác, báo tin về tội phạm mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đơn, gửi tin có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đơn tố giác, tin báo về tội phạm.
– Khi hết thời gian giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 của
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.