Skip to content

Trụ sở chính: Phòng 2501, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Home

  • Trang chủ
  • Về Chúng Tôi
    • Hoạt động nội bộ
    • Thông tin tuyển dụng
    • Đối tác – khách hàng
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật tài chính
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai – nhà ở
    • Hỏi đáp pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật thuế
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Dịch vụ luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Bài tập Luật
    • Bài tập cá nhân
    • Bài tập lớn học kỳ
    • Bài tập nhóm tháng
  • Biểu mẫu
  • Blog Luật sư
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Bài tập cá nhân
  • Bài tập lớn học kỳ
  • Bài tập Luật
  • Bài tập nhóm tháng
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ Luật sư
  • Hoạt động nội bộ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Hỏi đáp pháp luật dân sự
  • Hỏi đáp pháp luật đất đai - nhà ở
  • Hỏi đáp pháp luật hình sự
  • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
  • Hỏi đáp pháp luật lao động
  • Thông tin tuyển dụng
  • Tin tức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
  • Tư vấn pháp luật dân sự
  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật đất đai - nhà ở
  • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Tư vấn pháp luật đầu tư
  • Tư vấn pháp luật giao thông
  • Tư vấn pháp luật hành chính
  • Tư vấn pháp luật hình sự
  • Tư vấn pháp luật hôn nhân
  • Tư vấn pháp luật lao động
  • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
  • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn pháp luật tài chính
  • Tư vấn pháp luật thừa kế
  • Tư vấn pháp luật thuế
  • Tư vấn pháp luật thương mại
  • Tư vấn pháp luật xây dựng
  • Văn bản pháp luật

Tư vấn pháp luật hình sự

Ngày đăng: 08/01/2019 12:46:30  |   Ngày cập nhật: 16/01/2019 11:38:01  |   Tác giả: Phan Thị Hồng

Tội tham ô tài sản: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật hình sự » Tội tham ô tài sản: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu?
  • 8 Tháng Một, 201916 Tháng Một, 2019
  • bởi Phan Thị Hồng
  • Tội tham ô tài sản: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?


    Tham ô tài sản là hành vi của bất kì người nào đang đảm nhiệm các chức vụ trong một cơ quan tổ chức và có hành vi lợi dụng những quyền lực từ chức vụ đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của cơ quan tổ chức mình đang quản lý thành của riêng. Những hành vi tham ô tài sản xuất phát từ lòng tham, sự không tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân điều này làm gây ra hậu quả rất lớn cho cả quá trình xây dựng,hoạt động của một tổ chức. Dù cơ quan tổ chức đó là của Nhà nước, ngoài Nhà nước hay doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng đến uy tín, bộ máy hoạt động, cũng như sẽ không phát triển được khi người có chức vụ, quyền hạn đó chỉ nghĩ về lợi ích cá nhân. Vì những hậu quả nghiêm trọng đó pháp luật hình sự quy định rất rõ về tội tham ô tài sản và những chế tài xử phạt nghiêm khắc với loại tội phạm này tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015. Tôi tham ô tài sản có nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào số tài sản chiếm đoạt và hậu quả nghiêm trọng nên quy định của pháp luật cũng thể hiện rõ các dấu hiệu cấu thành tội tham ô và các mức xử phạt hình sự như sau:

    Vấn đề thứ nhất, Về các dấu hiệu cấu thành tội tham ô tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Thứ nhất về khách thể của tội tham ô tài sản theo quy định của pháp luật hình sự:

    Tội tham ô tài sản là một trong những loại tội phạm xâm phạm đến những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nhà nước cụ thể là những hoạt động bình thường, đúng đắn, nguyên tắc của các cơ quan này. Tội tham ô tài sản gây thiệt hại về uy tín của cơ quan, tổ chức; đồng thời gây thiệt hại về quan hệ tài sản của cơ quan tổ chức đó. Tất cả những sự xâm phạm đó làm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ trong đời sống xã hội. Về đặc điểm của tài sản mà người phạm tội tham ô là tài sản của cơ quan tổ chức nhưng đang do người phạm tội có trách nhiệm quản lý, bảo quản do cơ quan tổ chức giao cho quản lý với giá trị tham ô theo quy định của luật.

    Thứ hai về mặt khách quan của tội tham ô tài sản:

    Về mặt khách quan của tội tham ô tài sản thể hiện ở hai phương diện là người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trong cơ quan, tổ chức và hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo đó đối với việc lợi dung quyền lực của mình trong cơ quan tổ chức thể hiện ở việc hành vi tham ô có liên quan trực tiếp đến chính chức vụ, quyền hạn mà người phạm tội đang đảm nhiệm mà nếu như người này không đang đảm nhiệm vị trí đó thì không thể thực hiện hành vi tham ô được hoặc người đó có thể sử dụng quyền hạn vượt quá trên cơ sở quyền lực chức vụ mình đang có. Yếu tố chức vụ rất quan trọng trong việc cấu thành tội phạm tham ô vì đây chính là điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan tổ chức làm thành tài sản của riêng mình.Khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội có nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối để che giấu tội phạm mà mình đã thực hiện.Thứ hai là về hành vi chiếm đoạt tài sản, vì tội tham ô tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất nên yếu tố chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc phải có. Chỉ khi có yếu tố chiếm đoạt tài sản thì tội phạm mới được coi là hoàn thành. Về tài sản chiếm đoạt thì người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc tài sản có giá trị dưới 2 triệu nhưng có thêm các tình tiết theo quy định của pháp luật thì đủ dấu hiệu về mặt tài sản chiếm đoạt để truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Thứ ba về mặt chủ quan của tội phạm:

    Chủ thể có hành vi nhận hối lộ có đầy đủ năng lực hành vi, vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi. Người có hành vi vi phạm biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của cơ quan, tổ chức; ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần thực thi pháp luật, đã xâm phạm đến các chuẩn mực đúng đắn, quy trình hoạt động, trách nhiệm làm việc trong cơ quan tổ chức, những  nguyên tắc đã được  các tổ chức và nhà nước đã quy định nhưng vẫn cố ý thực hiện với mong muốn chiếm đoạt được tài sản mà người có hành vi phạm tội có trách nhiệm quản lý.

