Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì? Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại trong Tiếng anh là gì? Dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại?
Mang thai hộ là chế định được Luật Hôn nhân gia đình quy định với mục đích nhân đạo, nhân văn dành cho các chủ thể đáp ứng đủ các Điều kiện. Tuy nhiên, mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi pháp luật cấm và hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được xem là tội phạm theo quy định của Bộ luât hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
1. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì?
Mang thại hộ là chế định mới được quy định trong
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi sắp sếp, lôi kéo, thiết lập, tổ chức nhiều người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là tội mới được quy định trong Bộ luật hình sự, nhằm chống lại các hành vi lợi dụng sự cho phép của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.) để thực hiện vì mục đích thương mại.
Điều 187
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại trong Tiếng anh là gì?
Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại trong Tiếng anh là “Surrogacy for commercial purposes”.
3. Dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại?
Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan được quy định theo Điều 187 là hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ được hiểu là hành vi sắp xếp, Điều hành hoạt động mang thai hộ vì mục đích thương mại như từ tìm người phụ nữ có thể man thai cho người khác bằng việc áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản, kết nối họ với người cần được mang thai hộ, tiến hành các công việc để việc mang thai hộ được thực hiện ở cơ sở y tế,.. để đem lại cho mình lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Cố ý đối với việc mang thai hộ cũng như cố ý đối với mục đích hưởng lợi của người phụ nữ mang thai hộ.
Dấu hiệu về chủ thể: là chủ thể bình thường, đủ tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Dấu hiệu về mặt khách quan: Xâm phạm đến đối tượng được bảo vệ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Hình phạt: Điều 187 quy định khung hình phạt như sau:
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng: bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, khi có các dấu hiệu định khung tăng nặng:
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Khung hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Mang thai hộ vì mục đích thương mại còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể theo Khoản 1 Điều 60
Thực tế cho thấy, việc phát hiện, Điều tra, truy tố, xét xử về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là rất ít,.
Vụ việc thứ nhất: ngày 30/9/2019 là lần đầu tiên Tòa án nhân dân Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, cụ thể như sau:
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” theo quy định tại Điều 187, khoản 2, Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với 5 bị cáo: Cai GuoLin (sinh năm 1982, quốc tịch Trung Quốc, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc); Cai GuoFang (sinh năm 1965, quốc tịch Trung Quốc, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc); Triệu Thị Hằng (sinh năm 1978, trú tại xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa); Hoàng Thị Thu Trang (sinh năm 1992, trú tại xã Nhân La, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên); Nguyễn Thị Ngọc (sinh năm 2000, trú tại xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
Đầu tháng 9/2018, GuoYong giao nhiệm vụ cho Cai GuoLin và Cai GuoFang sang Việt Nam tìm người mang thai hộ, thông qua giới thiệu của bác sỹ Apo (người Trung Quốc, hiện chưa xác định được nhân thân, lai lịch), GuoYong đã chỉ đạo Cai GuoLin đến phòng khám Thiên Hòa (tại số 73, phố Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để gặp Hoàng Thị Thu Trang là y tá kiêm phiên dịch của phòng khám.
Trang đồng ý và cùng Cai GuoLin gặp Triệu Thị Hằng. Hằng đã giới thiệu Ninh Thị Thơm (sinh năm 1988, ở quận Long Biên, Hà Nội), Đầu tháng 11/2018, Hằng tiếp tục giới thiệu cho Trang thêm Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thùy Dương, Lê Thị Huệ, Hoàng Khánh Ly, Trần Thị Nhung, Hà Thị Quyên và 1 người phụ nữ tên Linh (chưa rõ nhân thân lai lịch) đến Campuchia mang thai hộ. Ngày 11/12/2018, GuoLin cùng Trang, Hằng, Ngọc và các chị Nguyễn Thùy Dương, Lê Thị Huệ, Hoàng Khánh Ly, Trần Thị Nhung, Hà Thị Quyên đi bằng đường hàng không vào Thành phố Hồ Chí Minh và ở tại khách sạn Kiều Hương, trên đường Bà Huyện Thanh Quan (phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) chờ đi Campuchia cấy phôi vào ngày 14/12/2018.
Với hành vi phạm tội nêu trên, Toà án cấp sơ thẩm thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Cai GuoLin 36 tháng tù và nộp phạt 30 triệu đồng; Cai GuoFang 30 tháng tù và nộp phạt 30 triệu đồng; Triệu Thị Hằng và Hoàng Thị Thu Trang cùng bị phạt 20 tháng tù và nộp phạt 20 triệu đồng; Nguyễn Thị Ngọc bị phạt 15 tháng tù và nộp phạt 10 triệu đồng cùng về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo nhận xét cá nhân, đây là mức phạt thích đáng đối với các đối tượng phạm tội.
Vụ việc thứ hai:
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, Liễu có nhiệm vụ tìm người mang thai hộ còn Quang đến các bệnh việc trên địa bàn thành phố Hà Nội để làm quen với những người có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Sau khi Liễu tìm được người, Quang trực tiếp thỏa thuận chi phí với họ từ 400 đến 550 triệu đồng tùy từng trường hợp. Nếu mang thai đôi, người nhờ mang thai hộ phải trả thêm từ 30 đến 50 triệu đồng, và phải thanh toán trước một khoản tiền. Quá trình kết hợp “làm ăn” với Quang, Liễu không làm một mình mà còn rủ Phạm Thiên Thuấn (chồng Liễu) cùng tham gia. Để tuyển chọn được những người phụ nữ nhận mang thai hộ, Liễu đăng tải thông tin tìm kiếm lên mạng xã hội Facebook rồi trực tiếp tuyển chọn với giá từ 200 đến 220 triệu đồng, đồng thời nuôi họ ăn, ở miễn phí. Liễu thuê Nguyễn Thị Lý (SN 1996, quê Thanh Hóa) và Nguyễn Thị Hậu (SN 1985, quê Vĩnh Phúc) làm phục vụ cơm nước, chăm sóc người mang thai. Từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2019, Huy, Liễu và Thuấn đã tổ chức 5 vụ mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tại phiên tòa, HĐXX tuyên phạt bị cáo Quang 24 tháng, bị cáo Liễu 15 tháng tù và bị cáo Thuấn 15 tháng tù (án treo) cùng về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”.
Như vậy, có thể thấy rằng, lợi ích kinh tế, vật chất từ hoạt động tổ chức mang thai hộ mang lại khiến cho các đối tượng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn để phạm phải tội này, gây khó khăn trong quá trình Điều tra, truy tố, xét xử cũng như gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ mang thai hộ.