    Thứ tư về mặt chủ thể của tội tham ô tài sản:

    Trước hết vẫn đảm bảo những đặc điểm chung về chủ thể của các loại tội phạm là người phạm tuổi có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Ngoài ra chủ thể của tội này mang những đặc điểm riêng như chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn làm việc kể cả trong các cơ quan tổ chức, hay trong các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài nhà nước. Cụ thể hơn những người này hiện đang đảm nhiệm các chức vụ trong cơ quan tổ chức đó và đang là người có trách nhiệm quản lý tài sản họ tham ô. Người có hành vi phạm tội có trách nhiệm quản lý tài sản có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể hiểu chỉ có những người có chức vụ đó mới được cấp trên giao phó tài sản và quyền hạn để quản lý phần tài sản này

    Vấn đề thứ hai, mức xử phạt với tội tham ô tài sản.

    Khung hình phạt thứ nhất quy định tại khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 là khung hình phạt cơ bản, quy định mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với các đối tượng có hành vi tham ô tài sản bằng cách lợi dụng quyền lực của mình với giá trị tài sản từ mức 2 triệu đồng đén dưới 100 triệu đồng. Như vậy mốc cơ bản để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản là mức 2 triệu đồng, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt người có hành vi tham ô tài sản với giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là những trường hợp hành vi tham ô có các tình tiết kèm theo như người có hành vi tham ô vi phạm lần thứ 2 trở đi khi trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô rồi hay đã từng bị kết án với các tội theo quy định của pháp luật hình sự nhưng chưa được xóa án tích.

    Khung hình phạt thứ hai quy định ở khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu đối tượng có hành vi phạm tội tham ô có các hành vi tham ô đạt dấu hiệu cơ bản và có các tình tiết tăng nặng như tài sản mà người tham ô chiếm đoạt có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hay hành vi phạm tội này đã gây thiệt hại rất lớn về mặt tài sản cho các cơ quan tổ chức,người vi phạm có đồng phạm cùng thực hiện hành vi tham ô phạm tội có tổ chức, vi phạm pháp luật với các thủ đoạn tinh vi nhằm che dấu hành vi phạm tội, hành vi phạm tội này tái phạm nhiều lần (2 lần trở lên); ngoài ra nếu các hành vi tham ô tài sản liên quan đến đời sống của những người đang lao động trong cơ quan tổ chức đó hay đã chiếm đoạt những tài sản dùng cho các mục đích xã hội, từ thiện thì cũng là các tình tiết tăng nặng bị truy cứu ở mức phạt tù này.

    Khung hình phạt thứ ba quy định ở khoản 3 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 với mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.Những người có hành vi tham ô tài sản có giá trị rất lớn gây hậu quả nghiêm trọng từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng hay những hành vi này đã gây ra hậu quả về mặt tài sản có gí trị từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng và gây những ảnh hưởng nhất định đến xã hội gây hậu quả nghiêm trọng đến tổ chức, cơ quan đó thì sẽ bị truy cứu ở mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm tù.

    Khung hình phạt thứ tư quy định tại khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt tù từ 20 năm tù, mức tù chung thân, mức an tử hình đối với các hành vi phạm tội tham ô với giá trị tài sản từ trên 1 tỷ đồng. Hay các hành vi tham ô gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên.

    Ngoài các khung hình phạt về các mức phạt tù thì pháp luật còn quy định các hình phạt bổ sung liên quan đến người có chức vụ quyền hạn sẽ không được làm việc ở công việc hiện tại trong thời gian từ 12 tháng đến 60 tháng kèm theo các mức phạt tiền, tịch thu tài sản theo quy định của pháp luật.

    Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:

    – Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài 1900.6568

    – Tư vấn các mức phạt tù của tội tham ô tài sản

    – Tư vấn cấu thành tội phạm của tội tham ô tài sản

    – Tư vấn tội tham ô tài sản theo pháp luật hiện hành

    – Tư vấn các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự

    Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hình sự của chúng tôi: 

    – Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại

    – Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí

    Trân trọng cám ơn! 

    Tội tham ô tài sản: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu?
    Đánh giá của bạn

    Tags:

    Cấu thành tội tham ô tài sản

    Tham ô tài sản

    Tội tham ô tài sản

    Chuyên viên tư vấn: Phan Thị Hồng
    Gọi luật sư ngay
    Đặt câu hỏi tại đây
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Chuyên trang Luật sư hỏi đáp pháp luật

    https://hoidapphapluat.vn

    Trang chủ chính thức

    Công ty luật Dương gia

    Thống lĩnh -Tiên phong


    DMCA.com Protection Status

    Văn phòng miền Bắc:

    Địa chỉ: Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: lienhe@luatduonggia.vn

    Văn phòng miền Trung:

    Địa chỉ:  Số 19 đường Lê Đình Lý, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6595

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng miền Nam:

    Địa chỉ: 363/62 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (Hẻm đối diện bến xe Miền Đông)

    Điện thoại: 1900.6586

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG
        HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG
        ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG
        TP.HCM
    • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Đặt câu hỏi
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG TP.HCM